Sám hối, hoán
cải tâm lòng – Radio Veritas Asia.
(Trích trong ‘Suy
Niệm Lời Chúa’)
Thomas Merton là một tiểu thuyết
gia nổi tiếng lan rộng khắp thế giới. Vào
thập niên 60, chàng theo Anh giáo, nhưng sống như
người vô thần. Một ngày nọ, tình cờ đi
ngang một nhà thờ Công Giáo, chàng được Chúa thúc
đẩy ghé vào nhà thờ trong chốc lát. Từ
trước tới nay Thomas Merton cũng đôi lần
đi nhà thờ đó, nhưng vì tò mò, vì theo anh em bạn
cho vui hơn là vì lòng tin, dầu chàng đã được
cha mẹ cho rửa tội ngày còn nhỏ. Sau này, khi đã
theo đạo Công Giáo và nhập vào Trappiste khổ tu, Thomas
Merton đã kể lại biến cố ấy như sau:
"Khi bước vào trong nhà thờ,
điều đầu tiên lôi kéo sự chú ý của tôi
đó là, tôi trông thấy một cô gái duyên dáng tuổi
chừng 15, 16 đang quì cầu nguyện một cách vô cùng
sốt sắng, không để ý đến chuyện gì khác
xảy ra chung quanh. Khi cả lúc tôi bước vào nhà
thờ, tôi rất đỗi ngạc nhiên trước
sự kiện, một thiếu nữ từng ấy
tuổi lại quì cầu nguyện trong ngôi thánh
đường lặng lẽ, một cách hết sức
tự nhiên và say đắm trong lời cầu, như
thể bị hút hồn. Dĩ nhiên, là cô gái nọ vào nhà
thờ không phải là để cho người ta ngắm
nghía, mà là để cầu nguyện và chỉ để
cầu nguyện mà thôi. Và nàng đã cầu nguyện
chăm chú, sốt sắng như các thánh trong một ngôi
thánh đường thanh vắng. Cuộc gặp gỡ và
thân tình ấy của thiếu nữ đó với Thiên Chúa
trong khung cảnh hoàn toàn vắng lặng của ngôi thánh
đường hôm đó, đó là một trong các nhân tố
dẫn đưa tôi đến chỗ gặp Chúa và theo
đạo sau này".
Ngôi
thánh đường công giáo vắng lặng ấy, đó
là một bãi sa mạc nơi con người có thể
gặp gỡ Thiên Chúa giữa lòng xã hội loài
người nhiều bôn chôn, dao động này. Qua các bài
đọc Chúa nhật II Mùa Vọng, Giáo Hội cũng kêu
mời chúng ta hãy biết tạo ra sa mạc trong tâm lòng mình
khi nào đó để gặp gỡ Thiên Chúa. Chương
5,1-9 sách tiên tri Barúc, là một lời sấm liên quan
đến ơn cứu độ theo truyền thống
Kinh Thánh. Barúc đã là bạn kiêm thư ký của tiên tri
Giêrêmia, nhưng thật ra sách Barúc là một tổng hợp
các văn bản thần học góp nhặt đó đây và
được soạn chung lại bằng tiếng Hy
Lạp vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch.
Tiên tri Barúc muốn khẳng định với dân Do Thái
rằng: Cuộc sống và niềm hạnh phúc là những
điều có thể thực hiện được sau
những năm tháng họ phải sống trong cay
đắng, tủi nhục, đen tối của kiếp
sống lưu vong. Để diễn tả sứ
điệp hy vọng và tin tưởng ấy, tiên tri dùng
một số hình ảnh biểu tượng như
chiếc áo, tên gọi, và các kỳ công vĩ đại
của Thiên Chúa. Chiếc áo đó ám chỉ phẩm giá
của con người khi giới thiệu thành thánh
Giêrusalem, là biểu tượng của toàn dân Chúa. Trong
chiếc áo mới rực rỡ của mừng vui, chớ
không phải chiếc áo tang của sầu buồn mà tiên tri
Barúc cố ý loan báo cho dân chúng biết, Thiên Chúa sẽ trao
ban trở lại cho họ phẩm giá làm dân riêng Chúa
chọn và chấm dứt sự sống khổ nhục
họ phải chịu trong thời lưu đày. Chiếc
áo tang của sầu thương diễn tả thời
gian và khung cảnh sống lưu đày tủi nhục.
