Trung tín.
Chúng ta hẳn đã
nghĩ rằng chỉ có các dân tộc sơ khai và trong quá
khứ xa xôi mới tôn thờ ngẫu tượng. Sự thật không phải như thế. Con
người hiện đại cũng có các ngẫu
tượng của họ. Và họ tôn
thờ các ngẫu tượng ấy như thế nào.
Tiền bạc là ngẫu tượng phổ
biến nhất hôm nay. Nhưng cũng có những
ngẫu tượng khác: tài sản, lạc thú, thành công,
danh vọng, quyền lực… Sự tôn
thờ thần tượng khá nhất là dẫn
người ta đến một đời sống phù
phiếm, còn tệ nhất là một đời sống
mất phẩm cách, đê tiện. Nhưng tai hại to lớn nhất mà sự tôn
thờ ngẫu tượng gây ra là nó làm cho người ta
quên đi Thiên Chúa chân thật.
Người ta có thể
lấy mình làm ngẫu tượng. Các
lãnh tụ Cộng sản lấy chính mình làm ngẫu
tượng. Một trong những
đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản
là “tôn thờ lãnh tụ”. Các lãnh tụ đặt
chính mình lên bệ thờ. Bạn quay
về hướng nào, cũng thấy những hình ảnh,
tranh tượng của họ (Chúng ta thấy điều
này ở I-rắc với Sadam Hussein). Khi
chủ nghĩa cộng sản sụp đổ nhiều
bức tượng như thế đã bị giật
sập và đập vỡ. Những quái
vật ấy, những thần tượng ấy
đồng nghĩa với sự đàn áp và khủng
bố.
Trong lúc mà những bức
tượng bị đổ nhào, tạp chí Time phát hành
một bức ảnh nhỏ làm xúc động.
Bức ảnh được chụp ở Ukraina, cho
thấy một nhóm dân thường tụ họp cầu
nguyện xung quanh một bàn thờ đơn sơ ở một nơi công cộng. Trên bàn thờ, người ta đặt một
tượng bán thân của Đức Kitô. Bức ảnh này nói lên tất cả. Sau khi các thần tượng bị lật nhào,
Đức Kitô được đặt vào đúng vị
trí của Người. Thật
tương phản biết bao giữa qui luật của
Người và qui luật của những thần
tượng. Các thần tượng
chỉ huy; Đức Kitô mời gọi. Các thần tượng chỉ huy thông qua sợ
hãi, Đức Kitô chỉ huy thông qua tình yêu. Các thần tượng đem đến áp
bức và chết chóc; Đức Kitô đem đến
tự do và sự sống. Không có gì
đáng kinh ngạc khi chúng ta giữ lòng trung tín, trung kiên
với Người, điều mà chúng ta không làm
đối với một người khác hoặc một
cơ chế trên trần gian.
Tin Mừng cho chúng ta thấy Đức
Giêsu đứng đơn độc và không vũ khí
trước Philatô. Làm tổng trấn một tỉnh
thuộc Lamã, Philatô là một con người đầy
quyền lực. Ông có hàng ngàn binh lính
dưới quyền ông. Và kia là
Đức Giêsu – không có lấy một người lính
để bảo vệ. Tuy nhiên, Đức
Giêsu là người cao cả hơn không ai sánh bằng.
Và mặc dù Người có thể bị
tổn thương. Người là
Đấng duy nhất chỉ huy làm chủ.
Quyền lực chính trị là khả
năng ép buộc những người khác làm theo ý muốn của người ta. Khả
năng này chủ yếu là do một địa vị
như vua hoặc tổng thống. Nó không
ở người chiếm giữ địa vị
ấy. Quyền lực chính trị không
liên quan đến lòng tốt hoặc sự khôn ngoan.
Nhiều người ngu ngốc và
xấu xa đã thực hành quyền lực ấy.
Mặt khác, quyền bính
tinh thần hoàn toàn thuộc về cá nhân và không liên quan
đến khả năng ép buộc những người
khác. Người có sức mạnh tinh thần cao
cả có thể giàu sang và đôi khi chiếm những
vị trí lãnh đạo, nhưng thông thường họ
nghèo khó và không có quyền lực chính trị.
Chúng ta phải phân biệt
giữa quyền bính và ảnh hưởng, và đàng khác là
quyền lực và sự chỉ huy người khác. Một số người với quyền bính tinh
thần cao cả nhưng hoàn toàn không có quyền lực và
phần lớn người có ảnh hưởng không
cần kiểm tra những người mà họ có ảnh
hưởng. Đức Giêsu làm cho người ta
cảm nhận sự hiện diện của Người
một cách đơn giản bởi tính cách của
Người. Có một quyền bính thầm
lặng trong mọi việc Người nói và làm.
Đức Kitô là niềm
tin hy vọng của loài người. Người
cho chúng ta thấy Thiên Chúa là ai và làm cách nào để
giữ Thiên Chúa ở trung tâm đời sống chúng ta.
Thiên Chúa không phải là một khuôn mặt xa lạ và
thờ ơ. Thiên Chúa là Cha của chúng ta ở trên trời,
Đấng gần gũi với chúng ta,
và chúng ta quan trọng và quí giá đối với
Người.
Đức Kitô không
đến để thiết lập một quyền
tối thượng chính trị nhưng để làm
chứng cho chân lý về quyền tối thượng
của Thiên Chúa vĩnh cửu và trên toàn thể vũ
trụ.
|