Gia đình
nhân loại.
Giáo Hội
đặc biệt quan tâm tới
việc xây dựng gia đình Kitô hữu thành một cái nôi
của tình thương, thành một mái trường
dạy cho chúng ta những
bài học làm người. Trong chiều hướng đó, Thánh Gia với Chúa
Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse
vốn được
coi là những
mẫu gương sáng chói của
gia đình công giáo.
Thế nhưng,
Chúa Giêsu đã không muốn
đóng khung nhãn giới của chúng ta trong khuôn
khổ một gia đình theo huyết thống. Bài học lớn
nhất Ngài để lại cho chúng ta
đó là bài học làm
người trong xã hội. Ngài không vun xới
cho gia đình
riêng của mình, nhưng Ngài lại xây dựng đại gia đình nhân loại được cứu chuộc.
Tin Mừng
cho thấy Chúa Giêsu ngay
từ lúc lọt lòng mẹ đã phải trải qua một cuộc bôn ba, đã
là một con người bị ruồng bắt bởi quyền lực thế gian.
Con đường trốn
qua Ai Cập cũng chính là con đường
dân riêng của Chúa đã đi qua thuở xưa, con đường dẫn tới cuộc sống nô lệ
trong suốt 400 năm. Nhưng rồi Ngài cũng được đưa về lại Galilê tượng trưng cho cuộc xuất hành của dân riêng
khỏi đất nô lệ Ai Cập. Như thế Phúc Âm đã tóm
gọn cuộc đời Chúa Giêsu và đặt
cuộc đời ấy trong lịch sự của dân Chúa.
Qua Ai Cập
và từ Ai Cập trở về, Chúa Giêsu đã không
chỉ đi với cha mẹ Ngài mà còn
đi với dân của Ngài. Qua cái chết và sống
lại của Ngài, một dân mới được
thiết lập và các môn
đệ của Ngài được sai đi đến
tận cùng trái đất để mọi người, không phân biệt màu da, tiếng
nói, ý thức được mình là con Thiên Chúa
và là anh
em với nhau.
Việc xây dựng đại gia đình nhân
loại nhiều khi vượt lên trên quyền
lợi của gia đình ruột
thịt hay dòng họ. Chúa Giêsu đã khẳng
định điều
đó một cách thật rõ ràng. Ngài đã
từng cho người ta hiểu rằng Ngài đến không phải để đem hoà bình mà
là gươm giáo, đến để chia rẽ con cái khỏi cha mẹ, nàng dâu khỏi
mẹ chồng và làm coh
những người
trong gia đình trở thành kẻ thù của nhau.
Những lời lẽ
quả là lạ lùng, khó nghe. Dĩ nhiên chúng
ta không thể coi Ngài
như một kẻ chủ trương phá hoại gia đình hay coi nhẹ giá trị
gia đình. Nhưng Ngài muốn cho người ta hiểu rằng: Còn một gia
đình khác lớn hơn phải được xây dựng. Cái mối quan
hệ lớn lao, cao
quý mà người
ta cần phải quan tâm thiết lập và vun
xới, không phải là mối
quan hệ cha con, anh em theo
máu huyết. Mà là mối
quan hệ cha con, anh em theo việc thực thi ý định của Chúa: Ai là mẹ
Ta và ai là anh em
Ta. Đó là người
nghe và thực
hành lời Chúa.
Nếu mọi thành phần trong gia đình
cùng nhìn về một phía, cùng theo đuổi một lý tưởng
phục vụ hạnh phúc của con người trong xã hội.
Đó chính là gia đình
gương mẫu, thánh thiện theo cái nhìn
của Tin Mừng. Để đạt tới lý tưởng
ấy, mỗi người trong gia đình cần
phải tìm hiểu và đào
sâu những đòi hỏi của Tin Mừng, thấy rõ trách nhiệm làm người và làm môn
đệ của Chúa trong xã
hội và trong thế giới hiện tại, đồng thời cố gắng giúp nhau chu toàn
trách nhiệm ấy.
|