ƠN PHÚC CỦA
NHỮNG KẺ TIN.
Trong
Tin Mừng, chúng ta có câu chuyện về cuộc thăm
viếng của Đức Maria đối với bà
Elizabeth, người chị họ của Mẹ. Trong
suốt cuộc thăm viếng này, bà Elizabeth đã nói
những lời nói đẹp đẽ, mang tính cách xác
nhận và củng cố đối với Mẹ: “Em
thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực
hiện những gì Người đã nói với em”.
Chủ đề về ơn phúc của những kẻ tin xuyên suốt
bài Tin Mừng. Đối với kẻ tin, những
điều tuyệt vời sẽ xảy ra. Sau đây là vài ví dụ:
Đức Giêsu nói với viên
đại đội trưởng “Ông cứ về đi. Ông tin thế nào, thì được
như vậy!”, và người đày
tớ của ông ta đã được chữa lành (Mt
8,13). Đối với người phụ nữ bị
băng huyết, Người nói “Này con, cứ yên tâm, lòng
tin của con đã cứu chữa con”. Và ngay từ lúc
đó, máu của bà ngưng không chảy ra nữa (Mt 9,22). Đối với hai người đàn
ông bị mù, Người nói “Các anh tin thế nào, thì
được như vậy!”, và họ
đã được nhìn thấy trở lại (Mt 9,29).
Bạn có thể nói rằng chủ
đề chính của Tin Mừng là ơn phúc của
những kẻ tin.
Tất cả lời rao giảng của Đức Giêsu
đều có mục đích là nhằm khơi gợi lòng
tin trong tâm hồn con người. Tuy nhiên,
điều này không đơn giản chỉ là vấn
đề về lòng tin, nhưng là tin tưởng và hành
động dựa trên lòng tin đó. Đây
là một vấn đề về việc lắng nghe và
thực hành Lời Chúa –chấp nhận rủi ro, và hy sinh
vì Lời Chúa. “Trừ phi bạn hành
động một cách phù hợp, đừng ngại nhìn
nhận rằng bạn tin tuởng” (Catherine de Hueck Doberty).
Đôi khi, bạn nghe thấy có
người nào đó nói “Điều này thật dễ dàng
đối với bạn, vì bạn có lòng tin mạnh
mẽ”. Nhưng
không phải lúc nào cũng vậy. Lòng tin không luôn luôn
làm cho mọi sự trở nên dễ dàng. Trên
thực tế, nhiều khi trái ngược lại.
Bởi vì chúng ta có lòng tin, nên chúng ta lại từ chối
không chịu từ bỏ. Lòng tin thúc đẩy chúng ta
phải kiên nhẫn, phải đấu tranh, thường
không được đảm bảo có được
kết quả là hạnh phúc. Một
người có lòng tin thì không bao giờ thoái lui.
Đức
Maria được chúc phúc, bởi vì không những Mẹ
đã tin, mà còn hành động theo lòng tin
của mình nữa. Ngay sau khi sứ thần
đến thăm, Mẹ vội vã thăm viếng bà Elizabeth. Từ điểm này, chúng ta nhận
thấy rằng lòng tin tôn giáo nơi Mẹ không phải
chỉ là vấn đề cảm xúc. Nhưng
Mẹ đã chuyển lòng tin đó thành hành động
cụ thể.
Đức Maria chính là người môn
đệ đầu tiên và hoàn hảo nhất của
Đức Giêsu. Đây là nguyên nhân tại sao Giáo Hội đặt
Mẹ làm một tấm gương cho chúng ta. Chúng ta cũng sẽ được chúc phúc,
nếu giống như Đức Maria, chúng ta biết
lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
Lễ
Giáng Sinh là một dịp trợ giúp lớn lao
đối với lòng tin của chúng ta. Bằng cách nào
đó, chúng ta nhận thấy trong dịp Lễ Giáng Sinh,
chúng ta dễ dàng tin tưởng nơi Thiên Chúa hơn, so
với bất cứ thời gian nào, bởi vì trong thời
gian này, chúng ta cảm thấy Thiên Chúa rất gần gũi
với chúng ta, và rất yêu thương chúng ta.
Điểm cốt lõi của Tin Vui chính
là Thiên Chúa đã tự mình hiện diện với chúng ta,
trong cuộc sống của một Đấng đi trên
trái đất này. Thật vậy, chính Đấng này, Đức
Giêsu, là Con Thiên Chúa, đã hiện diện một cách
đích thực. Trong ngày Lễ Giáng Sinh
đầu tiên, có cả những người tin lẫn
những kẻ không tin. Tin Mừng nhấn mạnh
đến ân sủng của những
người tin vào Tin Vui.
Lễ Giáng Sinh làm cho chúng ta đi vào
một tương quan thân mật với Thiên Chúa. Và Lễ Giáng Sinh cũng
kêu gọi chúng ta cởi mở tâm hồn mình ra cho nhau.
Và trong khi cởi mở tâm hồn mình ra cho nhau, chúng ta
cũng đang cởi mở chính mình, để đón
nhận “niềm vui lớn lao” đã
được các thiên sứ loan báo cho những mục
đồng.
