Con
Người sẽ đến trên đám mây – Noel Quesson.
Khi Đức Giáo Hoàng
Gioan XXIII ngã bệnh nặng, các bác sĩ không nói gì về
bệnh tình, nhưng người biết khó sống và
thường nói: “Tôi đã sắp sẵn hành trang”. Vào ngày
cuối cùng, vị thư ký riêng tới
bên giường hôn tay Đức Giáo Hoàng và hỏi thăm
xem ngài biến chuyển ra sao. Đức Gioan trả
lời: - Cha thấy dễ chịu và an bình trong tay Chúa, nhưng cũng hơi lo.
Vị thư
ký nói: - Cha không phải lo. Nhưng chúng con đang lo đây.
Chúng con mới nói chuyện với các bác sĩ…
Đức Giáo Hoàng
ngắt lời hỏi: - Họ nói với con thế nào?
Vị linh mục
nghẹn ngào nói: - Thưa Đức Thánh Cha, con phải nói
sự thật: Hôm nay là ngày của Chúa. Hôm nay
Cha về Thiên đàng.
Nói xong, vị thư ký quỳ xuống bên giường ôm
mặt khóc. Đức Giáo Hoàng âu yếm xoa đầu
vị thư ký và ôn tồn nói:
- Mọi khi con can
đảm lắm, sao giờ mềm yếu vậy? Con
vừa cho ta nghe những lời hay đẹp nhất mà
một vị linh mục có thể nói: Hôm nay Cha sẽ về
Thiên đàng.
Phải có một niềm tin vững mạnh,
người ta mới có thể bình thản như vậy
lúc từ giã cõi đời. Kết thúc
cuộc sống trần gian, cũng như ngày tận
thế mà Chúa nói trong Tin Mừng hôm nay, chính là lúc Chúa
đến trong vinh quang. Dĩ nhiên
diện kiến Chúa bao giờ cũng là một phần
thưởng và muốn được thuởng thì
phải qua thử thách, và cũng chắc chắn nếu ta
cầu xin và cố gắng. Chúa sẽ ban ơn
để ta thắng vượt cơn thử thách này.
Những thử thách trước tận thế
thuộc ba loại: Trước hết là các ngôn sứ
giả hiệu và cả Mêsia giả nữa, họ tìm cách
lừa dối, lung lạc niềm tin các tín hữu. Rồi
đến các tai nạn tự nhiên:
đói khát, chiến tranh, thiên tai động đất… Sau cùng các Kitô hữu sẽ bị bách hại.
Những thử thách này cốt
thanh luyện niềm tin các tín đồ, người nào
trung kiên sẽ được vui mừng đón Chúa trong
vinh quang. Đây là
lần đầu tiên Chúa nói tới uy quyền của
Người: Chúa sẽ ngự trên mây cao xét xử trần
gian. Kiểu nói này vốn dành cho Thiên Chúa, và
như vậy Chúa Giêsu đã xưng mình là Thiên Chúa.
Trong bài giảng này Chúa nói về hai biến cố
một lúc: biến cố phá hủy thành đô Giêrusalem và
việc tận thế. Người Do Thái coi
việc phá hủy Giêrusalem là hình ảnh ngày thế mạt.
Khi thánh Marcô viết Tin Mừng thì việc
đó đã xảy ra rồi. Nhưng trong tư
tưởng người Do Thái lúc đó, thì ngày thế
mạt cũng sắp tới, và trong kinh nguyện các tín
hữu, ta thường nghe nhắc lại lời cầu:
Xin Chúa đến! Mọi người nóng lòng
chờ ngày Chúa quang lâm như lịch sử đã ghi
nhận Chúa xuống trần. Chúa đến lại
lần thứ hai như người cha đi vắng
trở về nhà, như ông chủ đã gieo vãi hạt
giống Tin Mừng, bây giờ tới thu
hoạch hoa lợi.
Chúng ta là môn đệ Chúa, chúng ta
mong chờ gặp lại Chúa là phải. Tuy Chúa không xa cách
chúng ta, nhưng chúng ta mong được thấy Chúa trong
vinh quang của Người. Tuy nhiên muốn có
được lòng mong chờ như vậy, chúng ta
phải có đủ tư cách, phải sẵn sàng
để không ngại đối diện Chúa. Phải là
đứa con thảo, phải là người môn đệ
trung thành với Lời Chúa, sống theo
Tin Mừng, theo đường lối Chúa vạch
định. Phải là người
đầy tớ nhận tiền vốn Chúa để
lại và đã sinh lợi như Chúa muốn. Lạy
Cha, xin giúp chúng con sẵn sàng chờ đón Chúa, với tâm
hồn trong sạch và cuộc sống bác ái, như
người tôi trung, như người con thảo, mong
được Cha đón nhận vào vinh quang Chúa muôn
đời.
|