NHỮNG LỜI GIẢNG CỦA
VỊ TIỀN HÔ (3, 7-20)
Suy
niệm của R. Gutzwiller.
Những
lời khuyến cáo của Gioan, hoàn toàn phù hợp với
sứ mạng của ông trong việc sửa dọn
đường cho Chúa sắp đến. Những lời
giảng đó bao gồm hai giáo huấn:
1. Sửa dọn.
Như
các vị ngôn sứ xưa, Gioan coi nước cứu
độ như quà tặng ban một lần hay tất
cả. Ý niệm về một Đấng Messia đến
hai lần, lần đầu là lần sửa soạn,
rồi trong ngày thế mạt là lần quyết
định để hoàn tất nước Thiên Chúa, còn là
cái gì xa lạ với Ngài. Vì thế Ngài đã nhìn
Đấng Messia như vị Thẩm phán sẽ
đến. Những lời cảnh cáo đánh dấu đặc
tính quan hệ và cấp bách của cuộc sửa soạn
được đòi hỏi ở đây.
‘Cuộc
thẩm phán trong thịnh nộ’ sẽ đến và
chẳng ai tránh được. Cái rìu đã được
đặt ở gốc cây, người ta sẽ chặt
những cây cằn cỗi và gỗ của nó sẽ bị
vứt vào lửa. Cây nào cũng phải sai trái: đối
với Israel hoa quả này là thống hối, thay
đổi tâm trí, nhận biết tội riêng của mình.
Nhưng những người Do thái chưa sửa soạn
đủ: họ cậy mình thuộc đòng dõi huyết
tộc của Abraham, và vẻ bên ngoài thuộc về dân
Thiên Chúa. Thực ra, đó là tình trạng tâm trí hoàn toàn sai
lầm, vì trước Đấng có thể biến hòn
đá thành con cháu Abraham, thì nó chẳng có nghĩa gì.
Thay
vì liên hệ huyết tộc, sẽ xuất hiện liên
hệ thiêng liêng. Thay vì thuộc về dáng vẻ bên ngoài, là
thuộc về bên trong, thuộc về Thiên Chúa.
Trong
phạm vi tôn giáo, ai chỉ liên kết với yếu
tố bên ngoài, với cơ chế hữu hình của Giáo
Hội, với một chức vụ hay với một
nhiệm sở chính thức hoặc với những công tác
bên ngoài, với những hoạt động cá nhân mà
chẳng thêm vào đó: những tình cảm, sám hối,
sự nhận thức về tình trạng tội lỗi
của mình và lòng ao ước chân thành một cuộc hoán
cải sâu xa, thì đó chưa thể được kể
là con cháu Abraham, huống nữa là con cái Thiên Chúa. Họ
thuộc về ‘loài rắn độc’. Vậy ra họ là
con ma quỉ chứ không phải con Chúa.
Sự
cải thiện thực sự kéo theo những hoa quả
hữu hiệu về sám hối, hẳn sẽ biểu
lộ rõ khi con người bắt đầu làm những
việc lành cách vô vụ lợi. ‘Kẻ có hai áo, hãy chia cho
người không có, và kẻ có của ăn, cũng hãy làm
như vậy’.
Thời
nào cũng vậy, các ngôn sứ, vẫn đặt ưu tiên
phong hoá trên lễ nghi, hay ít là đòi hỏi phải có
những chuẩn bị về luân lý và hành vi nhân
đức như yếu tố bất khả kháng của
các cuộc lễ. Chính vị tẩy giả cũng đòi
phải việc từ thiện không tính toán, đòi phải
giúp nhau, mở rộng bàn tay như dấu chỉ của
một tâm hồn quảng đại.
Hoa
quả của sám hối là đức ái hoạt
động phát xuất từ sự hoán cỉa nội tâm.
Cái nhìn hướng lên Thiên Chúa phải làm dội lại sâu
xa hơn cái nhìn hướng về tha nhân; quay về
với Thiên Chúa mà không biến đổi những liên
hệ với đồng loại thì chỉ là một
việc đạo đức giả.
