Phục
vụ trong yêu thương và khiêm tốn.
(Trích trong ‘Tin
Mừng Chúa Nhật’)
Vừa
bắt đầu chúng ta đã thấy ngay đây là cách hành
văn của Luca. Vừa gợi lên cuộc lên
đường vội vã liền sau đó đã cho
thấy lý do. Nếu Đức Maria vội vã lên
đường, thì không phải là để tìm xem, lời
thiên thần có đúng không, nhưng là để “vui với
người vui” và đưa tới ơn phúc Mẹ giúp
đỡ. Mẹ Thiên Chúa đã trở nên
đấng trung gian các ơn phúc. Miền
núi, cuộc hành trình hướng về đây là dãy núi
miền cao nguyên Giuđa, kéo dài từ vùng Samari. Ngày nay không ai biết rõ đích xác thành phố mà
Maria nhằm tới, một truyền thống đã có
trước thời thập tự quân cho là đất làng
Ain-Karim ngày nay. Làng này cách thủ đô
Giêrusalem khoảng bảy cây số về phía tây. Khách hành hương nay tới kính viếng một
nhà nguyện mang tên Thăm viếng. Từ Nadaret,
phải bốn ngày đường mới tới nơi.
Lời
chào thăm biểu lộ sự hiện diện của
Thiên Chúa hướng về người được
nhận lời chào, vì vừa nghe lời chào thai nhi trong
bụng Elizabeth liền nhảy mừng và bà
được tràn đầy Thánh Thần. Sự nhảy
mừng này có một cái gì khác hẳn với sự cựa
quậy của một thai nhi vào những tháng cuối cùng
khi bà mẹ có một xúc động bất ngờ. Vì
sự xúc động của Elizabeth không phải là nguyên nhân mà là kết
quả của sự nhảy mừng của thai
nhi Gioan. Thai nhi nhảy mừng vì tác động của
ơn Chúa, là điều mà thiên sứ đã báo
trước: “Con trẻ sẽ được đầy
dẫy Thánh Thần ngay từ khi còn trong lòng mẹ” (Lc 1,15), mà được thánh hoá nhờ sự
hiện diện của Ngôi Lời nhập thể. Sau thai nhi, bà mẹ Elizabeth cũng được đầy tràn
Thánh Thần, và lập tức bày tỏ niềm cảm xúc
chẳng những bằng những lời được
linh hừng mà còn bằng cả giọng nói xúc động.
Vì bà nói lớn với Maria: “Em là người hạnh phúc
nhất trong giới phụ nữ, và thai
nhi trong lòng em là phước hạnh lớn lao”. Như thế bà đã diễn tả hai lời
chúc phúc song song mà thiên sứ Gáprien đã nói với
Đức Maria trước đó. Bà ca
tụng cô em, đặt cô cao trọng hơn tất cả
trong giới phụ nữ. Bà cũng cho thấy, ngay
cả khi cô em chưa nói gì, bà đã biết Maria là Mẹ
Đấng Cứu Thế. Bà kính tặng cho thai nhi chưa
được sinh ra danh hiệu “Chúa”, danh hiệu mà Thánh
Vịnh áp dụng cho Đấng Mêsia trông đợi.
Thật vậy, và đã thêm: “Thật vinh hạnh cho tôi
được Mẹ Chúa đến viếng thăm”. Bà
không chút nghi ngờ gì về điều đã xảy ra
trong lòng cô em Maria và bà đã thấy rõ dấu chỉ: “Vì
vừa nghe lời em chào, thai nhi trong bụng tôi đã
nhảy mừng”. Như thế bà cho biết có mối liên
hệ lệ thuộc giữa thai nhi Gioan nhảy mừng
với chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, bà
bày tỏ đây là “hãy nhảy mừng”, và còn hơn cả
cảnh núi đồi nhảy mừng mà Thánh Vịnh đã
diễn tả trước sự hiện diện của
Đấng Toàn Năng, vì đây là một thai nhi nhảy
mừng vì được tràn đầy Chúa Thánh Thần.
