Diễn từ về “Cuộc trường
chinh của việc giải phóng” --- Chú giải mục vụ của Hugues Cousin.
Và sẽ
có những điềm lạ trên mặt trời…
Lần
này đó là những biến cố gắn liền với
ngày quang lâm được nói đến (cc. 25-27).
Điều đáng chú ý là liên từ “và”: Chúa Kitô đi
từ thời của dân ngoại đối với thành
Giêrusalem đến những biến động trong vũ
trụ và không xác định chiều dài của thời
gian giữa sự tàn phá thành vào năm 70 với thời
Tận cùng. Như thế, ngài mặc cho sự giày xéo thành
bởi các dân ngoại (c. 24) một màu sắc cánh chung.
Đã hai nghìn năm rồi từ ngày xảy ra biến
cố ấy!
Những
điềm lạ nói đây nghiêm trọng hơn những
điềm lạ ở câu 11: chúng sẽ đồng
thời xảy ra trên mặt trời, mặt trăng và các
vì sao và sẽ gieo rắc lo âu sợ hãi cho toàn thể dân
cư trên mặt đất. Trật tự vũ trụ
sẽ chao đảo như thể trở về với
cái hỗn mang nguyên thuỷ ghi dấu thời tận cùng
của lịch sử. Các biến cố này đi liền
trước ngày quang lâm của Con Người, ngày đó
được nhắc đến một cách ngắn
gọn chứ không được mô tả. Trong khi ngày
đó là đích điểm của toàn thể lịch
sử nhân loại, thì tầm quan trọng của nó lại
quá nhỏ trong bài diễn từ mà trọng tâm lại
nằm ở chỗ khác.
Lúc
ấy, Chúa Giêsu mới đưa ra một lời diễn
giải giúp khám phá ý nghĩa của diễn từ (cc.
28-32); Ngài nối kết các biến cố Ngài vừa nói
ở trên với các câu hỏi ban đầu về ngày
giờ và dấu chỉ (xc.7). Một ý tưởng trung tâm
(c.28) được minh hoạ nhờ một dụ ngôn
(cc.29-30) và nhờ lời giải thích dụ ngôn ấy
(c.31).
Trước hết là dấu chỉ. Những
sự vật sinh sản (cây đâm chồi nẩy lộc,
trong dụ ngôn) cho phép các tín hữu suy diễn về
sự gần kề của ngày giải thoát vĩnh
viễn (mùa hè gần đến, trong dụ ngôn; và
Triều Đại Thiên Chúa gần đến, trong lời
giải thích). Nếu các sự việc này quy chiếu
về các biến động trong vũ trụ xảy ra
trước ngày quang lâm của Con Người, thì chỉ
có thế hệ tín hữu cuối cùng mới bị liên
hệ bởi sự gần kề của ơn cứu
độ vĩnh viễn. Và nếu Chúa Giêsu chỉ
đưa ra việc trời đất rung chuyển
như là dấu chỉ và không đưa ra những
điềm báo về sự sụp đổ của thần
thánh, Ngài không mặc khải gì mà lại đã không
được nói đến trong các bản văn Cựu
Ước liên quan tới Ngày của Chúa (x. Is 13,10; Hg 2,6). Trong
thực tế, dấu chỉ nằm nơi những
biến cố lịch sử xảy ra trước ngày
Giêrusalem bị tàn phá (xc.20). Về lệnh truyền “Anh em
hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên”,
đặc biệt thích hợp cho các kẻ bị bách hai
(xc. 12tt); “Ngài không nói với các Kitô hữu vô danh sẽ còn
sống vào lúc quang lâm cho bằng, một cách cụ thể
hơn, với các người đương thời
của tác giả Tin Mừng” (V.Fusco) và, qua họ, với
tất cả các Kitô hữu sau này sẽ nghe hoặc sẽ
đọc Tin Mừng thứ ba. Các thành viên trong Giáo Hội
của Luca –rồi chúng ta hôm nay- phải sống trong
sự xác tín rằng việc giải thoát họ thực
sự đang tới, rằng nó đã gần rồi. Như
lời Tông đồ Phaolô: “Hiện này, ngày Thiên Chúa cứu
độ chúng ta đã gần hơn trước kia, khi
chúng ta mới tin đạo… Ngày gần đến” (Rm
13,11-12).
