THĂM VIẾNG
Chú giải mục
vụ của Hugues Cousin
Cảnh
này không có cảnh tương ứng thì không có gì lạ:
kết quả của nó là việc thành công sự giao liên
giữa chu kỳ của Gioan và chu kỳ của Chúa Giêsu.
Việc gặp gỡ của hai phụ nữ mang thai cho
phép liên kết hai em bé sắp sinh ra. Trong bố cục
của Luca, thực ra vị tiên hô bị tống giam
trước khi Chúa Giêsu Kitô đến nhận phép rửa
(3,20-21).
Đề
tài của cuộc hành trình xuất hiện lần
đầu tiên trong một tác phẩm mà các nhân vật di
chuyển nhiều: Lời bắt đầu lên
đường và cuộc hành trình (mau lẹ) sẽ
dẫn Lời đến tận La Mã, tượng trưng
cho ranh giới cuối cùng của miền đất có
người ở (Cv 1,8; 28,30-31). Việc ngự
đến của thần khí tiên tri trên bà Elizabeth chắc
chắn muốn nói rằng Thiên Chúa đang hành động;
nhưng sự can thiệp thần linh này cần sự
thông hiệp và suy tư của những con người;
ở đây cũng như ở Cv 10 với cuộc
gặp gỡ giữa Phêrô và Conêliô, Lời chính là sự
gặp gỡ của các nhân vật.
Thực
vậy, vai trò của các nhân vật không hoàn toàn thụ
động. Khi đã nhận lời thiên sứ chào,
Đức Maria liền chuyển giao lời ấy; và
điều đó mở đầu cho tiến trình. Khi
lời chào vang đến tai bà Elizabeth, con trẻ sắp sinh nhảy mừng
trong dạ mẹ. Em được đầy Thánh
Thần như sứ thần đã loan báo (1,15), em bé
thấy hừng lên bình minh của thời đại
mới và nói tiên tri bằng việc nhảy mừng và không
phải bằng lời nói, khi hân hoan nhận ra sự
hiện diện của Đấng mà thiên hạ
đợi trông vào thời cuối cùng. Được
đầy thần khí tiên tri, lúc ấy Elizabeth hiểu được đầy
đủ ý nghĩa của việc vừa xảy ra trong
lòng dạ bà; bà không chỉ bằng lòng nhận ra rằng
Đức Maria và đứa con bà cưu mang là đối
tượng cho phúc lành của Chúa. Bà còn tuyên xưng
người bà con của mình là Mẹ của Chúa tôi; bà
Elizabeth nói bằng chính môi miệng mình điều mà
đứa con bà đã xác nhận bằng cách nhảy
mừng: con của Đức Maria là Đấng Kitô, Chúa
đã loan báo trong Thánh vịnh 110, câu 1 (được trích
dẫn bởi Lc 20,41-44 và Cv 2,34-36).
Như
vậy tiếng kêu lớn của bà Elizabeth như vậy trước hết có ý
nghĩa Kitô học: điều được nói về
mẹ lại đến trước sự cao cả
của Người Con. Nếu Đức Maria cưu mang
Đấng Cứu Thế thì thật sự Ngài
được chúc phúc hơn mọi phụ nữ. Tự
nó, việc thụ thai đồng trinh đề cao
Người Con chứ không phải người mẹ –
như “Tin Mừng thời thơ ấu” của Mt 1-2 đã
cho thấy. Tuy nhiên, Luca cũng lưu ý đến nhân
vật Maria, và qua việc đó ông cho thấy một
điều mới mẻ. Lời chúc phúc liên quan tới
lòng tin của Đức Maria tự căn bản khác
với cô thiếu nữ trong sách tiên tri Giacaria (c. 45) và
những câu 42-45 cho phép Luca quy tụ trong Đức Maria hai
cái phúc, phúc vì được làm mẹ và phúc vì có lòng tin mà
ông tách rời ra trong đoạn 11,27-28. Khi tin rằng các
lời của Thiên Chúa sẽ được thực
hiện, Đức Maria trở thành mẹ; rõ ràng
đức tin của người là thiết yếu
để cho những lời ấy được
thực hiện. Người là mẫu mực cho những
ai nghe lời, là gương mẫu cho tín hữu, là Kitô
hữu đầu tiên. Người ta cũng không coi
thường việc Luca căn cứ vào lời cầu
nguyện và suy tư sau này của Giáo Hội về
người trinh nữ thành Nagiaret. Diễn ngữ Mẹ
của Chúa chắc chắn cũng là dùng để tôn vinh
Đức Maria: théotokos, mẹ của Thiên Chúa, cũng
như lời nguyện cầu sẽ làm thành phần
thứ hai của kinh “kính mừng”.
