SỰ
XUẤT HIỆN CỦA VỊ TIỀN HÔ.
Sau những biến cố quá ư là
đặc biệt đi kèm với việc truyền tin và
sinh ra của Gioan và của Chúa Giêsu, tất cả đã
trở lại yên tĩnh. Suốt trong ba mươi năm,
người ta không nghe nói gì nữa. Cảnh cậu bé
mười hai tuổi trong đền thờ không
được ai nhắc tới. Những tiếng
đồn thổi trong nhân gian về các điềm lạ
quanh việc truyền tin đã bị quên đi từ lâu.
Vì thế, khi vị tẩy giả xuất hiện và Chúa
Giêsu bắt đầu giảng dạy đã gây ngạc
nhiên không ít. Vị Tiền Hô vào cuộc trước,
rồi sau đó mới tới Thày Chí Thánh.
1.
Thời kỳ
Tin mừng đã đánh dấu thời
kỳ này cách uy nghiêm và trang trọng. Những thời
biểu lịch sử được nhắc đến
ở đây che dấu một thảm kịch sâu xa:
‘Năm thứ mười lăm
thời hoàng đế Tibêriô-Xêda’. Hoàng đế Augustô mà vì chiếu
chỉ của ông, Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem thay vì Nagiarét,
đã băng hà ngay vào lúc đó. Tất cả mộng
ước mà vị hoàng đế Rôma xây dựng đã theo
Ngài xuống mồ. Ngài đã không trở thành ‘vị
cứu tinh nhân loại’ như người ta hy vọng
ở ông. Các con trai ông cũng vậy, đều đã qua
đời. Và như vậy, triều chính phải trao cho
người ông nhận làm con nuôi, Tibêriô, con người
bẳn gắt và đa nghi, nên ít người còn trông
đợi ông sẽ mang lại hạnh phúc cho họ. Vinh
quang của Rôma bắt đầu lạt dần, và trong cái
khung nhà của hoàng đế đã có những tiếng
gẫy răng rắc.
‘Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ
Giuđêa’. Dưới
những tiếng này, như muốn che đậy những
biến cố đáng lưu ý. Trong thời gian trên,
Hêrôđê, vị đại sư của người Do thái
cũng đã chết. Sự thống nhất của
vương quốc bị đổ vỡ…. chia làm bốn
quận vương nhỏ. Dù cho các vị cầm quyền
vẫn còn mang tước hiệu ‘vương’, nhưng
đó chỉ là tia sáng mờ nhạt và phần đất
quan trọng nhất, miền Giuđêa và Giêrusalem, đã
bị mất cho dù tới lúc này bên ngoài vẫn mang bộ
mặt tự trị. Vì thực ra người kế
vị Hêrôđê, Archelaus đã do người Rôma đặt
lên. Miền Giuđêa đã trực thiếp bị khuất
phục quyền Rôma và được cai trị bằng
một vị toàn quyền Rôma.
Trong pháo đài Antônia đã có những
toán quân Rôma. Binh lính Rôma đi tuần trên đường
phố và coi sóc miền này. Dân Chúa đã tùng phục dân
ngoại và phải đóng thuế. Vẻ hào hùng và sự
tự do đã mất.
Ngoài ra, Philatô còn là một cao uỷ
cứng rắn và không biết kiêng nể. Để
biết những chuyện xảy ra, ông đã cho một
toán quân mặc thường phục, trang bị gậy
ngắn, lẫn lộn vào dân chúng, rồi còn để quân
sĩ của ông can thiệp thẳng thừng nếu
cần… ông không hề nể vì gì tập tục Tôn giáo
của người Do Thái. Ông bãi bỏ tuỳ ý và chỉ
muốn làm giàu.
