NIỀM
HY VỌNG CỦA KITÔ HỮU
Nghe
những lời Thiên Chúa trên đây, hứa một viễn
tượng xán lạn huy hoàng cho tương lai chúng ta,
người Kitô hữu phải thấy mình thật
hạnh phúc, vì là những người có hy vọng, một hy
vọng hằng sống, Thánh Phêrô bảo thế (1 Pr
1.3). Chúng
ta có hy vọng vì chúng ta có Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu
Thế. Người đã chiến thắng tử thần
bởi cái chết và sự sống lại của
Người, và đã cho chúng ta được thông phần
vào sự sống và sự sống lại của
Người khi chúng ta tin theo
Người!
Hiện nay,
từ trên cõi vĩnh phúc, Người vẫn còn tiếp
tục cầm quyền làm vua (1 Cr 15.25) để chinh phục người ta vào
trong Vương quốc, và chinh
phạt tất cả các địch thù của
Người và cũng là của chúng ta, cho đến khi
Người đánh bại và nhốt chúng xuống “vũng
lửa sinh diêm ở đó chúng bị gia hình ngày đêm
đời đời kiếp kiếp” (Kh 20.10), “địch
thù cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết” (1 Cr
15.25-26). Ngày ấy, Người khai mạc Cõi
Trời Mới Đất Mới cho chúng ta sống vĩnh
viễn hạnh phúc muôn đời (Kh 21.-22) như đã
trình bày trên đây.
Như thế mới
thấy :
"Thiên
Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một,
để ai tin vào Con của Người thì khỏi
phải chết, nhưng được sống muôn
đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của
Người đến thế gian, không phải để
lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con
của Người, mà được cứu
độ." (Ga 3.16-17)
Chúa
đến để cứu thoát chúng ta, vì biết chúng ta
không thể nào tự sức riêng mà cứu mình
được. Tình cảnh của loài người như đang
chìm vào vùng đất lún, nếu không có người từ
trên bờ kéo lên, thì không thể nào thoát ra khỏi vũng
lầy nguy hiểm đó được. Vì thế có
thể nói rằng từ chối lời kêu gọi của
Chúa là từ chối đi vào cõi sống mà trầm mình trong
cõi chết !
Hiện
thời sống trên trần gian, chúng ta thật hạnh phúc
vì được Thiên Chúa Cha ban Con Một là Chúa Giêsu. Người đã đến để dạy
dỗ loài người chúng ta, đã yêu chúng ta đến
cùng, yêu đến chết, không thể nào yêu hơn
được nữa, vì đã bằng lòng chịu
chết trên thập giá để giải thoát chúng ta
khỏi Cái Chết Đời Đời.
Như vậy,
Người còn chưa lấy làm đủ, vì Chúa biết
sau khi được cứu chuộc, chúng ta vẫn có
thể bị gục ngã dọc cuộc hành trình về quê
trời, cho nên Người lập Bí tích Thánh Thể,
để ban chính Mình Máu Người, mà nuôi dưỡng
chúng ta bằng sức sống thần linh có nơi
Người, nhờ đó ta đủ sức băng qua
cõi đời tạm này mà đạt tới Cõi Hằng
Sống Vĩnh Cửu.
Người
còn lập những Bí tích khác nâng đỡ linh hồn và
thể xác yếu hèn của ta : Không kể lúc bắt
đầu cuộc đời, Bí tích Thánh Tẩy tái sinh ta
làm ta trở nên con của Thiên Chúa, rồi ta
được Chúa thêm sức mạnh thần linh qua Bí Tích
Thêm Sức ban Thánh Thần; khi ta sa ngã trong tội, Chúa
chờ đợi ta đến với Bí Tích Hòa Giải
để tha thứ ; lúc ta ốm đau, bệnh hoạn
hay già lão, có Bí tích Xức Dầu bệnh nhân để ban
sức khỏe thân xác và linh hồn… nâng đỡ ta trong
những hoàn cảnh khó khăn cơ cực ấy.
Nhưng có một điểm
làm cho bức tranh tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời vừa mô
tả trên đây, bị bôi đen trong tâm tưởng chúng
ta, đó là : chúng ta bị ký ức
tội lỗi ám ảnh dày vò, khiến luôn miệng chúng
ta thốt ra những lời kêu xin ơn tha thứ của
Chúa, giống như những tên tội đồ khốn
nạn tội nghiệp lạy lục van xin lòng
thương xót của ông quan tòa :
“Lạy
Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con mở
lượng hải hà xoá tội con đã phạm..
