Thánh Ý – Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Tiên tri Mikêa loan báo Đấng
thống trị Irael sẽ xuất hiện tại Belem,
đất Giuđa. Chúng ta thường
gọi vùng Belem này là Đất Thánh vì đã được
đón nhận Đấng Cứu Thế. Người
Do-thái dùng từ Đất thánh chỉ Nước Irael (Kingdom of Israel).
Từ ngữ Đất Thánh (Holy Land)
được dùng bởi cả người Hồi Giáo và
Kitô Giáo để định vị miền đất
giữa sông Jordan và vùng biển Địa Trung Hải. Đền thờ Giêrusalem là trung tâm tôn giáo của
người Do-thái và là nơi thánh. Cùng
với những nơi Chúa Giêsu đã đi qua thi hành sứ
mệnh và rao truyền ơn cứu đô. Xưa cũng như nay, có rất nhiều
người, kể cả Do-thái, Kitô hữu và tín hữu
Hồi giáo đến hành hương trong miền
Đất Thánh này. Nhiều người ao ước
được đến viếng thăm những nơi
Chúa Giêsu Nazarét sinh ra, nơi Chúa sinh sống và rao giảng,
đồi Chúa chịu chết và nơi sống lại ra
khỏi mồ. Nhiều Kitô hữu muốn
đến tận nơi ngắm nhìn, đụng chạm,
cảm nhận và suy niệm về cuộc đời
của Chúa Cứu Thế.
Chương trình cứu
độ được tỏ hiện từng
bước trong lịch sử dân Do-thái. Thánh ý của Thiên Chúa trải rộng khắp
lịch sử của loài người và đặc
biệt qua dân được tuyển chọn. Thiên Chúa đã chọn, gọi và sai các tiên tri
hướng dẫn Dân đi qua từng biến cố
lớn nhỏ. Tiên tri Mikêa đã loan tin: Vì thế,
Đức Chúa sẽ bỏ mặc Ít-ra-en cho đến
thời một phụ nữ sinh con. Bấy giờ
những anh em sống sót của người con đó
sẽ trở về với con cái Ít-ra-en (Mik 5, 2). Mikêa nói
đến hình bóng của người phụ nữ đã
được nhắc đến ngay trong những trang
đầu của sách Sáng Thế Ký, như lời Thiên Chúa
đã hứa: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và
người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng
giống người ấy; dòng giống đó sẽ
đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó (Stk 3,
15). Người phụ nữ này giữ vai
trò rất quan trọng trong chương trình cứu
độ loài người. Qua
người nữ, Đấng Cứu Thế sẽ
được sinh ra trong dòng dõi của những kẻ còn
sót lại.
Trong thời Cựu Ước,
những lời tiên tri loan báo từ từ được
thực hiện. Một trinh nữ miền quê trong
trắng, đơn sơ và thánh thiện đã
được Thiên Chúa quan phòng để lãnh nhận
sứ mệnh làm mẹ Đấng Cứu Thế. Thiên
Chúa vũ trụ đã hóa thân làm người nơi cung lòng
của Đức Maria trinh nữ. Chúa
chọn một người nữ bình thường
để thể hiện những việc phi
thường. Đất trời đã
giao hòa. Sự kiện này hoàn toàn do thánh ý của Thiên
Chúa. Con Thiên Chúa hạ thân làm người và một
người nữ khiêm cung đón nhận hồng ân và cưu mang trong lòng. Maria nói: "Vâng, tôi
đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi
như lời sứ thần nói."( Lc
1, 38). Sau khi được sứ thần
truyền tin cưu mang Con Thiên Chúa, Maria đã nói lời xin
vâng và sống niềm tin sâu thẳm. Khi Đức
Maria đến viếng thăm bà chị họ là Isave, bà
Isave đã lớn tiếng kêu lên rằng:"Em
được chúc phúc hơn mọi người phụ
nữ, và người con em đang cưu mang cũng
được chúc phúc” (Lc 1, 42).
Từ một thôn nữ đơn thành
chất phát, Maria đã trở nên máng chuyển ơn
cứu độ. Kinh thánh đã ca khen vai trò của Mẹ
Maria qua điềm lạ xuất hiện trên trời:Rồi có điềm lớn xuất
hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình
khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và
đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao
(Kh 12, 1).Thiên Chúa đã quan phòng thay đổi cuộc
đời của Đức Maria trong vai trò trung gian
của ơn cứu độ. Đức Maria đã hoàn
toàn vâng theo thánh ý của Thiên Chúa. Một
mầu nhiệm cao siêu nhất hòa nhập trong một con
người đơn sơ hèn mọn. Maria tiếp tục sống một cuộc
sống hiền hòa, khiêm hạ và âm thầm lặng lẽ
vâng phục trong nguyện cầu tín thác. Maria đã đi thăm viếng và giúp đỡ
chị họ Isave trong lúc sanh nở. Maria
đã không quản ngại phụ giúp chị trong mọi
công việc dù thấp hèn nhất.