‘Hêrôđê làm quận vương xứ
Galilêa, còn em ông là Philiphê làm quận vương vùng Iturêa và
Tracônitiđê; Lisania làm quận vương xứ Abilêna’. Hêrôđê Antipas là người phóng
đãng. Ông muốn làm thân với người Rôma và vì
muốn tâng bốc, ông đã đặt tên cho công thự mà
ông xây trên bờ hồ Giênêsarét là Tibêriađê, để
tỏ lòng tôn kính hoàng đế Tibêrio, nhưng ông vẫn
còn nể nang người Do Thái, còn dự các buổi lễ
ở Giêrusalem hầu chứng tỏ mình đạo
đức. Hơn nữa, ông còn có những đội quân
bí mật dùng để chống lại sức mạnh này
khác nếu thấy cần. Miền Galilêa nơi mà Chúa Giêsu
hoạt động lại thuộc quyền nhân vật
đáng buồn này.
Quận vương thứ ba là một
người thân Hy lạp, hoà hoãn nhưng lại quá bình
thường. Còn quận vương thứ bốn là
một nhân vật không được biết đến.
Như vậy, xứ sở thì bị phân chia, dân chúng thì
bị trao vào cho các quan quyền chuyên chế chỉ nghĩ
tới thân họ và cuộc sống xa hoa, tiện nghi
của riêng họ. Chẳng còn gì vẻ lớn lao của
một đất nước cựu trào. Vương
miện đã rớt khỏi trán Israel.
‘Dưới thời thượng
tế Anna và Cai pha’. Israel là một dân tộc tư tế.
Đền thờ là nơi cần thiết nhất. Tư
tế và vua chúa đều được Giavê xức
dầu, đặt tên và trao phó việc phục vụ.
Nhưng sự thánh thiện của chức Tư tế
tinh tuyền đã mất đi. Vị thượng tế
được gọi phục vụ trong cả cuộc
đời, là nhân vật được thánh hiến trong
dân chúng. Thế mà người Rôma lại không để ý
gì đến tập tục này, họ tự gọi và
đặt lên tuỳ ý họ. Sứ vụ thánh được
trao phó cho dân ngoại và người ta còn có thể mua
chức đó nữa. Hai vị thượng tế đã
được đặt lên như thế đó: Anna và
rể ông là Caipha. Anna đã lãnh trách vụ, rồi lần
lần tới năm người con và bây giờ thì
tới con rể ông. Như vậy quyền thế tạm
thời và thiêng liêng không còn nữa, và tất cả hình
ảnh lịch sử được gợi lên bằng
những hàng chữ này chỉ nói lên một kỷ niệm
buồn của một dĩ vãng vàng son đồng thời
với ảo ảnh hiện tại thất vọng hoàn
toàn.
‘Lời Chúa được phán ra’. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa chỉ
bắt đầu ở điểm mà khôn ngoan của con
người sắp kết thúc. Khi sức mạnh của
con người ngừng lại, sức mạnh của
Thiên Chúa mới tỏ hiện. Ân sủng giả thiết
phải có bản tính và liên kết với bản tính,
nhưng không thể bị đầy đoạ ở
đó. Lời của Thiên Chúa có thể được phán
ở nơi và vào lúc mà người ta ít chờ đợi
nhất.
Thiên Chúa có thể dùng Xêda và hoàng
đế Rôma để thống nhất nhân loại, dùng
con đường Rôma để dễ giảng truyền
Tin mừng và để trao sứ điệp cho thế
giới. Ngài cũng có thể dùng các binh lính và thương
gia. Rồi Ngài có thể từ khước sự sửa
soạn tự nhiên đó và can thiệp bằng một cách
hết sức bất ngờ dựa vào chính sức
mạnh của lời Ngài. Ngài hoàn toàn tự do, toàn
quyền quyết định khi nào, ở đâu, trao cho ai,
trong mục đích nào Ngài sẽ phán.
Đó là lý do khiến con người
không bao giờ phải thất vọng vì cái có thể
ấy là Thiên Chúa phán bảo và hoạt động, lời
Ngài vẫn luôn sẵn sàng. Lại là lúc Israel được nâng cao nhất. Khi mà
yếu kém cả về chính trị lẫn Tôn giáo, thì
Đấng Mạnh Mẽ, Quyền Năng lại
đến. Một dòng dõi suy tàn đã nảy sinh trong
Đấng Messia, vị tạo Thành thế giới
mới.
