Ánh sáng nào soi chiếu trong ta? (Ga 1,1-18)
Bài mở đầu
Phúc Âm thánh Gioan phong phú đến nỗi đã làm
đề tài cho không biết bao sách vở dày cộm.
Nếu đọc với sự chăm chú và niềm kính
trọng như khi người ta bước qua
ngưỡng cửa một người mời mình vào nhà,
thì người ta hô hấp ngay cái bầu không khí của
toàn cuốn Phúc Âm thánh Gioan. Ở đây ta thấy sự
đối nghịch giữa ánh sáng và bóng tối, ta gặp
đề tài chứng tá và sự rao giảng về
việc con người được nâng lên hàng làm con
Thiên Chúa nhờ Con Một Người đã đến và
ngự giữa chúng ta. Danh từ ánh sáng lặp đi
lặp lại nhiều nhất. Tương tự như
ánh sáng đối với sinh vật, Thiên Chúa là nguồn
chân lý và sự sống cho con người. Người là
ánh sáng ở một trình độ cao hơn ánh sáng tự
nhiên bội phần. Ánh sáng này cũng là một hồng ân
Chúa ban cho vũ trụ vật chất, trở nên dấu
hiệu của cái thực tại thiêng liêng cao trọng là
làm cho con người đạt tới một trình
độ ở đó nó có thể nói tới Chân Lý sung mãn,
đến sự sống vĩnh cửu. Lễ Giáng Sinh
khởi đầu một tấn bi kịch. Tấn bi
kịch ấy đặc biệt là của dân Do Thái, song
còn tiếp tục diễn ra nơi mỗi người. Ánh
sáng đã đến nơi người nhà của mình,
nhưng nhiều người đã không tiếp nhận ánh
sáng. Bóng tối đã không thể và hiện không thể nào
thắng được nó nhưng bóng tối vẫn là
một mối đe dọa đáng sợ giữa lòng nhân
loại. Ánh sáng Đức Kitô đến tiêu diệt
tối tăm như thế nào?
1) Đức Kitô đánh tan mê muội.
Tự mình chúng ta
hầu như không biết gì về Thiên Chúa. Đấng
Con Một ngự trong lòng Chúa Cha, chính Ngài đã mặc
khải Thiên Chúa. Không có Chúa Giêsu Kitô, chúng ta sẽ
sống trong một sự vô minh dày đặc. Không
trực giác nào về Chúa, dù đẹp đẽ nhất,
đã có thể vượt qua ranh giới của con
người, bởi vì cái cốt yếu nằm bên kia ranh
giới ấy. Trí khôn nhân loại nào đã dám nói
đến việc trở nên con cái Thiên Chúa như Phúc Âm bao
giờ đâu? Một câu hỏi: chúng ta có tỉnh táo
để không cho bóng tối che mờ ánh sáng chăng?
Đâu là những điều thu hút tư tưởng và
khả năng yêu thương của ta? Người Kitô
hữu ngày nay khám phá lại được tầm quan
trọng của cái thực tại trần thế. Nhưng
họ có lưu tâm đủ về đòi hỏi tôn giáo sâu
xa mà chỉ trong Đức Kitô mới tìm được
giải đáp hay không? Thời đại ta, hay đúng
hơn Giáo Hội chúng ta cần phải nhớ rằng
không có Đức Kitô, mà ta phải tìm kiếm như
một cùng đích, thì mê muội như một màn
sương mù sẽ lại phủ xuống trên thế
gian. Ánh sáng tiếp tục chạm trán với tối
tăm và cái giá trị vẫn còn sống động trong
Giáo Hội, và trong đời sống mỗi người
chúng ta, ấy là giá trị chiêm niệm.
2) Đức Kitô soi sáng cho ta biết đánh
giá con người.
Khi tuyên bố
mọi người đều được gọi làm
con Thiên Chúa, Đức Kitô mở ra cái bề sâu của
những tương quan liên kết con người với
nhau. Những tương quan ấy có một định
luật là bác ái, là tình yêu. Tình yêu anh em giữa người
và người làm nên sợi dây đỏ rực, tỏa
sáng nếu được đặt dưới luồng
điện của tình yêu Thiên Chúa.
Ai yêu anh em, kẻ
ấy ở trong ánh sáng (lGa 2,10). Một tình yêu đích thật
giữa người Kitô hữu với nhau và của
người Kitô hữu với mọi người, đó
phải là ánh sáng mà họ có sứ mệnh mang đến
cho thế gian hôm nay. Trong mức độ mà nó tinh
tuyền, nó sẽ gặp phải sức chống
đối của tối tăm, nhưng kẻ nào đón
nhận nó, sẽ đi trên con đường trở
nên con cái Chúa.
|