Kết hợp (Lễ Thánh Gia)
(Suy niệm của Lm. Giuse Trần Việt
Hùng)
Kể câu
truyện vui có ý nghĩa: Vào một tối nọ, ông
Ađam về nhà trễ và bà Evà đổ lỗi cho ông là
đi lại với người đàn bà khác. Ađam năn nỉ: Tại sao, em yêu, không thể có
một người đàn bà nào khác. Tuy nhiên, sau khi ông
Ađam ngủ say, bà Evà đã hết sức cẩn
thận đếm lại những cái xương
sườn còn lại của ông. Thiếu tin
tưởng lẫn nhau là một trong những đầu
mối gây phiền hà trong đời sống gia đình. Gia
đình là một tổ ấm có cha mẹ và con cái. Cha mẹ là rường cột và là kiên thuẫn
chở che để con cái có chỗ nương thân.
Thiên Chúa đã sáng tạo con người theo hình ảnh của Chúa. Chúa
đã kết hợp gia đình đầu tiên giữa
người nam và người nữ. Ông
Ađam và bà Evà đã nhận lãnh sự sống trực
tiếp từ Thiên Chúa. Chúa trao cho hai ông bà trách
nhiệm truyền sinh giống nòi theo
hình ảnh của Thiên Chúa. Sự khác biệt
của nam nữ về sự kết cấu giới tính,
lý trí, ý chí, tình cảm, tâm sinh lý và sở thích làm nên sự
trọn hảo khôn lường. Giữa phái nam va phái nữ có sự thu hút tìm đến
với nhau để xây dựng sống chung gia đình.
Theo ý định của Thiên Chúa và theo
lẽ sống tự nhiên, trải qua bao đời con
người đã và đang sống để hoàn thành
sứ mệnh cao cả này.
Trước khi được
làm cha làm mẹ, ai cũng từng là những người
con. Chúng ta biết rằng là con người, ai
cũng được cưu mang ngay từ khi khởi
đầu cuộc sống. Có nghĩa là, ai cũng đã
được thụ thai trong lòng
mẹ và phát triển theo ngày tháng để trở thành
người. Khi suy về sự sống, chúng
ta nhận ra vai trò liên đới quan trọng của
mỗi người trong cuộc sống này. Với thời gian và trong không gian, mỗi
người phát triển từ trẻ thơ tới
tuổi già. Không thể có bước nhảy vọt
từ loài này sang loài kia hay đột
biến vượt thời gian. Lần lượt
từng bước là con thơ, sau trở thành cha mẹ và
rồi thành ông bà nội ngoại. Dòng dõi này nối tiếp
dòng dõi kia để truyền sinh sự
sống. Ý nghĩa cuộc sống gia đình
quá linh thiêng và tốt lành. Ấy thế
mà giá trị hôn nhân gia đình ngày nay dần dần bị
xao lãng. Có nhiều người không còn
chấp nhận những giá trị tự nhiên và truyền
thống của gia đình nữa.
Thời đại văn minh tiến bộ,
từ ngữ ‘gia đình’ đã bị lạm dụng theo những suy tư không thuận với
luân lý truyền thống. Tại một
số nơi, đời sống gia đình có nhiều khác
lạ, bao gồm cả các tín hữu công giáo. Tôi nhận thấy nhiều lối sống gia
đình lạ ngay trong cộng đoàn nơi đang sinh
sống và phục vụ. Kìa, gia đình một cha hay
một mẹ sống chung với con cái.
Gia đình gồm có bạn trai và bạn gái
sống tạm với nhau không khế ước hôn nhân.
Gia đình vợ chồng sống ly thân
hoặc ly dị, con cái nheo nhóc. Gia đình một
mẹ với ba bốn người con và có khi con cái cùng
mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ. Trong
khi người nam, người nữ bình thường không
còn muốn lập khế ước hôn nhân, thì những
cặp đồng tình luyến ái lại muốn lập
hôn thú hợp pháp trước tòa án. Vấn đề
đời sống chung gia đình
rất bén nhậy và đầy thử thách! Cách sống này
có thể vì ảnh hưởng lối sống theo văn hóa và quan niệm xã hội riêng.
Nhiều người kết hợp lối sống gia
đình theo như thế hệ
trước, cha mẹ thế nào và con cái thế ấy.
Nhiều bạn trẻ bắt đầu vào đời,
liên hệ nam nữ trước hôn nhân nên đành bước
lỡ này kéo theo cái lỡ khác. Nhiều bạn sợ hãi trước tương
lai bất định nên tìm sống hưởng lạc
ngay trong hiện tại. Xảy một
ly đi một dặm là thế. Như
thế, các thế hệ trẻ lớn lên trong bầu khí
gia đình bất thường như thế sẽ bị
ảnh hưởng không ít bởi cách sống quá ồn ào,
tự do và hưởng thụ.
