Những hành vi thống hối.
Bài
Tin Mừng hôm nay Gioan Tẩy giả đưa ra lời kêu
gọi thống hối đầy khó khăn, theo văn phong tiên tri của Cựu
Ước: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các
anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa
sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh
những hoa quả xứng với lòng sám hối”.
Nhiều
người nhanh chóng phản ứng và hỏi: “Phải làm
gì đây?”. Đây là bài học quý giá
của bài Tin Mừng này: đừng bao giờ để
nhiệt tình thống hối ở trong sự mập
mờ, không có sự thống hối. Có những hành vi chứng tỏ rằng chúng ta muốn
thống hối và những hành vi đó cụ thể hoá
tức khắc sự quay lại của con tim: “Phải làm
gì đây?”
Trong khi suy niệm Tin Mừng Máccô, chúng
ta thấy có điều gì đó làm thất vọng trong
sự “thống hối” của chúng ta. Tâm tình của một sự biến
đổi tuyệt diệu làm chúng ta hứng khởi:
“Giờ đây, tốt lắm, cuộc sống của tôi
sắp thay đổi”. Chúng ta nghĩ đây là bước
đầu vĩ đại hướng
tới lý tưởng, hướng tới sự thánh
thiện. Nhưng chúng ta hầu như luôn luôn
bị mắc bẫy, chúng ta ở trong “tình cảm”
nồng nhiệt này (không đến) vài ngày, không nhanh chóng
khai thác ơn thống hối này, và sự hứng khởi
hạ xuống, cuộc sống tái diễn như
trước.
Có
một ranh giới khó vượt qua mà chúng ta thường
kinh nghiệm: đi từ tình cảm tới hành
động. Để chúng ta tức khắc
đi cho đúng đường, bài suy niệm đầu
tiên về sự thống hối nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của đức tin và
lời cầu nguyện. Đừng láu
cá, đừng chỉ dựa vào sức mình mà thôi, cầu
xin sự giúp đỡ của Thiên Chúa.
Lần
này lại chú trọng đến lòng can đảm của
chúng ta, cũng phải tự tin nữa! Và do đó nhanh
chóng tự hỏi “phải làm gì đây?”, một câu hỏi
đơn sơ nhưng dứt khoát, trong khi hướng
về cái đời thường nhất của cuộc
sống chúng ta.
Những lời khuyên của Gioan
Tẩy giả có thể xa vời với những vấn
đề của chúng ta, nhưng chúng ta hãy ghi nhận
lời mời gọi yêu thương, công bằng và
bất bạo động. Một số nhiệt tình thống hối thúc
đẩy chúng ta hướng về cầu nguyện
hoặc thờ phượng, hay nỗ lực tạo tính
cách: “Tôi sẽ tỏ ra dễ thương hơn
đối với x…”. Tốt,
nhưng chúng ta hãy nhìn xem chung quanh chúng ta một chút. Chúng ta sẽ đi đến chỗ chia sẻ
như thế nào? “Ai có hai áo hãy cho
bớt một áo”. Thật giản dị… và hiệu
quả hơn là giấc mộng anh hùng cho mười cái áo
mà điều này sẽ chỉ là một giấc mơ và
sau đó sẽ là biết bao lần thống hối
thất bại. Chúng để lại cho chúng
ta vị đắng chát.
-
“Đừng
ép buộc quá!”, Gioan Tẩy giả nói
như thế với những người thu thuế.
Thật là một sự xem xét lại rất cụ thể
cách cư xử của chúng ta trong công việc, việc kinh
doanh, sự giao dịch!
-
“Đừng
làm khổ ai cả!”. Thậm chí không
phải binh sĩ cũng không phải Trung tâm nghiên cứu
khoa học, có lẽ chúng ta ảnh hưởng quá mạnh
trên con cái chúng ta, trên các nhân viên, trên các thành viên của
một cộng đồng mà chúng ta có trách nhiệm. Có
rất nhiều cách để làm khổ, làm tay
anh chị. Chúng ta càng nỗ lực để trở nên
sáng suốt trong lãnh vực tế nhị này, sự
thống hối của chúng ta càng sẽ đi từ
giấc mơ đến thực tế.
-
Và
điều mà Gioan Tẩy giả đã không nói, chúng ta
phải tìm cho ra, trong khi vẫn ở trong đường
lối thực tiễn này: - Làm gì đây? – Cứ làm
một điều gì đó!
|