Vâng, con biết tội mình đã phạm,
lỗi lầm cứ
ám ảnh ngày đêm.” (Tv 51.3-5)
Sợ
tội là tốt, vì tội xúc phạm đến Chúa và
đưa ta xuống nơi trầm luân muôn kiếp. Thống hối là tốt, nhưng
để mình bị dằn vặt và ám ảnh bởi
tội lỗi là phản Tin Mừng, vì
Đức Giêsu đã nói cho biết nỗi vui mừng
của Thiên Chúa qua ba dụ ngôn: người mục
tử khi tìm được chiên lạc thì “vui mừng vác lên vai”, người đàn bà
đánh mất đồng bạc, và khi quét nhà tìm
được “bà mời
bạn bè hàng xóm lại chung vui”, người cha khi
đón nhận đứa con hư hỏng trở về
thì ông quên hết tội của nó, và “mở tiệc ăn mừng ! Vì con ta đây đã
chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm
thấy” (Lc 15.1-32).
Chúng
ta nghe tiếng lương tâm cáo tội, Thiên Chúa biết
hết, nhưng lòng độ lượng khoan dung của
Người đối với chúng ta còn lớn hơn
lương tâm của ta nữa :
“Vì nếu
lòng chúng ta có cáo tội chúng ta,
Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta,
và Người biết hết mọi sự.” (1 Ga 3.20)
“Ôi lạy CHÚA, nếu như Ngài
chấp tội,
nào có ai đứng vững được chăng ?”
“Người không
cứ tội ta mà xét xử,
không trả báo ta xứng với lỗi lầm.” (Tv 103, 3,10)
“Nếu kẻ gian ác
từ bỏ mọi tội lỗi mình đã phạm
mà… thi hành điều chính trực công minh, thì chắc
chắn
nó sẽ
sống… Mọi tội phản nghịch nó
phạm, người ta
sẽ không còn nhớ đến nữa.” (Ed
18.21-22)
Người trong
Cựu Ước mà đã có một niềm tin
tưởng nơi lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa
như vậy, huống chi chúng ta, Kitô hữu ! Khi chúng ta sa
ngã phạm tội xúc phạm đến Thiên Chúa, cho dù
bởi những tội nặng nề mấy đi nữa,
ta vẫn có hy vọng được tha thứ và
cứu rỗi, nếu ta vẫn còn tin vào Chúa Giêsu,
tin vào tình yêu của Người, Đấng đã chết
để cứu ta (xem Ga 3.14-16), vì Thiên Chúa không nhìn chúng ta
như chúng ta tự nhìn mình tràn ngập tội lỗi, song "Người nhìn chúng ta trên
cơ sở này là : chúng ta có đang được ở
trong Đức Giêsu bởi lòng
tin hay không." (Đọc Tin Mừng theo Gioan, tập III đã dẫn, tr.165).
Điều nói
trên, được sách Diễm ca diễn tả bằng
mấy vần thơ sau đây :
“Này các thiếu nữ Giê-ru-sa-lem,
da tôi đen, nhưng nhan sắc mặn mà…
Xin đừng để ý đến da tôi rám nắng :
mặt trời đã làm cháy da tôi.”
(Dc 1.5-6).
Dù làn da ta “đã rám nắng, ra
đen đủi” vì những dục vọng thấp hèn và
sa ngã tội lỗi trong trường đời
đầy gian nan, thử thách và cạm bẫy, thế mà
Thiên Chúa vẫn đi tìm tình yêu nhỏ bé của ta, vẫn
“say mê sắc đẹp” của tạo vật
Người. Nếu Thánh kinh không nói, làm sao ta
dám tưởng nghĩ. Sách Diễm ca cho nghe lời
gọi tình yêu đó của Thiên Chúa :
“Người yêu của tôi lên tiếng bảo :
“Dậy đi em, bạn tình của anh,
người đẹp của anh, hãy ra đây nào !
Tiết đông giá lạnh đã qua,
mùa mưa đã dứt, đã xa lắm rồi.
Sơn hà nở rộ hoa tươi
và mùa ca hát vang trời về đây.
Tiếng chim gáy văng vẳng khắp
đồng.
Vả kia đã kết trái non,
vườn nho hoa nở hương thơm ngạt ngào.
Dậy đi em, bạn tình của anh,
người đẹp của anh, hãy ra đây nào !
Bồ câu của anh ơi,
em ẩn trong hốc đá, trong vách núi cheo leo.
Nào, cho anh thấy mặt, nào, cho anh nghe tiếng,
vì tiếng em ngọt ngào và mặt em duyên dáng.”
(Dc 2.10-14)
Yêu
thương ta như vậy trọn cuộc đời,
Thiên Chúa chưa cho làm đủ, tình yêu Người còn
vượt qua cả sự chết, khi Người làm cho
cả thân xác ta sau khi chết cũng được
sống lại sáng láng, cùng với linh hồn
hưởng hạnh phúc bất diệt muôn đời muôn
kiếp bên Người chẳng bao giờ còn lìa xa nữa.
Chúng
con xin tạ ơn Thiên Chúa muôn ngàn lần
vì đã cho chúng con
được
NIỀM
HY VỌNG HẰNG SỐNG tuyệt vời như thế !
Chúa
ơi, chúng con là những người hạnh phúc,
sung
sướng nhất trần gian !
***
|