Tự hỏi làm sao chúng ta có thể tìm
được sự an lạc, bình an và
hạnh phúc trong đời sống gia đình? Hình như
càng đi tìm hạnh phúc, hạnh phúc càng vượt
tầm tay. Câu
truyện hay: Chó con hỏi chó mẹ: Mẹ ơi hạnh
phúc là gì? Chó mẹ bảo: Hạnh phúc là cái đuôi con
đấy! Và thế là chó con quay lại tóm cái đuôi
của mình, nhưng không tài nào tóm được. Chú
ngồi xuống oà khóc và lại hỏi mẹ: Tại sao
con không thể nào bắt được hạnh phúc hả
mẹ? Chó mẹ mỉm cười và nói rằng: Con trai, tại
sao con không tiến về phía trước và hạnh phúc
sẽ theo sau con. Vậy tại sao
chúng ta cứ phải đi tìm hạnh phúc, khi mà hạnh
phúc luôn đi theo mình. Hãy sống và
cảm nhận hạnh phúc mà cha mẹ đã tặng ban cho
ta. Chúng ta hạnh phúc vì được
sống bên những người mà mình yêu thương.
Giáo Hội trung thành với lời Thiên Chúa
đã ban truyền trong đời sống gia đình khi
một người nam va một
người nữ đã kết bạn: Như vậy,
họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương
một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa
đã phối hợp, loài người không được
phân ly. " (Mt 19, 6). Thiên Chúa đã
phối hợp con người trong đời sống gia
đình để mong tìm hạnh phúc. Vai trò
của mỗi thành viên trong gia đình rất quan trọng.
Cha mẹ phải là mẫu gương tốt cho con cái noi theo. Thánh Phaolô nhắn nhủ:Những
bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức,
kẻo chúng ngã lòng (Col 3, 21). Còn con cái có
những bổn phận quan trọng đối với
đấng bậc sinh thành. Đối với cha: Ai
thờ cha thì bù đắp lỗi lầm (Hc 3, 3) và
đối với mẹ: Ai kính mẹ thì tích trữ kho báu
(Hc 3, 4). Tất cả sự hiếu nghĩa
là bày tỏ sự tôn kính và hiếu thảo đối
với ông bà cha mẹ.
Thánh Phaolô khuyên dạy vợ chồng
phải tương kính lẫn nhau sống cho có đức
độ: Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau,
nếu trong anh em người này có điều gì phải
trách móc người kia. Chúa
đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em
phải tha thứ cho nhau (Col 3, 13). Cha
mẹ có bổn phận và nhiệm vụ nuối nấng,
dạy dỗ và nêu gương mẫu mực trong
đời sống. Cha mẹ hiền
lành để đức cho con. Cha
mẹ là mái che và lá chắn che chở đời con.
Người ta ví rằng: Con có cha như nhà có nóc hoặc
còn cha thì gót đỏ như son, đến khi cha chết,
gót mẹ gót con đen xì. Tình cha nghĩa
mẹ thật sâu nặng. Sách Đức Huấn Ca
đã khuyên dạy con cái rằng: Ai tôn vinh cha sẽ
được trường thọ, ai vâng lệnh
Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng
(Hc 3, 6).
Bài phúc âm tường thuật
câu truyện Chúa Giêsu ở lại trong đền thờ
để gặp gỡ các chức sắc và lo lắng cho
sứ mệnh. Nghĩ rằng con bị lạc, Giuse
và Maria lo lắng đi tìm:Khi thấy con,
hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với
Người: "Con ơi, sao con lại xử với cha
mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây
đã phải cực lòng tìm con! "(Lc 2, 48).
Cha mẹ đau buồn vì vắng con.
Với những lời trách cứ nhẹ nhàng của cha
mẹ, Chúa Giêsu hé mở một chút về sứ vụ
của ơn cứu độ:Cha mẹ
không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con
sao? "(Lc 2, 49). Nhưng rồi Chúa Giêsu
cũng đã vâng lời đi theo cha
mẹ trở về quê hương tiếp tục sống
những tháng ngày âm thầm chờ đợi. Một mẫu gương cao cả, Con Thiên Chúa
vâng phục loài người là cha và mẹ. Đây là điều vô cùng đẹp lòng Chúa và làm
hài lòng cha mẹ. Thánh Phaolô viết: Kẻ làm con hãy
vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là
điều đẹp lòng Chúa (Col 3, 20).
Chúa Giêsu đã sống an
vui trong khung cảnh gia đình. Gia đình là
nền tảng và là vườn ươm mầm sống.
Mọi sự tốt lành bắt nguồn trong
đời sống gia đình. Chúng ta hãy
qúy trọng mọi vai trò trong đời sống gia
đình. Dù biết rằng đôi khi cha
mẹ có thể bị thất học, thấp kém, nghèo nàn,
bệnh hoạn tật nguyền nhưng vai trò làm cha làm
mẹ không suy giảm. Trong bất
cứ hoàn cảnh nào, chúng ta hãy tôn kính hiếu thảo và
yêu thương các ngài. Chúa Giêsu đã trải qua
từng ngày sống bên cha cạnh mẹ và Chúa đã
trưởng thành: Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan,
thêm cao lớn và thêm ân nghĩa
đối với Thiên Chúa và người ta (Lc 2, 52).
Lạy Chúa, gia
đình là tổ ấm của tình yêu. Chỉ có yêu
thương mới khỏa lấp mọi yếu
đuối, hờn ghen và giận ghét. Chỉ
có tình yêu mới khơi nguồn hạnh phúc đích
thực trong đời sống gia đình. Thánh Phaolô
khuyên:Trên hết mọi đức tính, anh
em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết
tuyệt hảo (Col
3, 14). Xin cho chúng con biết yêu thương như Chúa đã
yêu.
|