Bản
văn Tin mừng còn đặc biệt nhắc tới
những người thu thuế và lính tráng. Đối
với dân Israel, những phần tử của hai hạng
người này coi như đã hỏng vì họ tiếp xúc
với dân ngoại (tự bản chất là dơ dáy) và vì
nghề nghiệp của họ mang đến những hành
vi bất nhân và làm giàu cách bất chính. Vị tẩy
giả nghĩ khác. Ngài quảng đại đối
với họ, chỉ đòi hỏi họ những cái
nhỏ bé nhất: với những người thu thuế,
Ngài nói: “Chớ đòi gì quá mức đã định cho các
anh’. Họ phải giữ tiết độ đúng
mức. Vượt quá kích thước đã định
mới là điều không hợp với lòng đạo
đức chứ không phải vì nghề nghiệp.
Những người lính đã nhận đươc
một mệnh lệnh tương tự: ‘đừng xách
nhiễu, đừng vu khống cho ai, hãy bằng lòng
với số lương bổng của mình’. Đó lại
là một sự khuyến khích giữ giới hạn
của mình. Binh nghiệp tự nó đâu phải là xấu,
mà cũng chẳng có gì là đáng chê trách khi phục vụ
cho thế quyền. Nhưng chắc chắn phải tố
giác việc dùng sức mạnh theo sở thích, sử
dụng quyền hành và khí giới cách đáng trách và sự
bất mãn, là nguồn mọi tham vọng.
2. Đức Messia đến.
Dân
chúng coi Gioan như Đấng Messia. Nhưng vị tiền
hô cũng không phải là Vua; nên Ngài nói: ‘không phải ta
đâu, mà là Đấng khác’. Vị tiền hô hướng
họ tới Đức Kitô. Đó không phải là
người ích kỷ, vì người ích kỷ thì vẫn
muốn chiếm đoạt tha nhân, nhưng đây là
người của Chúa, một người bất vụ
lợi đưa đường tha nhân về với Thiên
Chúa. Phải, giữa Đấng Messia và Ngài có một
sự cách biệt quá lớn lao như người
đầy tớ nghĩ mình không đáng cởi giây giày cho
chủ mình.
Cả
hai phép rửa cũng khác nhau như vậy. ‘Tôi, tôi rửa
anh em trong nước, sẽ có Đấng quyền năng
hơn tôi: Ngài sẽ rửa các ông trong Thánh Thần và trong
lửa’. Phép rửa của Gioan chỉ là bên ngoài, như
nước chảy trên thân xác, còn phép rửa của Chúa
Giêsu, bên trong, như lửa thiêu huỷ tất cả,
như Thánh Thần mà sức nóng của Ngài ăn sâu vào
tận đáy lòng và biến đổi tất cả.
Để
hoàn tất lời giảng, Gioan còn nhấn mạnh tới
việc hệ trọng của giờ đã đến.
Phải có vị trí nào với Chúa Kitô. Phải quyết
định, vì Đức Kitô sẽ đến thi hành
một cuộc phân cách. Ngài sẽ sảy sạch lúa sân
Ngài, thu lúa vào lẫm, và đốt hết trấu.
Sứ
điệp của Gioan đã bắt đầu bằng
những lời giảng về phán xét thì cũng bằng
những lời đó Ngài kết thúc. Người ta,
một khi bị gọi trình toà, hẳn phải nhận
thức được tầm quan trọng của lúc
đó. Họ còn được tuỳ ý sắp xếp công
việc, để có thể tự biện hộ cho mình.
Nhưng ở đây đã thực cấp bách. Sự phân
cách và phán xét đã đang xảy ra rồi: sau cùng, trình
thuật Tin mừng đã ám chỉ việc này.
Thực
ra dân chúng có đón nhận ‘Tin mừng’ mà họ biết
nhận ra dưới những lời lẽ long trọng
và có tính cách đe doạ đó. Tin mừng đã bắt
đầu. Nhưng nó lại là khởi sự của
một chống đối. Hêrôđê mà liên hệ tội
lỗi với chị dâu bị lời Chúa cảnh cáo
đã lợi dụng quyền hành của mình để
bắt giam vị tẩy giả. Sự phân cách các tâm trí
bắt đầu, và cùng với sự phân cách đó là
sự phán xét.
|