A.2/
Đến đây, mời đọc đoạn cuối
của Phần thứ nhất của Diễn từ
về Bánh Sự Sống :
PHẢN
ỨNG CỦA NGƯỜI DO THÁI (6.41-50)
Khi nghe
Đức Giêsu nói đoạn đầu của Diễn
từ (6.35-40), trong đó
cách riêng có hai câu: “Tôi là bánh
Sự Sống”, và “Tôi tự trời xuống”, đám dân
chúng Do Thái phản ứng kịch liệt :
41 “Người Do-thái liền xầm xì
phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói :
“Tôi là bánh từ trời xuống.” 42 Họ
nói : “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó
sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây
giờ ông ta lại nói : “Tôi từ trời xuống ?”
43 Đức
Giê-su bảo họ : “Các ông đừng có xầm xì với
nhau ! 44 Chẳng ai đến
với Tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng
đã sai Tôi, không lôi kéo người ấy, và Tôi, Tôi sẽ
cho người ấy sống lại trong ngày sau hết.
45 Xưa
có lời chép trong sách các ngôn sứ : Hết mọi
người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ.
Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa
Cha, thì sẽ đến với Tôi. 46 Không
phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ
có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính
Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. 47 Thật, Tôi bảo
thật các ông, ai tin thì được sự sống
đời đời.
48 Tôi là bánh Sự Sống. 49
Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc,
nhưng đã chết. 50 Còn bánh này
là bánh từ trời xuống, để ai ăn
thì khỏi phải chết.”
Người Do
Thái phản ứng bằng thái độ không tin
trước lời Đức Giêsu khẳng định
Người là Bánh Sự Sống. Thế mà nếu ta
nhớ lại : trên kia chính họ đã mở miệng ngỏ
lời "xin cho chúng tôi ăn
bánh ấy" (6.34) ! Tại sao bây giờ họ lại
trở mặt phản đối ?
+
Trước hết, là
tại vì khi nghe Đức Giêsu hứa ban bánh bởi
trời của Chúa Cha (6.32-33), họ nghĩ là một bánh
gì đó giống như manna hay một thứ gì vật
chất tương tự, nhưng không ngờ lại nghe
Đức Giêsu nói : bánh bởi trời đó chính là Bản
Thân Người và Lời Người : "Tôi là Bánh Sự Sống" (6.35), thì họ
đâm thất vọng.
Chúng ta thấy người Do
Thái vẫn chưa nhận ra lương thực thần
linh thường tồn Chúa muốn ban cho họ, họ
vẫn lại chỉ loanh quanh với những gì vật
chất, y như lúc đầu khi Đức Giêsu trách
họ: "Các ông tìm Tôi… chỉ vì được ăn no
chứ không vì đã thấy dấu lạ" (c.36).
Nếu
ngược lại, thay vì mong được ăn bánh no
nê như hôm trước, họ chú ý tìm hiểu dấu
lạ, thì nó sẽ hướng dẫn họ khám phá
những kho tàng phúc lộc ẩn giấu dưới
dấu lạ hóa bánh kỳ diệu đó.
Chúng ta ngày nay
cũng chẳng khác người Do Thái xưa mấy
đâu, vì quả thật chúng ta quá bận tâm, có thể nói,
quá bị ám ảnh về những điều vật
chất, khó mà nhấc mình lên cao.
Cũng vì cái bệnh “duy vật
chất” đó mà người Do Thái bị mờ mắt,
chẳng để ý gì đến các phúc lộc tuyệt
vời từ Bánh Sự Sống đó phát sinh, như
Đức Giêsu hứa (“khỏi
đói khát”, “được Sự Sống Đời
Đời”, “sống lại ngày sau hết…”), trái
lại họ thấy bị sốc vì hai câu của
Đức Giêsu: "Tôi là Bánh Sự
Sống" (c.35)
và "Tôi
đã từ trời xuống…” (c.38) và họ ghép thành một để phản
đối:
Làm sao ông
ấy dám nói: “Tôi là Bánh từ trời xuống ?