MỘT CÂU CHUYỆN KHÁC
Những người rao giảng có khuynh
hướng nhấn mạnh đến sự vắng
mặt của Đức Kitô trong ngày Lễ Giáng Sinh, và
lấy làm tiếc vì sự thương mại hoá của
ngày lễ này. Sự thương mại hoá mang lại rất
hiệu quả. Trong ngày Lễ Giáng Sinh,
tốt hơn là nên nhấn mạnh đến sự
hiện diện của Đức Kitô, và giúp cho mọi
người tìm thấy Người trong ngày lễ này.
Việc cử hành Lễ Giáng Sinh
của chúng ta có nhiều tầng lớp. Trong một bài viết
ở báo The Tablet (tháng 12, năm 1998). Anthony
Philpot đã đồng nhất một số tầng
lớp này.
Tầng
lớp trên cùng là từ
người tiêu thụ trong ngày Lễ Giáng Sinh, mà từ
đó, những ngày này, không có được lối thoát
nữa – họ cứ nhất định phải có
những bài hát Lễ Giáng Sinh, những con tuần lộc,
Ông già Nôen, và việc năng nổ mua bán tất cả
mọi loại hàng hoá. Điều này làm gia tăng tính hám
lợi nơi những đứa trẻ, tạo ra sự
lo lắng về việc chi tiêu quá mức, và gây mệt
mỏi cho người lớn. Đó là
một ngày Lễ Giáng Sinh với một cốt lõi rỗng
tuếch.
Kế
tiếp là tầng lớp Charles Dickens –những tấm thiệp mô tả phong
cảnh ngập tuyết, cảnh ồn ào của lò sưởi,
gà tây, bánh mận, bánh thịt… Đó là một
ngày Lễ Giáng Sinh của cảnh gia đình tụ họp
với nhau, của sự thành tâm nơi tất cả
mọi người, của tấm lòng nhân ái và cởi mở.
Đối với họ, có nhiều
điều để nói về những giá trị này.
Hầu hết mọi người đều
có phần đóng góp vào lối giải thích này về
Lễ Giáng Sinh. Nhưng khi không có lòng tin,
thì rốt cuộc Lễ Giáng Sinh là gì? Chỉ
là một yếu tố kích thích nhỏ nhoi, một vài cách
diễn tả sốt sắng, là việc cho và nhận
một số quà tặng. Và rồi
tất cả mọi sự đều trôi qua giống
như lúc trước vậy.
Tầng
lớp thứ ba là của máng cỏ, mà đối với chúng ta, đó là
cách diễn tả về ngày Lễ Giáng Sinh. Đây là tầng lớp của vở
kịch về cảnh Chúa Giáng Sinh, mà đối với
tất cả mọi người, việc diễn tả
đơn giản về ngày lễ này có thể gây xúc
động sâu xa.
Tầng
lớp thứ tư và mang tính cách sâu sắc nhất, chính
là tầng lớp thiêng liêng. Đây là câu chuyện về một Hài Nhi
đã được sinh ra như thế nào tại
đất nước Israel, cách đây 2000 năm. Nơi con
người của Hài Nhi này, Con Thiên Chúa
đã mặc lấy bản chất của chúng ta trên chính
mình Người, và đã đi vào thế giới của
chúng ta, trong sự yếu đuối và tình yêu thương
của. Người đến để nhắc nhở
chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa, và được
tiền định một cuộc sống đời
đời.
Người
ta có khuynh hướng gạt bỏ, hoặc thậm chí còn
kết án ba tầng lớp đầu
tiên, và coi như tầng lớp thiêng liêng mới là một
tầng lớp đích thực duy nhất. Điều
này dựa trên giả thiết rằng tầng lớp thiêng
liêng và tầng lớp vật chất đối nghịch
lại với nhau. Nhưng không phải
là như vậy. Đạo Công giáo bao
gồm cả tinh thần lẫn vật chất. Không thể có Lễ Giáng Sinh chỉ thuần tuý có
yếu tố tinh thần mà thôi.
Điều mà chúng ta phải làm, đó
là tìm ra được sự liên kết giữa nơi
thị trường trần tục, và nội dung thiêng
liêng của ngày lễ.
Nhiều cảnh mua bán xảy ra trong ngày Lễ Giáng Sinh
tạo thuận lợi cho việc trao tặng quà, những
việc làm tốt đẹp, niềm vui và sự khẳng
định các mối quan hệ trong gia đình –đưa
đến kết quả trong việc cho và nhận.
Cách
thế này giúp chúng ta nhận thấy tương quan
gần gũi giữa tinh thần và
vật chất, giữa những sự việc trên
trời và dưới thế này. Chúng ta
phải học hỏi được phương cách nào
hoà nhập được cả hai yếu tố này.
Vấn đề cốt lõi của tôn giáo chính là: Phải
làm thế nào để hoà hợp được về
mặt thiêng liêng và vật chất, xác thịt và tinh
thần, bên trong và bên ngoài, bề mặt và bản chất.
Có
những người cứ khăng khăng là cần
phải có sự phân chia rõ ràng giữa thần thánh và con
người, giữa yếu tố thánh thiêng và yếu
tố trần tục, giữa linh hồn và thể xác. Nhưng chúng ta sẽ không tìm được
điều đó trong ngày Lễ Giáng Sinh. Trong ngày này, những yếu tố đó đan xen
với nhau, đến nỗi dường như chúng
trở nên một, và cùng là một yếu tố.
|