Thiên đàng là thế đó - Lm. Phêrô Bùi Quang Tuấn
“Mừng vui lên
Sion, này đây Chúa ngươi đến rồi.
Mừng vui lên
Sion, Ngài khấng nghe lời ngươi đó.
Ngài dẫn
đưa ngươi, qua những hố sâu, qua núi
đồi,
Về nơi an
vui, nơi suối mát trong đẹp tươi.”
Đó là lời reo ca thoát thai từ niềm
tin son sắt của tiên tri Sôphônia trong cảnh tang tóc
khổ đau của kiếp lưu đày biệt xứ.
Số là vào thế kỷ thứ 7
trước Công nguyên, vùng đất Do thái bị áp lực
và sâu xé bởi đoàn quân viễn chinh Assyria hùng mạnh
ở phía Bắc và vương quốc Aicập rộng
lớn ở phía Nam. Ngoài ra còn phải
đương đầu với tệ nạn
cướp bóc, sách nhiễu của các nước lân bang.
Triều đình Do thái bị phân năm xẻ
bảy. Người thì muốn cấu kết với
Assyria để tránh tai hoạ, kẻ thì đòi liên minh
với người Assur để chống giặc
phương Bắc. Tình trạng rối rắm, bất
ổn, chia rẽ, lo sợ đã làm đất nước
nhỏ bé Giuđa rơi vào hoàn cảnh khốn đốn,
kiệt quệ chưa từng thấy. Rốt cuộc
Giêrusalem bị dày xéo, đền thờ rơi vào tay giặc, và dân cư phải đi lưu
đày. Kiếp nô lệ cho đế quốc
Assur bắt đầu.
Vào khoảng năm 609
trước Thiên Chúa giáng sinh, đế quốc Assur
bắt đầu suy yếu. Tin tưởng ngày Giavê
ra tay cứu thoát, thấy trước
thời kỳ khôi phục quốc gia Giuđa, Sôphônia đã
phấn chấn tâm hồn người dân lưu đày
bằng lời reo vui: “Hỡi thiếu nữ Sion, hãy
cất tiếng ca! Hỡi nhà Israel
hãy vui mừng! Vì Chúa đã cất án phạt
trên ngươi. Địch thù của
ngươi, Ngài bắt phải tháo lui. Vua
Israel là Chúa ở giữa ngươi, ngươi không
còn phải sợ khổ cực nữa” (Xp 3:14-15).
Đây là niềm vui lớn lao
cho toàn dân. Vui vì được Giavê giải
thoát. Vui vì Chúa đến ở với
dân Người. Chính Thánh Phaolô cũng đã nhắc
đến niềm vui cứu độ này cho cộng
đoàn tiên khởi Philip: “Anh em hãy vui mừng lên… vì Chúa
đã gần bên” (Phi 4:4-5). Đây chính là
chủ đề của Chúa nhật thứ 3 mùa vọng.
Màu tím trong phụng vụ được thay
bằng màu hồng. Qua đó, Giáo hội kêu mời dân
Chúa hãy đổi mới thái độ sống, hãy hân hoan
vui mừng, hãy hát lên, vì khổ đau kinh hoàng sẽ qua
đi và bình an của trời cao đang ngự đến.
Hãy đổi mới thái
độ sống cũng chính là câu trả lời của
Thánh Gioan Tiền hô khi dân chúng đến hỏi “Chúng tôi
phải làm gì?”
Theo Thánh Gioan, để đón chào Sứ
giả Bình an, để tiếp nhận Hạnh phúc
của trời cao, thì “ai có hai áo, hãy cho người không có,
ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy… Đừng
đòi gì quá mức ấn định… Đừng
ức hiếp ai, đừng cáo gian ai.” Phải
chăng vị ngôn sứ đã muốn làm nổi bật
chân lý: Hãy thương người để gặp
được Chúa.
Khi hết lòng tu chỉnh thái độ
sống của mình đối với anh chị em chung
quanh, khi cố gắng thực thi công bình, bác ái, yêu
thương và san sẻ, khi quyết tâm thay đổi tính
khí xung giận hận thù, là tôi đang chân thành mở
ngỏ đón mừng Đấng Cứu Thế ngự
đến, là khơi dòng cho nguồn bình an tuôn tràn
đến người thiện tâm, và làm cho thiên đàng
thật sự chớm nở nơi trần thế.
Người
Nhật thường kể cho nhau nghe câu chuyện về
một hiệp sĩ Samurai hung bạo, cộc cằn không
ai bằng. Một hôm chàng ta đến gặp một
vị thiền sư và nói:
- Xin hãy chỉ
cho tôi biết thiên đàng là gì và hoả ngục là gì?