Sự khiêm hạ của
Đức Maria là gương mẫu cho chúng ta. Đức Maria đã sống ơn gọi của
mình một cách hoàn hảo. Biết
rằng nếu muốn thay đổi số phận, chúng
ta phải bỏ ra công sức để tôi luyện công
đức. Công đức thay
đổi nhân tâm. Công đức căn bản là
thực hiện những điều khiêm hạ thấp
hèn. Thường thường người ta nói về công
đức cao siêu, nhưng cái thấp nhất và nhỏ
nhất lại là cái vĩ đại
nhất. Giống như nhà khoa học nghiên cứu
những cái nhỏ nhất và đơn giản nhất
để khám phá ra những qui luật chung
mà mắt người thường không nhìn thấy
được. Công đức căn bản là lao động công ích. Chúng ta nhìn qua những
hành xử của thân, khẩu và ý. Thân nghiệp là hành vi dùng sức khỏe và chân tay lao động
để giúp người và giúp đời. Khẩu
nghiệp là nói những lời chân thành, nhẹ nhàng và nhân
ái giúp gây bầu khí an hòa và cảm thông
lẫn nhau. Ý nghiệp là khởi ý cầu mong sự
tốt lành và an vui cho người khác.
Bà Isave và Đức Maria đã
trao đổi tình thân hữu qua việc giúp đỡ và
khen ngợi. Bà Isave đã chúc tụng: Em thật có
phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những
gì Người đã nói với em (Lc 1, 45). Khẩu
và ý nghiệp của bà Isave vừa là lời chúc phúc,
vừa là sự cầu mong những điều tốt lành
cho Maria. Giáo Hội đã dùng lời ca ngợi của
bà Isave biến thành lời cầu nguyện: Kính mừng
Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng
Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ…
Đức Maria có phúc vì được Thiên Chúa ưu ái
chọn lựa ban đầy ơn sủng. Đức
Maria như bình gốm được Thiên Chúa tác thành theo thánh ý của Ngài. Đức
Maria là một thụ tạo tuyệt vời để
cộng tác vào công trình cứu độ. Mẹ đã cưu mang và sinh ra Đấng Cứu
Thế.
Đấng Cứu Thế
đã đến với đoàn dân của Ngài nhưng
họ đã không nhận biết Ngài. Ngài đã hoàn
thành mọi lời đã tiên báo và đã đi trọn con
đường dâng hiến theo thánh ý
của Chúa Cha. Thơ gởi tín hữu Do-thái đã ghi:
Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con
đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách
Thánh đã chép về con (Dt 10, 7). Sách Thánh này
bao gồm toàn bộ những sách đã được linh
ứng viết ra. Mỗi một cuốn sách dù dài hay
ngắn đều có liên quan đến sứ mệnh
của Đấng Cứu Thế. Công trình cứu
độ được thực hiện qua sự
hiến tế của Con Người là Đức Kitô,
Đấng được xức dầu.Theo ý đó, chúng
ta được thánh hoá nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã
hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần
là đủ (Dt 10, 10). Chúa Kitô đã đổ
ra giọt máu cuối cùng để dâng lễ hy tế trên
thánh giá. Lễ hiến dâng toàn vẹn
bằng chính sự sống.
Cử hành Chúa Nhật thứ
tư Mùa Vọng, Giáo Hội hướng dẫn chúng ta suy
niệm về Mầu Nhiệm Con Chúa giáng thế làm
Người. Chúa đã giáng trần
tại Belem cách đây hơn 2000 năm rồi. Đây là biến cố duy nhất xảy ra trong
lịch sử nhân loại. Chúa Giêsu Kitô
đã thi hành trọn vẹn thánh ý Chúa Cha. Chúa Giêsu đã khiêm hạ bước xuống cùng
tận cuộc đời. Chúa đã sống chung với các môn đệ nghèo hèn là
những người lao động chài lưới và ít
học. Chúa đã đi khắp các nẻo
đường để gieo rắc tin mừng tình
thương và chữa lành những tâm hồn dập nát
đau thương. Chúa đã giao hòa con người
tội lỗi và ban cho quyền làm con Thiên Chúa. Chúa đã học vâng phục và vâng phục cho
đến cùng. Chúa Giêsu nói: Này con đây, con
đến để thực thi ý Ngài. Thế là
Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết
lập lễ tế mới (Dt 10. 9).
Lạy Chúa,
biết bao lần con đã thề hứa sẽ sống
đạo tốt và sống theo thánh ý
Chúa. Rồi biết bao lần chúng con đã lại sa ngã, chối từ và tìm theo ý riêng mình. Xin
Chúa ban ơn đảm để chúng con biết nói
lời xin vâng và sống tín thác như Đức Maria.
Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa.
|