Xét xử.
Chính trong Chúa nhật sau
cùng của năm phụng vụ, chúng ta tự nhiên nghĩ
về sự phán xét – Sự phán xét sau cùng và sự phán xét
mỗi người chúng ta sau cái chết. Tin Mừng
hôm nay làm chúng ta hết sức ngạc nhiên, bởi vì ở
đây người bị xét xử là chính Đức Giêsu,
Đấng mà chúng ta gọi là Vua của chúng ta.
Đôi khi trong một phiên
tòa, xảy ra trường hợp bị cáo là chính quan tòa.
Quả thật, đôi khi chính khái niệm công
lý bị xét xử.
Hãy lấy
trường hợp của Louise Woodward, một
người Anh 19 tuổi mà ban bồi thẩm ở
Massachusetts tin rằng năm 1998 cô đã giết chết
một em bé tám tháng tuổi, Matthen Eappen được giao
cho cô chăm sóc. Nhưng nhiều người theo dõi vụ án đã tin rằng công lý đã
mắc sai lầm. Người ta cho rằng cô đã
giết em bé vì lầm thuốc. Nhưng đây chỉ là
sự nghi ngờ hợp lý và ban bồi thẩm khó có
thể tìm ra bằng chứng giết người – Đoàn
luật sư được kêu gọi chống lại
bản án cho cô.
Lúc
đầu vụ án, Louise là một bị cáo. Nhưng giờ
đây mọi tập trung đều hướng về
quan tòa Hiller Zobel, ông đã xem lại bản án. Trong lúc
chờ đợi quyết định của ông, nhiều
câu hỏi được đặt ra về tính cách
của ông. Người ta nói rằng ông là
người có tư tưởng độc lập. Một người không bị dư luận làm
dao động hoặc nhượng bộ một áp
lực. Bản án ông đang đi
đến sẽ cho biết những nhận xét ấy
về ông có đúng hay không. Giờ đây, chính quan tòa Zobel
đang được xét xử.
Sau khi cân
nhắc cẩn thận Zobel thay đổi bản án của ban bồi thẩm là giết
người mức độ hai thành tội ngộ sát.
Vâng một em bé đã chết và Louise đã bị khiển
trách về cái chết ấy. Nhưng cô không phải là
kẻ sát nhân. Và khi cô đã phục vụ
mười bảy tháng trong nhà tù. Cô được
trả tự do. Trong con mắt của những quan sát viên
trung lập, bản án của ông là
đúng đắn. Từ vụ đó, danh tiếng của
quan tòa Zobel được nâng cao. Ông đã
chứng tỏ là một người quan tâm đến công
lý với tất cả sự nhiệt thành.
Hình ảnh của cảnh
tượng trong Tin Mừng hôm nay. Đơn
độc và không vũ khí, Đức Giêsu đứng
trước Philatô trong vụ xử liên quan đến
mạng sống của Người. Người đã
bị những người Do thái kết án
gây ra xáo trộn trong dân, và nói với họ đóng thuế
cho xê-da là sai lầm.
Tuy nhiên, Philatô đã
sớm thấy rằng Đức Giêsu vô tội. Ông còn tuyên bố. Người
vô tội trước nhà lãnh đạo tôn giáo. Nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo bắt
đầu gây áp lực chính trị trên ông. Họ
đe dọa sẽ báo cáo lên Rôma việc ông trả tự
do cho một người mà họ xác nhận là kẻ thù
của xa-dê.
Giờ đây sự chú ý
chuyển từ Đức Giêsu qua Philatô. Giờ đây Philatô là người bị xét
xử. Ông có thấy rằng công lý
phải được thực hiện không? Đức Giêsu làm cho điều đó trở nên
dễ dàng đối với ông bằng cách bảo
đảm rằng Vương quốc của Người
không đe dọa Xê-da. Philatô đã
đấu tranh với điều đó. Nhưng rồi ông bắt đầu thỏa
hiệp. Ông cố làm nguôi những kẻ kết án Đức Giêsu. Trước
hết bằng cách cho đánh Đức Giêsu bằng roi và
rồi cho thả Baraba. Khi điều
này không làm họ thỏa mãn, ông nhượng bộ áp
lực và trao Đức Giêsu cho họ.
Philatô biết điều
ông đã làm. Ông sai đem nước để
rửa tay với hy vọng vô ích
được tẩy sạch khỏi những vết
nhơ vì máu vô tội. Sau cùng ông là
người bị lên án. Chỉ cần một cái búng
tay, ông có thể trả tự do cho
Đức Giêsu. Tuy nhiên vì sợ cho
địa vị của mình, ông đã để cho một
người vô tội nhất bước đi trên mặt
đất này để đến cái chết. Sự
hèn nhát của Philatô tương phản với sự can
đảm thinh lặng của Đức Giêsu.
Ngày nay các nhà lãnh
đạo chính trị thường bị những áp
lực tương tự. Các nhóm áp lực chi phối
họ, đe dọa sẽ bãi nhiệm họ nếu
họ không theo đường lối
của các nhóm đó. Cũng có lúc, tất
cả chúng ta sẽ bị áp lực. Tất
cả chúng ta thấy mình bị xét xử.
Bởi cách chúng ta sống, đặc
biệt bởi thái độ của chúng ta đối
với sự thật và công lý, chúng ta tuyên bố mình
đứng về phía Đức Kitô và vương quốc
của Người, hoặc chúng ta giống như Philatô,
đi theo con đường trốn
tránh và hèn nhát. Không thể có thái độ
trung lập.
Ai xét xử Philatô? Ông là người xét xử chính mình. Chúng ta cũng xét xử chính mình. Đừng chờ đến ngày phán xét cuối
cùng. Phán xét xảy ra ngay bây giờ.
Nó diễn ra mỗi ngày, trong những
điều nhỏ. Trước khi
kết thúc, người ta đã phán xét mình. Bằng
trăm, ngàn cách họ đã chọn theo
hoặc chống chính mình hay anh chị em của mình, theo
hoặc chống sự thật. Sự phán xét
của Thiên Chúa sẽ không hoàn thành một điều gì
mới. Nó sẽ đưa ra hầu
như những việc đã làm.
Tuy nhiên chúng ta đừng
bao giờ quên rằng tình yêu và lòng thương xót của
Chúa Cha ở trung tâm Vương quốc. Đức
Giêsu không nói để chúng ta sợ hãi ngày cuối cùng
đó, mà chỉ để chúng ta sẵn sàng cho ngày đó.
Vui biết bao khi thuộc
về Đức Kitô và vương quốc của
Người. Hãy để đời sống chúng ta
được thần khí Người cai trị và
bằng những phương thế nhỏ bé hãy làm
việc để mở rộng nước của
Người – một vương quốc của chân lý và
sự sống, sự thánh thiện và ân sủng, công lý, tình
yêu và hòa bình.
|