2. Nơi
chốn
‘Lời Thiên Chúa được phán
với Gioan con Giacaria, trong hoang địa. Và ông đi
khắp vùng xung quanh sông Giođan’.
Hai địa danh được
nhắc đến:
Hoang địa: Môisen đã được Chúa gọi,
và sai đi trong hoang địa. Dân chúng đã
được dẫn dắt vào đây và giáo dục ở
đây. Êlia đã đến đây. Chúa Giêsu đã chuẩn
bị ở nơi này. Thánh Phaolô cũng tới đây sau
khi trở lại. Có hàng triệu và hàng chục triệu
người nối gót theo gương này. Trong im lặng,
người ta thấm Lời Chúa rõ hơn, và cuộc
sống khắc khổ làm cho người ta thấy tỏ
tình thương Chúa hơn.
Sông Giođan: Dòng sông không phải chỉ làmột
lãnh giới để dân địa phương và
người từ hoang địa về gặp gỡ
nhau. Nhưng Giođan là dòng sông mà những người Do
Thái đã vượt qua để chiếm Đất
Hứa: bây giờ, họ phải từ bỏ một hoang
địa thiêng liêng và phải bước vào nước
Thiên Chúa. Ở Giođan, nhờ sức mạnh của Thiên
Chúa, tường thành Giêricô đã bị sập xuống;
thì bây giờ tới lượt tường luỹ thiêng
liêng của Satan đã ngăn lối vào nước Chúa
cũng sẽ bị đổ như vậy.
Do đó, hoang địa và sông Giođan
đều có ý nghĩa. Đấy là những nơi mà
Lời của Chúa được vang vọng đặc
biệt, được đón nhận tốt, là những
miền của ân phúc nơi mà dân chúng hành hương
tới, là những nơi thuận tiện cho hoạt
động của Thiên Chúa, nơi có đền thờ vì
Thiên Chúa là Đấng Thánh đã tới gần.
3.
Hoạt động
Ba sự việc đáng được
để ý đặc biệt.
Thánh Gioan rao giảng: đã qua nhiều thế kỷ,
từ ngày Thiên Chúa phán với Israel, nay mới lại
thấy xuất hiện, lần đầu, một trong các
đại nhân của Thiên Chúa mà ngày xưa thật dễ
gặp thấy trong dân được Chọn. Từ nay
không còn là lời của Thiên thần mà là Lời của
Thiên Chúa, không qua trung gian nào cả, phán bảo với Gioan
và Ngài sẽ truyền đi.
Trong bài giảng, người ta đâu
được công bố sự hiểu biết riêng hay
kết quả của nghiên cứu thần học hoặc
truyền bá kinh nghiệm nội tâm, mà là giảng Lời
Chúa. Vị giảng thuyết chỉ là dụng cụ, là
trung gian. Cá nhân Ngài hoàn toàn giữ vai trò thứ yếu. Ngài
chỉ biết lắng nghe và truyền lại. Như
vậy, cùng một lúc phải mở lòng ra với Thiên Chúa
(từ trên xuống) và với dân chúng (từ dưới
lên), Ngài không được giữ gì cho mình, nhất là
không được thay đổi gì, giảm bớt hay làm
sai lạc đi.
Loan báo Lời Chúa, người ta không
thể tìm thấy nơi mình sự bất trắc hoà
lẫn với sự hoài nghi, sự phức tạp và
một tình trạng thua sút của một người
yếu kém, vì tất cả đều không đảm
bảo cho công việc của mình. Nhưng họ cũng
không được cậy vào một thế lực, phát
sinh từ một khoa học kiêu hãnh và thấm nhuần
tư tưởng này, vì lời giảng với sức
mạnh và theo Thần Trí đã đủ xứng với
Lời Chúa rồi.
