Chúng
ta sẽ nghe và nhìn trên thiên đàng.
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’ – Charles E. Miller).
Ludwig Van Beethoven là
một tác giả vĩ đại
của mọi thời. Trong lúc ông vẫn còn đang tạo
ra những kiệt tác thì ông cảm thấy mình dần
dần mất đi thính giác, ông không còn nghe thấy. Sau khi
ông đã trở thành hoàn toàn điếc, ông sáng tác ra
bản giao hưởng số 9. Ông đã không
nghe một nốt nào. Một số
người nào đó nói những thiên tài thì bất tử
bởi vì công trình của họ. Họ
tin rằng Beethoven đang sống trong âm nhạc của
mình. Shakespeare thì ở trong vở
kịch của mình và Edison ở trong phát minh của mình. Beethoven biết tốt hơn. Khi ông sắp
chết, ông nói: “Tôi sẽ nghe nhạc ở trên trời”. Ông ta nói rất đúng.
Chúng tôi tin rằng
Beethoven bây giờ đang nghe, không chỉ nghe những tác
phẩm của chính mình, nhưng là âm nhạc của vị
thầy vĩ đại là chính Thiên Chúa
của ông. Beethoven đã được đặc ân hiệp nhất với các thiên thần và
các thánh để ca bài ca vui mừng vô tận. Shakespeare biết rằng tất cả những
lời trong tác phẩm của ông chỉ là một tiếng
vang mờ nhạt với Lời đời đời
được nói bởi Cha trong cõi đời đời.
Lời đó chính là Con Thiên Chúa. Edison
liều lĩnh phát mình ra ánh đèn điện nhưng bây
giờ ông đã tắm trong ánh sáng rực rỡ của
thị kiến vinh phúc. Bây giờ ông hiểu
rằng chân lý trong sách bài đọc từ sách Đanien.
Nền tảng của sách đó là dân Israel đã bị
chiếm đóng bởi Syrie, họ cố áp đặt trên
người Do Thái một ngôn ngữ ngoại quốc,
một nền văn hóa và tôn giáo ngoại quốc. Nhiều
người Do Thái đã chọn lấy cái chết hơn
là bị bắt cầm tù. Tác giả của sách đã
hiến tặng môt sứ điệp hy vọng cho
những người sống sót bởi tuyên bố:
“Người khôn ngoan sẽ chiếu sáng… những
người đó sẽ được dẫn tới
sự công chính và những người công chính sẽ
chiếu sáng như những vì sao mãi mãi”. Sự phát minh
của Edison ngay cả khi nó phát triển nó cũng chỉ
là mờ nhạt khi so với ánh sáng của sự sống
đời đời, đặc ân lớn lao của
Đức Kitô đã ban xuống khi Ngài đến một
lần nữa, Ngài đến lần thứ hai khi Ngài
Phục Sinh từ cõi chết sống lại.
Shakespeare sẽ không bao giờ tưởng
tượng ra cảnh Đức Kitô, Con Thiên Chúa sẽ
đến trong đám mây với quyền năng lớn lao
và vinh quang, cũng không bao giờ tìm thấy đủ
từ ngữ để miêu tả sự kiện ấy. Và cả chúng ta cũng như thế nữa.
Chúng ta đã hầu như không hiểu
lời của những từ ngữ mà trong bài Phúc Âm ngày
hôm nay. Đó là tất cả những gì mà chúng ta muốn
trở nên hay cả khi nó xảy ra chỉ có Cha trên trời
mới biết được.
Trong lúc chúng ta không giống
như những người Israel đang chịu
đau khổ trên miền đất của mình bởi
sự chiếm đóng của người Syrie. Chúng ta đang
bị bao quanh bởi đạo quân văn hóa của
sự chết, đạo quân này gây chiến tranh trên giá
trị và nhân phẩm của đời sống con
người. Nó tấn công chính tình bạn con
người khi họ rất dễ tổn thương:
khi chúng bắt đầu đời sống trong dạ
mẹ, và khi gần chấm dứt cuộc sống trong
tuổi già. Họ loại bỏ những người hầu
như cần tới sự giàu có của quê hương
chúng ta để cho họ được sống sót: là
những kẻ không nhà, những kẻ đói ăn,
những kẻ lãnh trợ cấp và những dân nhập
cư.
Trong lúc chúng ta vẫn trung thành với đức tin
Công Giáo và những giáo huấn giá trị của Giáo Hội,
chúng ta không phải chết đau khổ; ít nhất
cũng là như thế. Nhưng chúng ta bị
nguy hiểm khi cho phép chính mình bị ảnh hưởng
một cách tinh tế, bởi những giá trị thế
tục như là ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc, sự tham lam. Để kháng cự lại những ảnh
hưởng này, chúng ta phải suy niệm về lời
hứa sự sống đời đời cho những
kẻ còn giữ được lòng trung thành. Chúng ta sẽ nhớ rằng bí tích Thánh Thể là
một lời nài xin và một lời hứa của sự
sống đời đời sẽ là động cơ
thúc đẩy chúng ta trung thành mãi mãi. Đức Kitô
sẽ làm viên mãn những lời của bài đọc ngày
hôm nay: “Những ai được dẫn tới sự công
chính sẽ chiếu sáng như những vì sao trên trời”.
Bên cạnh sự chiếu sáng như những vì sao chúng ta
sẽ nghe thấy và sẽ nhìn thấy chính Thiên Chúa.
|