Hình ảnh chiếc áo mới mừng vui trên đây hé
mở cho chúng ta thấy ý nghĩa việc Thiên Chúa can
thiệp vào lịch sử nhân loại khi cho Đức
Giêsu Kitô nhập thể làm người. Chúa Giêsu Kitô mặc
lấy chiếc áo yếu hèn của thân phận làm
người, mặc lấy chiếc áo rách nát, tả
tơi, hôi thúi của tội lỗi từng biến
dạng con người khiến cho nó không còn giống Thiên
Chúa nữa, vì đã đánh mất đi phẩm giá làm con
Thiên Chúa và là thụ tạo tuyệt diệu nhất trong
mọi loài thụ tạo. Chúa Giêsu mặc lấy nó
để đánh đổi cho loài người chiếc áo
mới, chiếc áo mừng vui được làm con cái Thiên
Chúa và giống hình ảnh Ngài. Với phẩm giá mới
ấy, thành thánh Giêrusalem đại diện cho dân Chúa,
cũng mang một tên gọi mới trong ngôn ngữ của
Kinh Thánh.
Đặt
tên cho một người, một vật, có nghĩa là tuyên
bố người đó hay vật đó thuộc quyền
sở hữu của mình. Nó cũng có nghĩa là
người đó hay vật đó được che
chở yêu thương và săn sóc. Giêrusalem từ nay, Thiên
Chúa sẽ đặt tên cho là Hòa Bình, Công Chính và Vinh Quang
của lòng thương xót. Dân riêng của Thiên Chúa từ
nay, sẽ làm một dân tộc diễn tả sự an bình,
công chính, lòng nhân từ, thương xót và vinh quang mà Thiên
Chúa hiện thực trong vương quốc thiêng linh
của Ngài. Vương quốc mà Thiên Chúa cống hiến
cho nhân loại ngay từ bây giờ, trên trần gian này,
với biến cố Đấng Thiên Sai nhập thể
làm người. Trong tên gọi mới này cũng tiềm
ẩn tên gọi Giêsu mà Thiên Chúa sẽ dành riêng cho
Đấng Cứu Thế. Chúa Giêsu là ơn cứu rỗi,
là sự che chở Thiên Chúa gởi đến cho loài
người luôn bị sự dữ cám dỗ và
thường bị tội lỗi chiếm hữu. Công
trình cứu độ và giải phóng ấy được
Thiên Chúa ra tay hiện thực và trao ban cho dân Người,
với sự cộng tác của mọi loài, mọi vật,
y như trong biến cố xuất hành khỏi Ai Cập
thời xa xưa. Thiên Chúa sẽ ra tay gạt bỏ mọi
chướng ngại, khó khăn. Đường vào sa
mạc dẫn đưa dân Ngài vào Đất Hứa
sẽ thẳng băng, không còn gò cao. Sa mạc nắng cháy
khô cằn sẽ nở hoa xanh tươi.
Trong
chương 3 Phúc Âm của mình, thánh sử Luca ghi lại
các biến cố ấy trong khung cảnh lịch sử
của thế giới chính trị và tôn giáo thời bấy
giờ. Ơn gọi và hoạt động loan báo Tin
Mừng của thánh Gioan Tẩy Giả xảy ra vào năm
thứ 15, dưới thời hoàng đế Tibêriô, năm
28, sau Tây lịch, bởi vì hoàng đế lên ngôi năm
thứ 14. Quan toàn quyền Giuđêa lúc đó là Phongxiô
Philatô, Palestine hồi ấy cũng gồm 3 châu
quận do 3 quận vương cai trị là Hêrôđê Antipa,
Philipphê và Lysania. Hai thượng tế vào thời này là
thượng tế Anna (vào năm thứ 6 đến
năm 14 sau Tây lịch) và thượng tế Caipha (trị
vì từ năm 18 đến năm 36 sau Tây lịch).
