NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÓ
NIỀM HY VỌNG
Đang khi Kitô hữu chúng ta
được có Niềm Hy Vọng Hằng Sống
tuyệt vời đầy an ủi, thì Thánh Kinh bảo
những người ngoài Kitô giáo là những người không
có hy vọng theo
nghĩa không có niềm hy vọng được sống
đời đời như chúng ta :
“Thuở ấy (còn ngoại
giáo) anh em không có Đấng Ki-tô, […] không có niềm hy vọng, không có Thiên Chúa ở trần gian
này.” (Ep 2.12 ; 1 Tx 4.13)
Chính
vì không có niềm hy vọng hằng sống, cho nên họ có
những thái độ, cách sống, và hành xử khác ta trong
cuộc đời. Ta có
thể tạm chia họ ra làm ba hạng :
Hạng
người thứ nhất coi cuộc đời vắn vỏi này là
để hưởng lạc.
Từ hai ngàn năm trước, Thánh Kinh đã mô tả
hạng người này bằng những lời lẽ không
hề lỗi thời :
1“Thật vậy, … chúng bảo nhau :
“Đời ta thật buồn sầu, vắn vỏi
:
không thuốc nào chữa cho con người khỏi
chết,
chẳng ai biết có kẻ nào thoát được cõi âm ty.
2
Bởi ngẫu nhiên ta đã ra đời, rồi
lại như chưa hề có mặt.
Hơi thở của ta là làn khói,
tư tưởng loé lên từ nhịp đập trái tim.
3 Khi nó tắt đi, thân xác sẽ
trở thành tro bụi,
sinh khí biến tan như làn gió thoảng.
4 Theo dòng thời gian, tên tuổi ta
cũng chìm vào quên lãng,
chẳng còn ai nhớ đến việc ta làm.
Đời ta sẽ qua như một thoáng mây trôi,
sẽ biến đi như màn sương sớm
bị ánh nắng đẩy lùi và sức nóng mặt
trời áp đảo.
5 Cuộc đời ta vụt
mất tựa bóng câu,
đã qua rồi là không còn trở lại,
ấn đã niêm, ai quay về được nữa !
6 Vậy, nào đến đây,
hưởng lấy của đời này,
tuổi còn trẻ, ta cố mà tận dụng
hết những chi đang có sẵn trên trần.
7 Nào, ta say rượu quý, ta
ngất hương thơm,
những đoá hoa xuân, ta đừng bỏ phí.
8
Nụ hoa hồng, ta đem kết triều thiên
trước khi hoa tàn lụi.
9 Đừng ai vắng trong các
cuộc truy hoan,
dấu vết ăn chơi, ta để lại khắp
nơi khắp chốn,
bởi đó chính là phần, là số ta được
hưởng.”
(Kn 2.1-11)
Lời phê phán của Thánh kinh
:
21 Chúng suy tính như vậy thật sai
lầm,
vì ác độc mà chúng ra mù quáng.
22 Chúng không biết những bí
nhiệm của Thiên Chúa,
chẳng trông chờ người thánh thiện sẽ
được thưởng công,
cũng không tin kẻ tinh tuyền sẽ
được ân thưởng.
23 Quả thế, Thiên Chúa đã
sáng tạo con người
cho họ được trường tồn bất
diệt.
(Vì) họ được Người
dựng nên như hình ảnh của bản tính
Người.” (Kn 2.21-23)
Lời phê phán ấy bảo
hạng người đó sai lầm vì họ không có
Lời Chúa dạy cho, nên sống không có hy vọng vào
phần thưởng của Thiên Chúa dành cho những ai tin
vào Người ; họ tưởng cuộc đời này
vắn vỏi rồi sẽ chết là hết, nên
vội vàng tìm hưởng mọi lạc thú :
“Chơi xuân kẻo hết xuân
đi,
Cái già xồng sộc nó thì
đến ngay”
chỉ vì không biết rằng : được
tạo dựng theo hình ảnh bất diệt của
bản tính Thiên Chúa, cho nên họ sinh ra không phải là
để chết, mà để được sống
trường tồn bất diệt.
Mặt khác, vì
không có niềm hy vọng, không có Chúa trên đầu trên
cổ để mà kính sợ, nên hạng người này
không những chỉ sống buông thả, mà còn dễ
đâm ra vô lương tâm, độc ác, hận thù, bạo
lực, khủng bố, và gây ra nhiều tội ác khác
nữa cho gia đình, cho xã hội…
Hạng
người thứ hai,
vì không được lời Chúa mặc khải, cho nên
họ sinh ra và sống trên đời, mà không biết
rồi cuộc đời sẽ đưa họ
đến đâu nên hoang mang lo sợ.… Trước
mắt thấy cái chết sẽ đến, mà không
thấy bên kia cái chết là cái gì, chỉ
thấy một sự vô định, mơ hồ…, không
biết bám víu vào cái gì để hy vọng…
Cùng lúc ấy,
họ thấy bao nhiêu công khó trong sinh thời họ đã
bỏ ra, để tạo lập nên cơ nghiệp,
sẽ coi như “dã tràng xe cát”, chết là phải bỏ
hết, cho nên lòng tiếc công tiếc của khiến
họ rất sợ chết, thậm chí chỉ nghe
đến tiếng “chết” thôi thì họ cũng sợ
không dám thốt ra….