(c.41)
+ Kế đến, họ phản đối là tại vì
họ có một bằng chứng sờ sờ : họ
biết cha mẹ, anh em của Người còn đang
sống ở cùng làng quê với họ (6.42), do đó họ
cho là Người cũng là người trần tục có
cha sinh mẹ đẻ như họ, mà sao dám cuồng ngôn
là: "Tôi
từ trời xuống" ?
Chúng ta không
thể trách họ là không biết lai lịch
thần linh của Chúa Giêsu. Ở vào địa vị
họ, vào thời họ, chúng ta cũng sẽ phản
ứng như họ vậy. Làm sao họ hiểu
được mầu nhiệm Người là một
vị Thiên Chúa từ trời xuống, và khi giáng trần
làm người thì phải có mẹ sinh ra ? Đây là một
huyền nhiệm thần linh, trí óc loài người không
thể biết được trừ phi Chúa mặc
khải ra cho biết.
Có trách là trách
họ không tin Người :
“Tôi đã bảo các ông : các ông đã thấy tôi mà
không tin” (c.36), dù chính họ đã xin “Người làm
dấu lạ cho chúng tôi thấy mà tin” (c.30). Xin
được thấy một dấu lạ ư ? Thì
mới đây họ đã được thấy phép
lạ hóa bánh, do quyền năng siêu phàm của
Người, mà chính họ đã được
hưởng ! Chưa kể họ còn nhiều lần chứng
kiến những phép lạ khác nữa của
Người (6.2), nếu không họ đâu có khờ
dại mà chịu đi theo một người tầm
thường để nghe giảng từ sáng đến
chiều, đến nỗi phải nhịn đói, và Chúa
phải làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi
họ (cc.11-12).
Điều này
khiến ta suy nghĩ : Trong đời, phép lạ vẫn không
chắc đưa người ta đến với
đức tin. Bao nhiêu người trông thấy
phép lạ mà có chịu tin Chúa đâu ? Điển hình là
người Do Thái, họ luôn đòi dấu lạ (1Cr 1.22)
:
“Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm
một dấu lạ” (Mt 12.38-39)…
“Vậy thì ông (Giêsu) làm dấu nào cho chúng
tôi thấy và tin ông ?” (Ga 6.30).
Thế mà khi thấy
dấu lạ, phép lạ sờ sờ trước mắt,
họ có chịu tin đâu, các dục vọng đen
tối đã làm mắt họ hoen mờ: chẳng hạn
phép lạ anh mù bẩm sinh được sáng mắt (Ga 9.16tt) ; và phép lạ anh què
ở cửa đền thờ đi được :
“Họ lại thấy người
đã được chữa lành đứng đó với
hai ông (tông đồ Phêrô và Gioan), nên họ không biết
đối đáp thế nào…. Họ nói (với nhau) : “Ta
phải xử làm sao với những người này ?
Họ đã làm một dấu lạ rành rành :
điều đó hiển nhiên đối với mọi
người cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem, và ta không
thể chối được.”
Trước phép lạ
rành rành không chối được, họ cũng như
mọi tay độc tài khác trên thế giới, đành dùng
quyền lực mà bịt miệng các chứng nhân của
Chúa. Mời nghe tiếp :
“Nhưng để cho việc đó
khỏi lan rộng thêm trong dân, ta hãy ngăm đe, nghiêm
cấm họ từ nay không được nói đến
danh (ông Giêsu) ấy với ai nữa.” Họ cho gọi hai
ông vào và tuyệt đối cấm hai ông không
được lên tiếng hay giảng dạy về danh
Đức Giê-su nữa.” (Cv 4.14-17).
Chúng ta
thấy ở các nước Âu châu xảy ra bao nhiêu phép
lạ tỏ tường ra đấy, chỉ lấy
một ví dụ : Nước Pháp, có Đức Mẹ
hiện ra ở Lộ Đức và suối nước
lạ, từ hơn một
trăm năm nay đã làm vô vàn vô số phép lạ, chữa
lành những người bệnh hoạn tật nguyền
nan trị, mà khoa học hiện đại cũng đành
bó tay không chữa được, mà cũng không giải
thích được, thế mà lại là quốc gia bỏ
đạo nhiều nhất hiện nay.
|