Gioan tẩy giả: cử điệu thêm vào với
tiếng nói, nghi lễ đi với lời giảng. Con
người không phải là một hữu thể tinh
thần thôi. Vì thế, họ phải nhờ vào những
dấu thấy được để suy niệm cái
chẳng thấy.
Chúa Giêsu đã lập các bí tích đi theo
lời giảng dạy. Nơi thánh Gioan cũng vậy, bên
cạnh những từ ngữ mang tính cách nhất thời
là những dấu hiệu, những điềm báo về
các bí tích. Rửa tội là một cuộc thanh tẩy vì
từ nay tội lỗi sẽ được xoá sạch.
Một dân tộc nhơ nhuốc sẽ được
rửa sạch. Thanh tẩy là trầm mình xuống
nước rồi lên lại, vì tạo vật phải
trầm mình với Đức Kitô để chết cho cái
chết của con người tội lỗi cũ và
được nâng lên nhờ Đức Kitô Phục sinh
để sống cuộc sống mới trong ân sủng.
Thanh tẩy, nước trôi chảy… Vì từ đây
nước Thần Linh sẽ đổ tràn và vọt lên
ngập đồng. Thanh tẩy của Gioan, như vậy
cũng có giá trị lớn lao. Gioan kêu gọi thống
hối. Nếu con người không khước từ
những khuynh hướng tội lỗi, không làm một
cuộc đổi thay hoàn toàn đưa tới việc
trở lại. Họ không thể tiếp nhận Lời
Chúa. Sự thánh hoá giả thiết và đòi buộc
phải có sự thống hối như bước
đầu, khước từ tội phạm, ra khỏi
mình, và hướng về Thiên Chúa. Sự thay đổi
trong những định hướng của tư
tưởng và sự sẵn sàng thâm sâu, đã thấy
được khi Chúa giáng sinh và lúc thiếu nhi mười
hai tuổi giảng dạy trong đền thờ, bây
giờ rõ ràng là một đòi hỏi đối với
với chúng ta. Sự thống hối là cốt cán của
ơn cứu độ. Đó là một đòi hỏi mà con
người không bao giờ tự ý muốn nhắc nhở
mình, nhưng lại rất cần thiết cho họ.
4. Hoàn
tất.
Tin mừng thêm vào ở đây như
để làm trọn lời tiên tri Isaia:
‘Có tiếng kêu trong hoang địa, hãy
dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa
cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu, và hãy bạt
mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho
bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu
độ của Thiên Chúa’.
Bản văn ngôn sứ bàn về
cuộc tái trở về từ nơi lưu đầy
của dân Do thái. Giavê trở lại dẫn đầu dân
Ngài qua hoang địa vào Đất Hứa. Để
đám rước khải hoàn đi qua thì đường
xá phải bằng phẳng và có sửa soạn đàng
hoàng. Lời tiên tri đã được nên trọn lúc này
với một ý nghĩa cao cả và nặng về tinh
thần hơn. Nó không còn nói về xứ sở hay về
đường xá trần tục. Rời bỏ cuộc
lưu đầy và tôi đòi thiêng liêng con người lên
đường về nước Chúa với một thái
độ cương quyết. Và chính Thiên Chúa sẽ là
đầu đoàn rước: nhưng xác đáng hơn
phải nói là Đức Giêsu Kitô Thiên Chúa nhập thể,
Đấng Messia. Vì thế, những con đường
thiêng liêng hẳn sẽ phải phẳng lì do việc
sửa soạn tinh thần và tâm hồn. Gioan là tiếng
kêu, là người tiền hô đến kêu gọi dọn
đường vì sắp có vị Đại Vương
tới. Không có gì ngạc nhiên cả khi thấy sau lời
kêu gọi đó, dân chúng bị lay chuyển và lũ
lượt kéo về Giođan để nghe lời
giảng và theo sát các biến cố này.
Hoạt
động cứu độ đã bắt đầu
nhập cuộc.
|