Trong số này,
đang khi ấy cũng có những người hay suy
nghĩ về sự đời, thấy đời
đầy dẫy những bất công, những áp bức,
bạo lực, tranh giành, ghen ghét và đủ thứ tệ
nạn xấu xa …. cho nên họ coi đời này là phi lý,
họ đâm ra kẻ thì nổi loạn, quậy phá, và làm
những điều càn dở… ; kẻ thì chán đời, sống
thụ động tiêu cực, vô ích cho bản thân, cho
gia đình và xã hội…
Hạng
người thứ ba,
không hẳn họ không có hy vọng, họ cũng hy
vọng, nhưng khác chúng ta.
Chúng ta hy vọng được vào Thiên đàng, còn họ
là vào Niết Bàn, (cõi Tịnh độ) tức là
đạt được một trạng thái an nhiên
tĩnh tại tâm linh, diệt hết mọi ham muốn,
đam mê…bứt ra khỏi vòng luân hồi do luật
nghiệp báo chi phối…
Chỉ
có điều Niết Bàn là một chuyện hầu như
vô vọng, đạt được là chuyện vô cùng khó
khăn. Sách có kể
lại, Đức Phật là người lành thánh suốt
đời chỉ lo làm lành lánh dữ, cứu nhân
độ thế, thế mà phải tu luyện đến
3000 kiếp mới thành chánh quả, thì những hạng
người tầm thường thật khó mà hi vọng
được.
Chính
Đức Phật cũng đã nói : con
người chỉ có thể đạt đến cõi
Niết bàn, tức là tận điểm của tiến
trình thăng tiến tâm linh sau một chuỗi dài các
lần đầu thai (avatars) do luật nghiệp báo chi
phối (Karma).
Tại sao vậy ?
Vì tự sức mình, không muốn nhờ vào một sức
thiêng nào khác ngoài mình, làm sao họ có thể thắng
được những dục vọng, ham muốn, tham sân
si và bao nhiêu cám dỗ trong suốt cuộc đời, dù
họ chịu khó đi chùa, ăn chay, cúng Phật, làm công
quả, hành thiện, làm việc phúc đức...? Kinh
nghiệm đã luôn cho thấy là không thể được
! Do đó, ai trong loài người lại không phạm tội ? Mà hễ phạm
tội ác tức là tạo nghiệp, mà tạo nghiệp thì
họ sẽ phải mang lấy cái nghiệp chướng
ấy đeo bám vào mình. Nghiệp chướng
giống như quả tạ, cứ mỗi lần
phạm tội lại đeo thêm một quả tạ vào
mình mà không ai gỡ ra được, không ai có thể gỡ
cho họ được hết !
Thế là họ đành phải chịu
luật nghiệp báo mà vào vòng luân hồi để tu
lại từ đầu, mà không chắc kiếp sau sẽ
sống tốt hơn kiếp này hay sẽ còn tệ hơn ? Và cứ như thế bao nhiêu ngàn
kiếp mới có thể đạt được cõi
Niết Bàn ?
Bởi
thế ta mới nói, họ có hy vọng mà lại hầu
như vô vọng là vì vậy.
Dẫu
vậy, vô số người vẫn bám vào thuyết luân hồi
– được đầu thai vào
một kiếp khác để làm lại cuộc đời
(xem hình) – vì thấy nó có vẻ
từ bi và nhân đạo hơn là đạo lý Công giáo
về một kiếp người độc nhất
và sau đó là số phận cố định đời
đời.
Nhưng
xét kỹ mới thấy đạo lý Công giáo dạy
chỉ có một kiếp mà thôi, một là được,
hai là thua sạch, không còn hi vọng vay mượn ai
để gỡ gạc, nương nhờ vào nơi nào
để làm lại từ đầu..., là đúng
đắn, nó khiến cho người ta phải coi
cuộc sống này là nghiêm chỉnh và quí giá vô song, và
phải thận trọng mà sống cho nghiêm túc
! “Vì cho dù
người ta được cả thế giới mà
phải thiệt mất mạng sống (tức là linh
hồn mình), thì nào có lợi gì ? Hoặc
người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng
sống mình ?” (Mt 16.26)
Vì thế,
đạo Công giáo không chấp nhận có luân hồi !
|