Đời
sống trong sáng đáng quý như châu ngọc
Suy niệm của Lm. Phạm Thanh Liêm.
Ngày
24 tháng 11, là ngày lễ thánh linh mục tử đạo Anrê
Dũng Lạc. Giáo Hội Việt Nam đã xin Giáo Hội
hoàn vũ để mừng lễ Các Thánh Tử
Đạo Việt Nam vào ngày này, và nhận Các Thánh Tử
Đạo Việt Nam là bổn mạng Giáo Hội Việt
Nam. Vì là bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam, nên
lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là lễ
trọng và được dời vào ngày Chúa Nhật. Chúa
Nhật cuối cùng của năm phụng vụ là lễ
Kitô Vua, nên lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
được mừng vào Chúa Nhật trước lễ
Kitô Vua.
Các
thánh tử đạo là những người dám chết
để làm chứng Thiên Chúa yêu thương con
người. Các ngài là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa
đang làm những điều kỳ diệu nơi
những con người yếu đuối mỏng dòn.
Đời
sống trong sáng đáng quý như châu ngọc
Bài
đọc thứ nhất trong sách Maccabêô quyển thứ
hai, thuật chuyện một người đáng kính,
từ chối không ăn thịt heo cho
dù phải chết. Ông được nhiều người
quý mến nên đổi thịt heo thành thịt mà luật
cho phép ăn, rồi đề nghị ông giả vờ ăn thịt heo để thoát chết. Êlêazarô từ chối mánh khóe để
được sống này, vì khi làm như vậy gây
gương xấu cho thế hệ tương lai.
Thế hệ trẻ đâu biết đó không phải là
thịt heo, nên tưởng rằng Êlêazarô tham sống
sợ chết mà vi phạm luật Chúa.
Thái
độ sống của Êlêazarô rất trong sáng, rất
tự do ngay cả đối với cái chết. Ông cũng là người cho thấy tình yêu và trách
nhiệm đối với thế hệ tương lai.
Nơi con người mỏng dòn, Thiên Chúa đã và đang
làm những điều tuyệt vời. Các thánh tử
đạo Việt Nam cũng là những người sống
thái độ tự do và yêu mến như vậy. Các ngài là
những người cha, người mẹ, người
chồng, người vợ, người con hiếu
thảo và tốt lành; tuy vậy các ngài sẵn sàng chấp
nhận cái chết vì yêu mến Thiên Chúa, yêu mến con
người và những người thân.
Cái
chết của các ngài, làm rạng danh gia tộc, giúp cho
những người con người chồng người
vợ nhìn lên tấm gương của những bậc cha
anh thân yêu mà phấn đấu sống cho nên người
và nên người con ngoan của Chúa. Các thánh
tử đạo là những người ảnh
hưởng rất lớn trên thế hệ tương
lai mà nhiều người không thấy rõ điều này,
khi cho rằng các ngài chết thì đâu có dạy dỗ
hoặc ảnh hưởng gì được trên ai.
Nơi các anh hùng tử đạo, lời dạy không
bằng ngôn từ nhưng bằng chính cuộc sống. Và chúng ta biết, lời bằng hành động
hay cuộc sống thì có sức thuyết phục hơn
lời nói nhiều.
Không có gì
tách tôi ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa
Bài
đọc thứ hai trong thư của
thánh Phaolô gởi tín hữu Roma, cho thấy xác tín của
thánh nhân. Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng,
và không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của
Thiên Chúa trong Đức Yêsu. Bằng
cớ cho thấy Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng,
đó là Ngài đã ban chính Con Một Ngài cho chúng ta. Nếu Thiên Chúa ban chính Con Một Ngài cho chúng ta, thì
Ngài còn tiếc gì với chúng ta nữa?
Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu
của Thiên Chúa. Không phải vì chúng ta yêu Thiên Chúa đến
độ không có gì tách chúng ta khỏi tình yêu của Thiên
Chúa, nhưng vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Thiên Chúa
giữ chúng ta trong tình yêu của Ngài. Nếu chính Thiên
Chúa giữ, thì ai giựt chúng ta ra khỏi tay
Thiên Chúa được? Nếu chỉ là
bản thân con người ghì chặt Thiên Chúa, thì
người mạnh hơn có thể giựt họ ra
được, nhưng đây chính Thiên Chúa giữ. “Không ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu
của Thiên Chúa trong Đức Yêsu Kitô”. Không
ai, cho dù đó là thiên thần hay quỷ dữ, bất
cứ quyền lực nào cũng không thể làm
điều này, vì Thiên Chúa là Đấng vô cùng mạnh.
Vì
tin vào Thiên Chúa yêu thương tôi, nên tôi vững dạ an tâm, nên tôi ung dung thư thái bất chấp
tất cả. “Nguồn ánh sáng và ơn cứu độ
của tôi, chính là Chúa”. “Đức Chúa là ánh sáng và
Đấng cứu độ tôi, tôi còn sợ chi ai, tôi còn
kinh khiếp chi ai”! Chính Thiên Chúa làm cho các thánh
tử đạo trung thành với Ngài, cho dù “kiếm
sắc, đầu rơi, gươm đao, xá gì”. Thiên Chúa là Đấng trung thành, Ngài sẽ hoàn
tất những gì Ngài đã khởi sự nơi chúng ta.
Vác
thập giá hằng ngày mà theo Ta
Đức
Yêsu nói trong tin mừng theo thánh Luca: “ai
muốn theo Ta, phải bỏ mình, vác thập giá hằng
ngày mà theo Ta”. Theo Đức Yêsu, là một thái độ
sống liên lỉ chứ không chỉ là một hành vi riêng lẻ một lần cho tất
cả. Để có thể có hành vi dám
chết cho tình yêu, các anh hùng tử đạo đã luôn
chết cho chính mình trong cuộc sống hằng ngày
để sống cho Chúa trong từng hành vi sống của
mình.
“Được lời lãi cả
thế gian, mà phải mất mạng sống mình, thì ích
gì?” Điều
quan trọng là phải sống. Nhưng nếu
chỉ sống một trăm năm, mà phải khổ
nhục vĩnh viễn thì ích lợi gì? Sự khôn ngoan
đi kèm với hành vi anh hùng nơi các
thánh tử đạo. Các thánh tử đạo, là
những người khôn ngoan, anh hùng và đức hạnh.
Các ngài là những người dám sống và
dám chết cho tình yêu. Các ngài chọn
đời sống vĩnh cửu hơn đời
sống chóng qua này.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
1. Tại sao các vị tử
đạo dám chết? Những người thân của
họ được gì?
2. Có người nói: “sống
tốt cuộc sống này, đã là tử đạo
rồi”. Bạn có đồng ý không? Tại sao?
3. Để giúp nhau hiểu thêm
về lịch sử Giáo Hội Việt Nam và gương anh dũng của các
bậc cha anh, xin bạn kể tiểu sử một
vị thánh tử đạo Việt Nam!
|