PHƯƠNG DIỆN ĐẠO
ĐỨC TRONG LỜI RAO GIẢNG CỦA GIOAN
Chú giải
mục vụ của Hugues Cousin.
Phương diện
đạo đức
trong lời rao giảng của Gioan (cc. 10-14) được trình bày dưới hình thức đối thoại. Cả ba lần cũng
một câu hỏi được lặp lại: “Phải làm gì?”. Đâu là
những thay đổi đời sống cụ thể sẽ diễn tả ra bên ngoài
sự hối cải sâu xa?
Lời đáp của diễn giả đáng lưu ý ở hai điểm. Một đàng nó bao gồm
những hành vi xã hội của
con người và không đòi hỏi hy lễ
đền tội, cũng như thực hành khổ chế; đàng khác, phải giúp đỡ những người túng thiếu, phải trung thực và công bình
trong nghề nghiệp của mình. Đó là những
đòi hỏi vượt quá luật Môsê và bắt buộc
tất cả mọi người, người không cắt bì cũng
như người Do
Thái. Sự cần thiết
phải hoán cải có tính
cánh phổ phát, cũng như ơn cứu độ được trao ban (x.
6); điều có ý nghĩa là chính
đám đông hiện diện trong hoạt cảnh này.
Cũng
cần ghi chú thêm là
những đòi hỏi này không
được đặc
biệt tô điểm lời rao giảng có tính cánh
chung ở các câu 7-9. Gioan
không loan báo gì về sự
đảo lộn các cơ cấu
xã hội (so sánh với Chúa Giesu ở Lc 6,20-26); ông không đòi hỏi các người
thu thuế đoạn tuyệt với người Rôma xâm lược
mà họ đang cộng tác, cũng không bảo các người lính Do Thái phục
vụ trong đạo binh của Hêrôđê phải đào ngũ. Ông không
kêu mời ai bỏ tất
cả mọi sự để theo ông; điều
mà Chúa Giêsu
đòi hỏi nơi một bậc vị vọng ở La 18,22 sẽ triệt để hơn! Đối với Luca, việc chia sẻ trở
lại điều này. Ở đây chỉ cần để ý là ông Giakêu – người
thu thuế (Lc 19,8) hứa
với Chúa Giêsu sẽ đền bù những thiệt hại cho người
khác – chính là điều Gioan đòi hỏi những người anh em mình – và
dâng tặng cho người nghèo khó phân
nửa gia tài của mình
– đó là lời đáp của Gioan cho đám đông
nghĩa là cho tất cả
mọi người.
Cánh cửa chót trong lời rao giảng của vị Tẩy Giả (cc. 15-18) được khai mở bằng một câu hỏi
mà mọi người đặt ra: phải chăng Gioan là phẩm phán
quan thuộc dòng Đavit sẽ đến thiết lập nền hòa bình
và công chính
mà dân trông
đợi? Rõ ràng khía cạnh
cánh chung
trong sứ điệp của Gioan kép chú
ý thính giả hơn là khía
cạnh đạo đức...
Lúc đó vị Tẩy Giả định nghĩa vai trò của mình
trong tương quan với Đấng sẽ đến.
Việc nhận chìm trong dòng
nước khác với phép rửa bằng thần khí và bằng lửa
mà Chúa Kitô
sẽ ban kể từ ngày Ngũ tuần (Cv 2). Vì vậy,
Gioan không xứng đáng với lao
dịch chỉ dành cho hàng
nô lệ, đó là cởi
dép cho Đấng
sẽ là người cải cách phong tục
một cách quyết liệt khác với kiểu của ông. Cụm từ “Đấng đến sau tôi” (x. Mt, Mc và Ga) xác nhận
lúc đầu rằng Chúa Giêsu thuộc nhóm đệ tử của Gioan đã được
cẩn thận sửa chữa: Chúa Giêsu chỉ
đến sau vị Tẩy Giả theo
nghĩa thời gian thôi! Vị
sứ giả cuối cùng, theo như
Gioan mô tả, trước hết là vị
thẩm phán vào thời cuối cùng; Ngài sẽ tẩy
sạch dân Ngài khỏi những cáu bẩn để chúng vĩnh viễn biến mất.
Cuối cùng hai động từ tiêu biểu cho diễn từ của vị Tẩy Giả –khuyến dụ– đó sẽ là một
hoạt động đặc biệt của các thừa
sai Kitô giáo, Cv 2,40; 15,22 – và nhất là
loan báo Tin Mừng/Phúc
Âm hóa. Như thế,
trước cặp mắt của Luca, vị Tiền hô khai mạc
việc rao giảng trong thời đại cuối cùng. Nhưng việc Phúc Âm hóa
này, về mặt hình thức, không có nội dung, trong khi mà
ở thời đại
Kitô, Tin Mừng thường quen được xác định rõ: Tin Mừng về Vương Quốc (Lc 4,43; 8,1; 16,16; Cv 8,12) hoặc, sau Phục Sinh, Tin Mừng về Chúa Giêsu như
Đấng Kitô và Đức Chúa (Cv 5,42; 11,20). Khi không nói
Tin Mừng về Vương Quốc qua môi miệng của vị Tiền hô, Luca chứng tỏ rằng Gioan rao giảng khác với Chúa Giêsu; ông
dẫn vào kỷ nguyên mới, không thuộc về lĩnh vực của Chúa Giêsu. Và nếu không
có vấn đề đảo lộn các giá
trị trong chương trình của vị Tẩy Giả, chính bởi vì việc đảo
lộn này được gắn liền cách nội tại với việc Thiên Chúa đến.
|