Lúc
ấy, Đức Maria xướng lên bài thứ nhất
trong bốn bài thánh ca của Lc 1-2. Đó là một bức
tranh ghép toàn bằng những trích dẫn Cựu
ước, theo bản dịch Hy Lạp Bảy
Mươi. Như thánh ca của Anna (Sm 2,1-10)
được Luca đường như khuôn mẫu, thánh
ca ngợi khen này có một điểm nối kết
với mạch văn, chỉ có câu 48 nối liền
với trình thuật trước đó khi gợi lại
một cách kín đáo việc truyền tin. Tuy nhiên, kinh
Ngợi khen này có ý nghĩa của nó chính nhờ việc
Luca đặt nó vào chỗ này. Vai trò của bản thánh ca
này làm ta nghĩ đến vai trò của các giai điệu
trong một bản nhạc kịch: cử điệu
tạm thời bị ngưng lại và tiếng hát lời
ca biểu lộ tâm lý của nhân vật trong cảnh
hoặc ý nghĩa của biến cố.
Như
bà Anna, người đã thụ thai một cách lạ lùng,
Đức Maria bắt đầu bằng việc diễn
tả điều Ngài cảm thấy (c. 46-47). Sau đó,
tới lý do lời ngợi khen: bởi vì, lúc truyền tin,
Người đã nhìn đến sự thấp hèn của
nữ tỳ nữ Người và bởi vì, Đấng
Toàn Năng đã làm cho tôi những điều kỳ
diệu; lý do này bị gián đoạn giữa chừng
bởi cái phúc của người tì nữ (c. 48b). So sánh
bới St 30,13 thấy rằng: mọi thế hệ sẽ
khen Đức Maria có phúc vì người con mà Ngài đang
mang trong dạ chứ không phải do một công nghiệp
cá nhân nào. Nhưng đồng thời, dường như
Luca đã muốn bày tỏ qua điều diễm phúc này
một thái độ tự nhiên của Kitô hữu
đối với người mẹ đầy niềm
tin của Chúa. Dù thế nào đi nữa, đối
với nền tảng này của các suy tư sau đó
về Đức Maria, điều đáng chú ý là từ câu
này trở đi Thiên Chúa là chủ từ mọi
động từ, trừ hai câu trong ngoặc này:
Người chỉ được diễn tả là
Đấng quyền năng, thánh thiện và nhân từ (c.
48-50).
Những
câu 51-53 làm thành phần thứ hai cho thấy cảnh
đổi lộn các tình huống và giá trị làm nổi
bật bước chuyển từ thế giới này sang
thế giới mới. Sự can thiệp cứu
độ của Thiên Chúa, được bắt
đầu với việc thụ thai con người, là
Đấng Mêsia, sẽ ưu tiên xét xử công bình cho
người thấp hèn, kẻ bị chà đạp. Đó
là một suy tư mà Luca ưa thích và ông sẽ khai triển
dài hơn khi trình bày các mối phúc và những nỗi
bất hạnh (Lc 6,20-26) để giải thích luận
đề này. Chúng ta hãy chỉ ghi nhận rằng bố
cục của Luca đã đặt trên môi miệng
Đức Maria một ngôn ngữ sẽ làm nổi bật
tính cách hiển thị của Vương Quốc trong
lời rao giảng của Đức Giêsu.
Trong
phần kết, sự can thiệp có tính cách cứu
độ bắt đầu thực hiện lời
hứa với các tổ phụ, cho con cháu của Abraham (cc.
54-55). Luca cẩn thận không nói trước đến
đề tài lương dân vào đạo, cũng như tô
điểm cho bài thánh ca màu sắc Kitô học
hậu-Phục Sinh.
Đức
Maria ở lại nhà bà Elizabeth độ ba tháng. Đối với
Luca, khoảng thời gian trong khi Đức Maria xa cách Giuse
là một dấu chỉ, dưới mắt độc
giả, xác minh cho việc thụ thai đồng trinh.
Đồng thời, không có vấn đề Đấng
Mêsia hiện diện – dù là trong dạ mẹ – vào ngày vị
tiền hô sinh ra! Đức Maria trở về nhà mình.
|