Câu 32 trả lời một cách long
trọng cho câu hỏi về ngày giờ: Mọi
điều ấy sẽ xảy ra trong khi thế hệ này
–đa số những người đương thời
với Chúa Giêsu Nagiaret- vẫn còn sống. Từ ngữ
“mọi điều” bao gồm toàn bô các biến cố
tương lai đã được loan báo, kể và
nhất là biến cố quan trọng nhất” (V.Fusco).
việc quang lâm, nghĩa là những dấu chỉ là
việc Con Người ngự đến, Luca không ngại
ngần chi khi lấy lại lời truyền thống này
mà không thêm bớt gì, ông cũng đã làm như thế
ở 9,27 với lời liên hệ đến những
kẻ sẽ không phải chết trước khi thấy
Triều Đại Thiên Chúa, mạch văn cho phép quy
chiếu về biến cố hiển dung, rồi về
thời gian lý tưởng giữa biến cố Phục
Sinh và Thăng Thiên. Câu 32 còn đi xa hơn: thế hệ
đã chứng kiến biến cố Đền Thờ
bị phá huỷ cũng phải biết đến ngày
quang lâm. Việc quang lâm của Chúa Kitô vinh hiển bao trùm
cuộc sống mọi tín hữu và không thể là biến
cố thuộc về một tương lai xa xôi.
Để kết luận lời tiên
tri của mình, Chúa Giêsu xác nhận thế giá và tính cách
chắc chắn của lời hứa trước đây,
cũng như của toàn bộ diễn từ cánh chung
(c.33): chúng vững bền hơn vũ trụ (x.16). Nói
thế rồi, Ngài đồng hoá lời của Ngài
với lời Thiên Chúa mà Is 55,10-11 đã nhắc đến
hiệu quả.
Diễn từ kết thúc bằng
một lời huấn dụ tỉnh thức và cầu nguyện
(cc. 34-35). Những chỉ thị đã được
đưa ra cho các môn đệ rất rõ ràng: lời
cảnh giác phải đề phòng khỏi các lo lắng,
trong phần giải thích dụ ngôn hạt giống (8,14) và
giáo huấn về thái độ thích hợp đối
với của cải vật chất (12,22tt), cảnh cáo
chống lại việc say sưa, trong dụ ngôn
người quản lý trung thành (12,45-46). Về điểm
này, tình trạng mà Giáo Hội của Luca phải
đương đầu không khác gì tình trạng ở các
cộng đoàn của Phaolô. Các chỉ thị
được đưa ra ở 1Tx 5,4-8 –với cơ
nguy, như ở đây, là ngày Phán xét đến bất
thình lình đối với các tín hữu- và ở Rm 13,11-13
rất giống nhau. Sự ngủ mê đe doạ các
cộng đoàn, bởi vì, trong Luca cũng như trong các
thư của thánh Tông đồ, vang lên lời kêu gọi
hãy tỉnh thức, hãy chỗi dậy.
Hai tảng đá ngầm đối
nghịch nhau, nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau,
đang rình rập Giáo Hội: niềm hy vọng bồn
chồn về ngày trở lại gần kề của Chúa
Kitô (2Tx 2,1-3) và sự vỡ mộng, cơn cám dỗ buông
trôi mọi hy vọng vào tương lai (x. 2Pr 3,4). “Càng nóng
lòng trông đợi vào ngày quang lâm, càng đắng cay vì
nỗi thất vọng” (Fusco); và các ảo tưởng là
điều nguy hiểm cho đức tin. Rõ ràng đó là
mối nguy thứ hai mà Luca sợ cho Giáo Hội của mình
–cũng là mối nguy đe doạ các cộng đoàn Công
giáo Tây phương chúng ta vào cuối thế kỷ XX này- và
Luca phản ứng chống lại mối nguy ấy. Từ
đó, ta thấy sự kiện Chúa Kitô nói tiên tri, tuy có phân
biệt, nhưng không hoàn toàn tách rời việc Giêrusalem
bị tàn phá khỏi ngày quang lâm. Cũng do đó, mà đã có
những xác quyết: từ cuộc tàn phá này, sự
giải thoát các tín hữu đang gần kề; mỗi tín
hữu trong Giáo Hội của Luca –và mỗi người
trong chúng ta- phải sống trong mọi lúc thế nào
hầu có thể có sức mạnh… mà đứng vững trước
Con Người.
|