Phải làm gì?
Vậy chúng tôi phải làm gì?
Trước câu hỏi này, Gioan
Tiền Hô đã trả lời cho ba nhóm người. Trước hết cho những người thiện
chí đang mong chờ ngày Chúa đến, Gioan dạy
họ cũng như dạy cho chúng ta biết chia sẻ
cơm áo với những người túng thiếu. Đó là điều tối thiểu. Nếu
ngày nay tiếng nhà tiền hô còn vang vọng khắp núi
đồi, ông sẽ kêu gọi cải thiện hoàn
cảnh kinh tế, xã hội, lo cho có công ăn
việc làm, nhà ở, tiền lương tương
xứng, bảo vệ sức khoẻ.
Tiếp đến với những người thu thuế, đại diện cho
lớp quan chức hay tham nhũng bóc lột người
khác, Gioan kêu gọi sự liêm khiết.
Sau cùng với những người có
phận sự giữ gìn trật tự công cộng,
Gioan bảo họ phải công minh, biết tôn trọng
kẻ khác. Mỗi người trong địa vị,
chức vụ và công việc của mình, cố gắng chu toàn một cách tốt đẹp. Thế nhưng Gioan, vị tiền hô ấy là ai?
Ông không phải chỉ
được sai đến giảng dạy một vài bài
học luân lý thường thức. Trái
lại, tiếng ông vang dội trên núi đồi, lôi kéo
đông đảo mọi người, thuộc đủ
mọi thành phần. Người ta coi
ông là đấng cứu thế, nhưng ông xác định
mình chỉ là một tiếng kêu, một người làm
phép rửa dọn đường. Ông là
nhà tiên tri đầu tiên nói đến một phép rửa
trong Chúa Thánh Thần và lửa. Ông cũng làm phép
rửa theo tục lệ Do Thái để thúc đẩy
mọi người sám hối ăn năn, thế nhưng
đây mới chỉ là một nghi thức tiên báo bí tích
Rửa tội của Đức Kitô, Đấng sẽ
rửa trong nước và Thánh Thần.
Như thế, bí tích Rửa tội của
Đức Kitô bao gồm hai mầu nhiệm, đó là
phục sinh và hiện xuống, nhờ đó chúng ta
được rửa sạch tội lỗi, liên kết
với Đức Kitô phục sinh, nhưng đồng thời
cũng được sức mạnh Chúa Thánh Thần nâng
đỡ, để làm chứng cho Đức Kitô phục
sinh.
Với chúng ta ngày hôm nay, là Kitô hữu, chúng ta
đã lãnh nhận bí tích Rửa tội, thế nhưng
điều quan trọng đó là chúng ta có thực sự
sống ơn rửa tội hay không? Chúng ta có làm cho xã
hội thấm nhuần tinh thần Phúc Âm hay không?
Trong Thông điệp Centesimus Annus, Năm
thứ một trăm, được công bố vào năm
1991, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi phân tích về sự
sụp đổ của cộng sản Đông âu và sự
tái thiết một xã hội mới, ngài đã lên án
điều mà gọi là “xã hội tiêu dùng” muốn giảm
hạ con người vào lãnh vực kinh tế và làm
thoả mãn các nhu cầu vật chất mà thôi, nghĩa là
thay thế thần tượng đã sụp đổ
bằng một thần tượng khác không mấy tốt
đẹp hơn. Cho đến ngày hôm nay,
chúng ta đã làm được những gì để đón
mừng ngày Chúa đến.
|