Lễ Thánh
Gia Thất.
(Trích trong
‘Tin Mừng Chúa Nhật’)
Sau biến cố năm
mười hai tuổi, Chúa Giêsu cùng cha mẹ lên Giêrusalem
dự lễ Vượt Qua và Ngài tự ý ở lại ba
ngày. Đức Giêsu đã trở về Nadaret, thực
hiện đúng lời Em-ma-nu-en-Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta
đã được tiên tri loan báo. Trong
Chúa Giêsu, chúng ta thấy Thiên Chúa đang dự phần vào
những công việc thân thiết quen thuộc nhất trong
gia đình, đây là Thiên Chúa đang tự mặc lấy
hình người, đang sống cuộc đời chúng ta.
Sự thật là như vậy, và chúng ta có
thể nói nhiều điều quý báu về Thiên Chúa.
1.
Thiên Chúa đã bước vào một căn nhà tầm
thường và gia đình tầm thường.
Ai
cũng nghĩ rằng nếu Thiên Chúa đến thế
gian, chắc Ngài phải đến với tư cách
một nhà vua, đến sống trong cung điện nguy
nga của bậc đế vương đầy thế
lực, quyền quý, sang trọng. Nhưng ở Nadaret Chúa
Giêsu đã sống như mọi người khác, nhà Ngài
ở và cách Ngài ăn mặc cũng giống như
người đương thời (Lc 8,44),
Ngài ăn uống như người đồng
hương (mt 9,19). Ngài dùng tiếng nói nơi Ngài ở,
trong Phúc Âm, không ai tìm được một danh từ chuyên
môn nào, Ngài trình bày những mầu nhiệm tôn giáo cao siêu
bằng những từ ngữ thông thường của
nơi Ngài sống, Ngài dùng cách diễn tả tư
tưởng cùa người đồng thời và lối
văn họ quen dùng. Ngài biết những bận tâm,
những nhu cầu của họ và không ngạc nhiên khi nghe
họ nói: “Chúng ta sẽ ăn gì? Chúng ta sẽ mặc gì?” Ngài dùng
những thành ngữ của họ, dầu có nhiều
khuyết điểm và thiếu văn hoa. Tỷ
như để định vị trí cho một
người không những không nghe theo những lời khuyên
nhủ kín đáo nhưng cả những cảnh cáo của
Giáo Hội, Ngài dùng diễn ngữ này: “Ngươi hãy coi nó
như một dân ngoại hay một người thu
thuế” (Mt 18,17). Trong
mọi sự Chúa Giêsu không có gì tỏ ra xa lạ với
những người đến để được
cứu rỗi. Ngài thật sự ở
giữa chúng ta, chung sống với chúng ta, nên giống chúng
ta hoàn toàn ngoại trừ tội lỗi. Như
vậy, qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã thánh hoá một lần
đủ cả việc con người được
sinh ra, thánh hoá mái gia đình khiêm nhượng của
giới bình dân và thánh hoá toàn thể tuổi ấu thơ.
2. Thiên Chúa đã bằng lòng
làm công việc của loài người mà không xấu
hổ.
Suốt
ba mươi năm trường, Ngài đã không làm một
điều gì ngoại thường, Ngài âm thầm sống
như một người dân thường, học nghề
nơi cha nuôi và tự tay làm việc nuôi
sống bản thân và gia đình. Ngài hoàn toàn giống
mọi người dân làng đến nỗi họ
ngạc nhiên khi Ngài bắt đầu giảng dạy:
“Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm
được những phép lạ như thế? Ông không
phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông
không phải là bà Maria, anh em của ông không phải là các ông
Giacôbê, Gioxep, Simon và Giuđa sao? Và chị em của ông
không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao?