Thế
nào những lời ca tụng vừa đưa ra, bằng
một kiểu kết điểm Elizabeth chúc phúc: “Thiên Chúa ban phúc cho em, vì em tin
lời Ngài hứa sẽ thành sự thật”.
Qua
đoạn Lời Chúa này, chúng ta học được gương yêu thương
của Đức Maria:
Vừa
mới thưa với Chúa: “Tôi là tôi tớ của Chúa”
Đức Maria đã hành động như thể là tôi
tớ của loài người. Ngay sau khi
được loan báo được chọn là Mẹ
Đấng Cứu Thế, Đức Maria lên
đường là vì muốn giúp đỡ và chia vui với
người chị già. Qua lời loan báo, sứ thần
cho thấy bà Elizabeth đang cần được giúp
đỡ, vì bà sắp sinh con. Trong sứ
điệp, sứ thần không bảo phải đi,
chỉ gợi cho thấy. Thế là Maria thu xếp sẵn sàng ra đi, không để
chậm trễ.
Dầu Maria có
nhiều lý do để không ra đi, không tiến hành
cuộc hành trình: nào là từ nay phải giữ gìn sức
khoẻ nhằm lợi ích cho thai nhi. Nào là đường đi xa xôi, phải ít
nhất bốn ngày dòng dã mới tới nơi. Lộ trình này có nhiều rủi ro nguy hiểm
nhất là cho thân gái. Trước
những trở ngại này và thêm vào đó không có một
chỉ thị nào về phía Chúa bảo phải đi,
để Maria có lý do để mà từ chối.
Những
lý do trở ngại ấy không cản được Maria.
Người ta dễ dàng né tránh lời mời gọi
của đức ái, nại đến những lý do ít
nhiều chính đáng. Nhưng lòng quảng
đại của Maria quét sạch mọi chần chừ
và lưỡng lự đó. Từ xưa, Đức
Maria đã quen quan tâm đến người khác hơn
nghĩ đến chính mình, thì lúc này, Mẹ cũng không
phải đo lường cân nhắc sự bất tiện
của chuyến đi xa, Mẹ chỉ nghĩ đến
việc cần giúp đỡ bà chị già, và cứ như
thế, Đức Maria lên đường.
Đó là gương
mẫu về lòng mau mắn giúp đỡ, nghĩ tới
người khác hơn nghĩ tới chính mình. Yêu thương luôn luôn
đòi hỏi từ bỏ, đòi hỏi phải hao mòn
chính bản thân mình. Khi xảy ra một việc
cần giúp đỡ, có biết bao lý do nãi ra để
từ chối! Nếu có được lòng yêu
thương như Đức Maria, chúng ta sẽ sung
sướng quên mình để nghĩ đến hạnh
phúc của người khác.
Lại
còn phải tránh cho ta những tính toán ích kỷ, những
điểm tựa để khỏi phải giúp
đỡ tha nhân, thay vì sáng kiến để tránh khỏi,
hãy tìm cách làm nhẹ gánh nặng cho tha nhân, để giúp
đỡ họ.
Thay vì phải ép lòng giúp đỡ vì
không thể tránh được, hãy biểu lộ thái
độ mau mắn thực sự. Mong ước sao ta luôn ở tư
thế sẵn sàng giúp đỡ, phục vụ.
Nhưng phục vụ trong yêu
thương và khiêm tốn.
Chúa
Giêsu rất yêu thương các môn đệ ở trần
gian, Chúa Giêsu biết rõ Chúa Cha đã trao mọi quyền hành
cho Ngài… Vì thế, Chúa đứng dậy, ra khỏi bàn
ăn, cởi áo ngoài, lấy khăn quấn ngang lưng,
Chúa đổ nước vào chậu, lần lượt
rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,1.3). Giờ đây chúng
ta thấy Mẹ Chúa, người vừa được
thiên sứ báo tin được chọn là Mẹ
Đấng Cứu Thế, người tự tình đi làm
đầy tớ bà Elizabeth.
