Sa mạc.
Thomas Morton là một tiểu thuyết gia nổi tiếng. Mặc dù theo
Anh giáo, nhưng khi còn trẻ, chàng đã sống
như một kẻ vô thần.
Sau khi trở
lại, chàng đã vào dòng
khổ tu. Chàng đã ghi
lại biến cố làm đảo
lộn cuộc đời chàng như sau:
Hôm đó tình cờ
tôi bước chân vào một
nhà thờ Công giáo. Điều
đầu tiên lôi kéo sự
chú ý của tôi đó là
một cô gái duyên dáng
đang quỳ cầu nguyện một cách sốt sắng, không để ý tới những gì xảy ra
chung quanh. Tôi tự hỏi:
Tại sao một thiếu nữ trẻ đẹp lại có thể quỳ
cầu nguyện trong một ngôi thánh đường
lặng lẽ, một cách hết sức tự nhiên và say đắm như thể bị hút hồn?
Dĩ nhiên cô gái
vào nhà thờ
không phải là để cho người ta nhìn ngắm,
mà là để
cầu nguyện và chỉ để
cầu nguyện mà thôi. Cuộc
gặp gỡ thân tình của
cô gái với
Thiên Chúa trong khung cảnh
vắng lặng ấy đã là một trong
những yếu tố dẫn đưa tôi đến chỗ gặp Chúa và theo đạo
sau này.
Ngôi thánh đường, trong bầu khí trang nghiêm
và thinh lặng ấy, phải chăng là hình ảnh
của một sa mạc, nơi
con người có thể gặp gỡ và sống
thân mật với Thiên Chúa giữa dòng chảy của một cuộc đời nhiều bon chen và dao động
này.
Thực vậy, theo Kinh Thánh sa
mạc vừa là nơi con người chịu thử thách, vừa là nơi
con người gặp
gỡ Thiên Chúa. Như chúng ta thường
thấy: sa mạc thì khô
cằn sỏi đá. Ban ngày thì nắng cháy, còn ban đêm
thì lạnh buốt.
Đó
chính là hình ảnh cuộc sống của con người không có bóng
dáng và sự
hiện diện của Thiên Chúa. Giữa cảnh hoang vu của cát đá,
con người đói
khát và lạc
hướng. Thảm
trạng ấy sẽ giúp con người ý thức được cái bé bỏng của
thân phận, cái vô nghĩa
của đời mình, bởi vì con người là gì nếu
không phải chỉ là cát
bụi.
Nhận thức này sẽ giúp chúng
ta từ bỏ mọi ý nghĩ kiêu căng và ngạo
mạn, đồng thời mở rộng tâm hồn mình cho ơn sủng
của Chúa hoạt động. Đường
vào sa mạc
như thế là con đường dẫn đưa con người đến điểm hẹn, gặp gỡ với Thiên Chúa và đón
nhận những ơn phúc của
Ngài.
Trong cuộc sống thiêng liêng, càng
biết vào sa mạc, nghĩa
là càng sống
thinh lặng và cầu nguyện,
thì càng cảm nghiệm được sự gặp gỡ với Thiên Chúa một cách mật thiết và gắn bó hơn.
Dân Do Thái đã phải
lang thang trong sa mạc
suốt bốn mươi năm trời. Trong thời gian này, họ đã
phải gặp nhiều thử thách, nhưng cũng đã được chứng kiến biết bao việc kỳ diệu Thiên Chúa đã
làm vì yêu
thương họ.
Chúa Giêsu trước khi bắt đầu
cuộc sống công khai, cũng
đã vào sa mạc suốt
bốn mươi đêm ngày. Và Phúc âm
đã ghi nhận trong thời gian này, Ngài đã
ăn chay, cầu nguyện và chịu cám
dỗ.
Còn chúng ta thì
sao? Giữa những bon chen của cuộc sống, chúng ta có biết
vào sa mạc,
có biết dành lấy những giây phút thinh lặng
để thực sự cầu nguyện, gặp gỡ và kết
hiệp mật thiết với Chúa hay không?
|