Vậy bởi đâu ông ta được
như thế?” (Mt 13,54-56). Thiên Chúa trong Chúa Giêsu đã đến thế gian
như một công nhân. Chẳng bao
giờ chúng ta nhận thức đầy đủ sự
kiện Thiên Chúa thấu hiểu công việc hằng ngày
của chúng ta tới mức độ nào. Ngài
biết nỗi khó nhọc để kiếm đủ
sống của chúng ta; Ngài biết nỗi khó khăn khi
gặp khách hàng khó tính hay khách hàng không chịu trả
tiền. Ngài biết tất cả những khó khăn trong
cuộc sống chung trong một gia
đình, và Ngài biết từng vấn đề chúng ta
thường gặp hằng ngày. Theo Cựu Ước,
lời rủa sả sau khi loài người phạm tội
trong vườn Địa đàng: “Ngươi phải
đổ mồ hôi trán mới có đủ mà ăn” (St 3,19), nhưng theo Tân Ước, sự làm
việc thông thường được khoác lên một ánh
hào quang khi có bàn tay Thiên Chúa chạm vào.
3.
Trong Chúa Giêsu, chúng ta thấy một Thiên Chúa yêu
thương.
Lúc
tình yêu thương bước vào đời sống thì
đau đớn cũng vào theo, nếu chúng ta có thể
sống hoàn toàn tách biệt mọi người, có thể
thu xếp cuộc đời thế nào cho mình dửng
dưng được với hết mọi sự,
mọi người, thì cũng sẽ không còn đau
đớn, buồn khổ, lo lắng. Nhưng
trong Chúa Giêsu chúng ta thấy Thiên Chúa đang hết sức
chăm sóc cho loài người và tha thiết với loài
người. Ngài cảm thấy đau
đớn cho loài người và với loài người.
Thật ra, chính tình yêu là khởi điểm
của sự hiện diện của Chúa Cứu Thế
nơi chúng ta. Chính vì Ngài yêu chúng ta nên Chúa Cha ban Ngài cho
chúng ta. Thật vậy, như lời Thánh Gioan: “Thiên Chúa
đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con
Một, để ai tin vào Con của Người, thì khỏi
phải chết, nhưng được sống muôn
đời” (Ga 3,16). Và cùng chính vì tình yêu mà Chúa Giêsu đã
xả diệt thân mình “trở nên hoàn toàn giống anh em Ngài”
vì Ngài “không lấy làm xấu hổ gọi chúng ta là anh em
Ngài” (Dt 2,17.11). Tình yêu
đòi phải nên giồng. Vì Ngài quá yêu anh em của
Ngài sống trong thế gian nên có thể nói dĩ nhiên Ngài
đẩy mạnh đến cùng mức độ nên
giống họ (Ga 13,13). Cécil Northcott trong quyển “Chúa hiển hiện
đời nay” thuật lại một cuộc thảo
luận trong trại hè dành cho thanh thiếu niên đại
diện nhiều quốc gia trên thế giới: “Một
đêm mưa khi các trại sinh thảo luận về
nhiều phương cách khác nhau làm sao nói cho người
khác biết về Chúa Giêsu. Họ hỏi một nữ
trại sinh Phi châu: “Maria, ở nước cô thì cô làm
thế nào?” Maria trả lời: “Chúng tôi không có hội
truyền giáo, cũng không phát truyền đơn về
đạo. Chúng tôi chỉ sai một hoặc hai gia đình
tín hữu đến sống, làm việc trong làng. Khi dân làng thấy cuộc sống Kitô như
thế nào, họ đều muốn trở thành Kitô
hữu”.
4.
Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa sống trong trắng và thánh thiện
giữa loài người.
Nếu
sau này Ngài có thể quả quyết: “Ai thấy Ta là
thấy Cha” thì trong thời gian sống tại Nadaret, Ngài
cũng vẫn luôn mang đặc tính ấy mặc dầu
nhiều người không nhận ra. Ngài
quả thật có nên giống chúng ta trong mọi sự,
nhưng không trong tội lỗi. Không
những suốt đời Ngài không hề có một
khuyết điểm nào, nhưng qua cuộc sống, Ngài
đã biểu lộ thiên tính. Không bao giờ Ngài thông
đồn, dù bằng lời nói hay bằng việc làm,
bằng cử chỉ với những tội lỗi
nơi người đồng hương, vì Ngài thấy
ở đó khởi đầu để đồng bào
Ngài ghét Ngài.
|