Qua lời thiên sứ Người biết Thiên Chúa đã ban
cho Người địa vị cao cả hơn
người chị họ nhiều, ý thức mình
được chọn trong tất cả các phụ nữ
Israel, một địa vị mà không một người
phụ nữ nào có thể sánh ví. Với ý
thức đó, Mẹ tự nguyện trong vòng ba tháng đi
làm công tác của một người hầu hạ cho
một người đàn bà trong lúc sinh nở nàng
đảm đang luôn công việc của một gia nhân.
Đức
Maria không thuộc loại người, bắt người
khác phải nhận ra địa vị cao sang của mình,
và đòi phải cúi đầu kính cẩn. Mẹ
không muốn tỏ ra nhân vật quan trọng, dầu
Mẹ quan trọng nhất trong các tạo vật. Không một ai có thể nhận ra trong những
ngày phục vụ tại nhà Elizabeth một người
thiếu nữ đã được Thiên Chúa ban cho một
địa vị cao cả nhất. Người ta chỉ thấy nơi
nhà ông bà già này một gia nhân ân cần
tự trọng, làm hết mọi công việc tầm
thường nhất, và làm cách tự nhiên như đó là
phận sự của nàng. Mẹ làm những
công việc đó cho bà chị già như là làm cho Chúa.
Mẹ luôn tỏ ra nhỏ bé để dường như Elizabeth không lấy làm ngại ngùng khi nhờ
Mẹ làm bất cứ việc hèn hạ nào. và
Mẹ không đặt một giới hạn nào cho tình yêu
Chúa, Mẹ cũng không có một hàng rào cho tình yêu tha nhân. Không bao giờ Mẹ thấy một việc nào là
quá thấp, là quá thường, quá hèn hạ. Mẹ đã làm với tất cả sự vui
vẻ dường như không có ai nhận ra sự vất
vả và đôi khi ghê tởm mà Mẹ đã phải âm
thầm khắc phục. Với nụ
cười của niềm vui buổi gặp gỡ
đầu tiên, Mẹ đã duy trì gìn giữ bên trong nhà
người thân này.
Thái
độ mau mắn sẵn sàng giúp đỡ đó,
chẳng phải chỉ giới hạn nơi nhà bà Elizabeth, tất cả những ai cần
được giúp đỡ, Mẹ rất sẵn sàng,
trong điều kiện và thời giờ cho phép. Ngay từ đó Đức Maria đã biết
từng hoàn cảnh mà “làm tôi thiên hạ”. Thái độ
đó đối với chúng ta, cũng như hẳn
xưa kia đối với bà Elizabeth, luôn là đối tượng của
lòng ngưỡng mộ kính yêu. Ngày nay chữ
tôi tớ đã mang một ý nghĩa hèn kém hạ giá, không
dám dùng, và nhất là thực hiện ý nghĩa của
từ ấy. Ước chi chúng ta
cũng lấy làm hân hạnh được phục vụ
tha nhân.
Chúng
ta phải khó khăn lắm mới thực hiện
được giáo huấn của Đức Kitô: Ai
lớn nhất hãy làm như người nhỏ nhất, ai
làm đầu phải hầu thiên hạ. Gương
Đức Maria còn đó để khích lệ: ai là
đầu, ai có phúc hơn mọi người nữ,
thế mà Mẹ trở nên bé nhỏ, trở nên rốt
hết. Ai dám thống trị kẻ khác khi
thấy gương Mẹ tự tình phục vụ như
thế?
Mẹ cũng dậy nghệ thuật
phục vụ trong những công việc tầm
thường, tự chọn lấy cho mình những công
việc nhọc nhằn, tởm gớm, tự tình thi hành
với nét mặt vui tươi. Đã từng có một người
tớ nữ không hề than trách công việc đè nặng
trên vai, không bao giờ càu nhàu trong công tác phục vụ,
đó là gương mẫu cho chúng ta!
Ngày
nay trong vinh quang thiên quốc, Mẹ vẫn ân cần giúp
đỡ tất cả mọi người, chúng con
vẫn tiếp tục nhận được sự
trợ giúp của Mẹ, và Mẹ kêu gọi chúng ta
cộng tác với Mẹ trong việc giúp đỡ mọi
người.
|