Vị thiền
sư đưa mắt nhìn con người thô bạo
từ đầu đến chân rồi thất vọng
trả lời:
- Dạy cho
ngươi biết thế nào là thiên đàng và thế nào là
hoả ngục ư? Ta không thể dạy cho ngươi
bất cứ điều gì cả. Vì ngươi là một
kẻ hung bạo, thô lỗ. Ngươi là nỗi tủi
nhục cho hàng ngũ hiệp sĩ
Samurai. Hãy cút khỏi mặt ta. Ta không
chịu được ngươi nữa.
Nghe những
lời sỉ vả ấy, chàng hiệp sĩ nổi nóng,
liền rút gươm định chém đầu vị
thiền sư. Nhưng vị này giơ tay
ngăn lại và nói:
- Hỏa ngục
là thế đó!
Chợt nhận
ra đây là bài học thực tiễn của nhà tu hành, chàng
hiệp sĩ vội dừng tay. Sự hối hận bỗng đâu dâng tràn tâm
hồn, chàng ta hiểu rằng vị thiền sư
muốn hy sinh cả mạng sống để dạy cho
mình bài học về hoả ngục. Thế rồi
chàng từ từ hạ gươm xuống, cho vào bao,
đoạn đến quì gối trước mặt
vị thiền sư với tất cả sự thành tâm
sám hối. Vừa nâng chàng dậy, vị thiền sư
vừa nhìn sâu vào đôi mắt của chàng và nói:
- Thiên đàng là
thế đó!
Thiên đàng đã hiện
hữu nơi cõi thế. Đấng
Cứu Thế đã đến trần gian. Một Hài Nhi đã sinh ra đời.
Nhưng, nếu không biết thành tâm sám hối, đổi
mới thái độ, làm sao người ta có thể
cảm thấu được hạnh phúc thiên đàng là
gì, Chúa Hài đồng là ai, hay niềm vui cứu độ
là chi. Phải chăng vì bao lâu nay tính nóng nảy, giận
hờn, ích kỷ, và nhất là vì thiếu hành vi sám hối
mà người ta đã gây ra không biết bao nhiêu quang
cảnh tan nát, lưu đày, hoả ngục cho chính mình và
cho tha nhân?
Nhưng nếu biết sống an hoà với
mọi người, biết chia sẻ cứu giúp những
ai bần cùng khốn khó, biết chế ngự thói xấu
tật hư, biết hướng lòng lên với trời
cao bằng kinh nguyện và lời tri ân, thì như lời
Thánh Phaolô đoan quyết, “bình an của Thiên Chúa sẽ gìn
giữ lòng trí của anh em trong Đức Giêsu Kitô” (P1 4:7)
Vinh
danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho người
thiện tâm.
Thiên đàng là thế đó - Lm. Phêrô Bùi Quang Tuấn
“Mừng vui lên
Sion, này đây Chúa ngươi đến rồi.
Mừng vui lên
Sion, Ngài khấng nghe lời ngươi đó.
Ngài dẫn
đưa ngươi, qua những hố sâu, qua núi
đồi,
Về nơi an
vui, nơi suối mát trong đẹp tươi.”
Đó là lời reo ca thoát thai từ niềm
tin son sắt của tiên tri Sôphônia trong cảnh tang tóc
khổ đau của kiếp lưu đày biệt xứ.
Số là vào thế kỷ thứ 7
trước Công nguyên, vùng đất Do thái bị áp lực
và sâu xé bởi đoàn quân viễn chinh Assyria hùng mạnh
ở phía Bắc và vương quốc Aicập rộng
lớn ở phía Nam. Ngoài ra còn phải
đương đầu với tệ nạn
cướp bóc, sách nhiễu của các nước lân bang.
Triều đình Do thái bị phân năm xẻ
bảy. Người thì muốn cấu kết với
Assyria để tránh tai hoạ, kẻ thì đòi liên minh
với người Assur để chống giặc
phương Bắc. Tình trạng rối rắm, bất
ổn, chia rẽ, lo sợ đã làm đất nước
nhỏ bé Giuđa rơi vào hoàn cảnh khốn đốn,
kiệt quệ chưa từng thấy. Rốt cuộc
Giêrusalem bị dày xéo, đền thờ rơi vào tay giặc, và dân cư phải đi lưu
đày. Kiếp nô lệ cho đế quốc
Assur bắt đầu.
Vào khoảng năm 609
trước Thiên Chúa giáng sinh, đế quốc Assur
bắt đầu suy yếu. Tin tưởng ngày Giavê
ra tay cứu thoát, thấy trước
thời kỳ khôi phục quốc gia Giuđa, Sôphônia đã
phấn chấn tâm hồn người dân lưu đày
bằng lời reo vui: “Hỡi thiếu nữ Sion, hãy
cất tiếng ca! Hỡi nhà Israel
hãy vui mừng! Vì Chúa đã cất án phạt
trên ngươi. Địch thù của
ngươi, Ngài bắt phải tháo lui. Vua
Israel là Chúa ở giữa ngươi, ngươi không
còn phải sợ khổ cực nữa” (Xp 3:14-15).