Tuy
nhiên, điểm thánh sử Luca cố ý nêu bật ở
đây chẳng phải là các biến cố lịch sử
chính trị và xã hội, mà là ý nghĩa thần học
của lịch sử. Thánh Luca muốn khẳng định
rằng, chính Lời của Thiên Chúa tạo ra lịch
sử. Tất cả mọi biến cố, mọi nhân
vật, mọi thời đại, cách tiếp nối
của các quyền bính và giới lãnh đạo trần
gian, chỉ là khung cảnh trong đó Ngôi lời của
Thiên Chúa nhập thể làm người để cống
hiến ơn cứu độ cho nhân loại. Lời thánh
Gioan Tẩy Giả rao giảng diễn tả trước
sứ điệp mà Chúa Giêsu Kitô loan báo sau này: Muốn
được ơn cứu độ, con người
phải lãnh nhận bí tích rửa tội, sám hối, hoán
cải tâm lòng, thay đổi lối sống, canh tân tư
tưởng và cung cách hành sự của mình, bởi vì
Đấng Thiên Sai đã hiện diện giữa lòng
trần gian.
Sa
mạc nơi thánh Gioan Tẩy Giả rao giảng phép
rửa sám hối là một điểm thần học
nổi bật khác của truyền thống Kinh Thánh. Trong
Kinh Thánh, sa mạc là nơi gặp gỡ Thiên Chúa. Sa
mạc khô cằn, nóng bỏng ban ngày, giá buốt ban đêm,
là hình ảnh cuộc sống của con người không có
bóng dáng và không có sự hiện diện của Thiên Chúa.
Giữa cảnh hoang vu của cát đá, con người
đói khát và lạc hướng. Những tình trạng
đó giúp con người ý thức được cái bé
bỏng hư không, vô nghĩa của đời mình.
Bởi vì nó chỉ là gì, nếu không phải là cát bụi,
hư vô? Nhận thức ấy khiến cho con người
từ bỏ mọi ý nghĩ kiêu căng, ngạo mạn,
mọi chủ trương coi mình là thần thánh và có
thể tự giải thoát lấy mình. Thái độ và tâm
tình ấy khiến cho con người rộng mở tâm lòng
mình, cho hành động và ơn thánh cứu độ
của Thiên Chúa. Đường vào sa mạc như thế
là con đường dẫn đưa con ngươì
về đến chỗ gặp gỡ Thiên Chúa và đón
nhận ơn cứu độ Ngài ban. Trong cuộc
sống thiêng liêng càng biết năng vào sa mạc, chúng ta
càng sống cảm nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa sâu
đậm hơn.
Sông
Giođan, cũng là hình ảnh thần học nổi
bật khác. Như tường thuật Phúc Âm thánh Luca,
Giođan là con sông của hai thời giao ước, nó là
chứng nhân của các biến cố lịch sử ý
nghĩa của dân Do Thái. Nước sông Giođan là
nước thanh tẩy của cuộc sống phục sinh
và của bí tích rửa tội.
Hình
ảnh nổi bật sau cùng trong tường thuật Tin
Mừng của thánh Luca là hình ảnh thánh Gioan Tẩy
Giả, vị tiên tri của hai thời giao ước,
người đã nhận được Lời Chúa trong
sa mạc, Thánh nhân loan báo rằng chính Ngôi Lời của
Thiên Chúa là động lực hướng dẫn dòng
lịch sử của nhân loại, chớ không phải con
người và các chương trình loài người
đưa ra. Do đó, càng biết san bằng các
chướng ngại ngăn cách chúng ta nhìn thấy Thiên
Chúa, chúng ta càng dễ nhận ra sự hiện diện
cứu độ của Chúa Giêsu trong đời ta,
giữa lòng thế giới.
Trong
chương 1 thư gởi tín hữu Philipphê, thánh Phaolô
chỉ cho chúng ta một con đường, một cách
thế giúp chuẩn bị hữu hiệu cho ngày Chúa
trở lại. Đó là luôn kiên trì sống tình yêu
thương, bác ái, biết vun trồng lòng tin, cậy,
mến và khả năng bén nhạy giúp nhận ra đâu là
thánh ý Chúa và điều đẹp lòng Ngài. Sống
được như thế, là tín hữu sinh hoa trái thiêng
liêng phong phú và hiện thực nơi con người
điều gọi là con cái Chúa và là dân riêng của Ngài.
|