Đây là niềm vui lớn lao
cho toàn dân. Vui vì được Giavê giải
thoát. Vui vì Chúa đến ở với
dân Người. Chính Thánh Phaolô cũng đã nhắc
đến niềm vui cứu độ này cho cộng
đoàn tiên khởi Philip: “Anh em hãy vui mừng lên… vì Chúa
đã gần bên” (Phi 4:4-5). Đây chính là
chủ đề của Chúa nhật thứ 3 mùa vọng.
Màu tím trong phụng vụ được thay
bằng màu hồng. Qua đó, Giáo hội kêu mời dân
Chúa hãy đổi mới thái độ sống, hãy hân hoan
vui mừng, hãy hát lên, vì khổ đau kinh hoàng sẽ qua
đi và bình an của trời cao đang ngự đến.
Hãy đổi mới thái
độ sống cũng chính là câu trả lời của
Thánh Gioan Tiền hô khi dân chúng đến hỏi “Chúng tôi
phải làm gì?”
Theo Thánh Gioan, để đón chào Sứ
giả Bình an, để tiếp nhận Hạnh phúc
của trời cao, thì “ai có hai áo, hãy cho người không có,
ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy… Đừng
đòi gì quá mức ấn định… Đừng
ức hiếp ai, đừng cáo gian ai.” Phải
chăng vị ngôn sứ đã muốn làm nổi bật
chân lý: Hãy thương người để gặp
được Chúa.
Khi hết lòng tu chỉnh thái độ
sống của mình đối với anh chị em chung
quanh, khi cố gắng thực thi công bình, bác ái, yêu
thương và san sẻ, khi quyết tâm thay đổi tính
khí xung giận hận thù, là tôi đang chân thành mở
ngỏ đón mừng Đấng Cứu Thế ngự
đến, là khơi dòng cho nguồn bình an tuôn tràn
đến người thiện tâm, và làm cho thiên đàng
thật sự chớm nở nơi trần thế.
Người
Nhật thường kể cho nhau nghe câu chuyện về
một hiệp sĩ Samurai hung bạo, cộc cằn không
ai bằng. Một hôm chàng ta đến gặp một
vị thiền sư và nói:
- Xin hãy chỉ
cho tôi biết thiên đàng là gì và hoả ngục là gì?
Vị thiền
sư đưa mắt nhìn con người thô bạo
từ đầu đến chân rồi thất vọng
trả lời:
- Dạy cho
ngươi biết thế nào là thiên đàng và thế nào là
hoả ngục ư? Ta không thể dạy cho ngươi
bất cứ điều gì cả. Vì ngươi là một
kẻ hung bạo, thô lỗ. Ngươi là nỗi tủi
nhục cho hàng ngũ hiệp sĩ
Samurai. Hãy cút khỏi mặt ta. Ta không
chịu được ngươi nữa.
Nghe những
lời sỉ vả ấy, chàng hiệp sĩ nổi nóng,
liền rút gươm định chém đầu vị
thiền sư. Nhưng vị này giơ tay
ngăn lại và nói:
- Hỏa ngục
là thế đó!
Chợt nhận
ra đây là bài học thực tiễn của nhà tu hành, chàng
hiệp sĩ vội dừng tay. Sự hối hận bỗng đâu dâng tràn tâm
hồn, chàng ta hiểu rằng vị thiền sư
muốn hy sinh cả mạng sống để dạy cho
mình bài học về hoả ngục. Thế rồi
chàng từ từ hạ gươm xuống, cho vào bao,
đoạn đến quì gối trước mặt
vị thiền sư với tất cả sự thành tâm
sám hối. Vừa nâng chàng dậy, vị thiền sư
vừa nhìn sâu vào đôi mắt của chàng và nói:
- Thiên đàng là
thế đó!
Thiên đàng đã hiện
hữu nơi cõi thế. Đấng
Cứu Thế đã đến trần gian. Một Hài Nhi đã sinh ra đời.
Nhưng, nếu không biết thành tâm sám hối, đổi
mới thái độ, làm sao người ta có thể
cảm thấu được hạnh phúc thiên đàng là
gì, Chúa Hài đồng là ai, hay niềm vui cứu độ
là chi. Phải chăng vì bao lâu nay tính nóng nảy, giận
hờn, ích kỷ, và nhất là vì thiếu hành vi sám hối
mà người ta đã gây ra không biết bao nhiêu quang
cảnh tan nát, lưu đày, hoả ngục cho chính mình và
cho tha nhân?
Nhưng nếu biết sống an hoà với
mọi người, biết chia sẻ cứu giúp những
ai bần cùng khốn khó, biết chế ngự thói xấu
tật hư, biết hướng lòng lên với trời
cao bằng kinh nguyện và lời tri ân, thì như lời
Thánh Phaolô đoan quyết, “bình an của Thiên Chúa sẽ gìn
giữ lòng trí của anh em trong Đức Giêsu Kitô” (P1 4:7)
Vinh
danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho người
thiện tâm.
|