Nối bước các Thừa
Sai
(Suy niệm của Lm
Giuse Tạ Duy Tuyền)
Trong
tông huấn Ecclesia in Asia, Đức Cố Gioan Hoàng Gioan Phao-lô
II đã kêu gọi: "Thiên niên kỷ thứ nhất
truyền giáo cho Châu Âu. Thiên niên kỷ thứ
hai truyền giáo cho Châu Mỹ. Thiên niên kỷ thứ ba
phải truyền giáo cho Á Châu".
Cách
riêng với Giáo Hội việt Nam năm 2003 mừng 470
năm Tin Mừng được rao giảng trên quê
hương đất nước chúng ta, các Đức
Giám mục Việt Nam đã hưởng ứng lời kêu
gọi của Đức Thánh Cha, công bố thư mục
vụ mang tựa đề "Sứ Mạng Loan báo
TinMừng Của Hội Thánh Việt Nam Hôm Nay" đã
khẳng định: "Đầu thiên niên kỷ
mới, sứ mạng loan báo Tin mừng được
đặc biệt trao vào tay chúng ta. Chúng ta hãy tiếp
bước các vị thừa sai đầy nhiệt tình
tông đồ, hãy phát huy truyền thống kiên cường
của các bậc tiền nhân anh hùng tử đạo. Ta
hãy đáp lại kỳ vọng của Hội thánh đem
Tin mừng cho anh em trên lục địa mênh mông này. Và đặc biệt đem Tin mừng cho anh
chị em sống ngay trên quê hương Việt nam".
(Thư chung 2003)
Hơn
nữa, Giáo hội Việt Nam ngày nay là con cháu của 117
vị thánh Tử Đạo và của hàng chục ngàn
người Việt Nam đã chết vì đạo.
Nhưng gần 5 thế kỷ trôi qua, Giáo hội Việt Nam xem ra vẫn còn bé nhỏ giữa lòng
dân tộc Việt nam. Theo thống kê năm 2006 thì Giáo
hội việt nam có 26 Giáo Phận, gồm khoảng 7
triệu giáo dân, trên tổng số hơn 80 triệu
người Việt Nam, chiếm tỉ lệ 6,62%.
Là người con của dân tộc
Việt Nam, là dòng máu các anh hùng Tử
đạo Việt Nam chúng ta cần phải có
bổn phận loan báo Tin mừng cho chính quê hương, dân
tộc của mình. Đạo làm người dạy chúng ta phải
"thương người như thể thương
thân", thì đạo làm con Chúa đòi hỏi chúng ta chia
sẻ tất cả những gì mình có cho tha nhân, cho
đồng loại. Các thánh Tông
Đồ, các vị Thừa Sai đã đem niềm vui
lớn nhất là Tin mừng Chúa Giêsu được công
bố cho toàn thế giới. Các Ngài đã không
quản ngại hy sinh tính mạng để đổi
lấy niềm vui ơn cứu độ được
trao ban tới muôn triệu tâm hồn. "Từng đoàn
người vượt suối băng rừng. Từng đoàn người ra khơi giữa
biển rộng sóng lớn. Biết bao
người bỏ mạng nơi rừng sâu núi thẳm.
Biết bao người bỏ xác ngoài biển
khơi. Nhưng lớp này nằm
xuống, lớp khác đứng lên nối tiếp nhau
đem Tin mừng đến tận cùng thế
giới". (Thư chung 2003)
Nhờ các vị thừa sai tràn
đầy nhiệt huyết, quê hương Việt Nam đã được
đón nhận Tin mừng.
Nhờ đời sống đức tin anh dũng của
các bậc tiền nhân mà thế hệ chúng ta
được thừa hưởng một gia tài
đức tin vô cùng quý giá. Gia sản này chúng
ta không có quyền lưu giữ cho riêng mình, nhưng
phải có bỗn phận chia sẻ cho con người
thời đại hôm nay. Chúa Giêsu sau khi phục sinh,
Ngài đã uỷ thác cho Hội Thánh nhiệm vụ loan báo
tin mừng khi Ngài nói: "Anh em hãy đi tứ phương
thiên hạ mà loan báo Tin mừng" (Mc 16,15).
Lệnh truyền này đã trở thành sứ
mạng chính yếu của Hội Thánh Chúa Kitô.
Hội thánh hiện hữu là để loan báo Tin mừng
và làm cho những ai thành tâm đón nhận Tin mừng
trở nên môn đệ Chúa Kitô, đồng thời quy
tụ cho Thiên Chúa mọi con cái tản mác khắp nơi
về một mối (Ga 10,52). Thế
nên, là người công dân của Nước Trời, chúng
ta phản có bỗn phận chu toàn
sứ vụ đó cho anh chị em chung quanh chúng ta, cụ
thề là cho chình đồng bào và dân tộc Việt Nam.
Vậy, truyền giáo là gì?
Theo
công đồng Vat II: "Việc truyền giáo là tất
cả những công tác đặc biệt qua đó các nhà rao
giảng Phúc âm được Giáo hội sai đi khắp
thế gian, thi hành nhiệm vụ rao giảng Phúc âm và vun
trồng Giáo hội nơi các dân tộc cũng như
giữa những nhóm người chưa tin vào Chúa". (TG
6c) Trước đó, cha Pierre Charles cũng cho rằng:
"mục tiêu truyền giáo không phải là cứu rỗi
các linh hồn", hoặc "làm cho dân ngoại trở
về với Chúa"...; song là "mở rộng biên
cương Giáo hội hữu hình, nhằm hoàn tất
tiến trình lớn lên, hầu bao phủ toàn thế
giới với lời cầu nguyện và việc phụng
tự, tức là để mang cho Đấng Cứu
Thế toàn bộ gia sản của Ngài".
Như vậy, việc truyền giáo là
"đưa Thiên Chúa đến với con người và
đưa con người trở về với Thiên
Chúa". Đó
chính là mục tiêu chính của việc truyền giáo và
cũng là sứ mạng cấp bách của Giáo hội Chúa
Kitô. Vì Giáo hội được hình thành để
tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu, Đấng
sang lập Giáo hội. Khi hoàn tất sứ
mạng của mình ở trần gian, Chúa Giêsu đã sai phái
các tông đồ tiếp tục sứ mạng đó cho
đến tận cùng trái đất. "Như
Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sia anh em" (Ga 20,
21". "Anh em hãy làm chứng cho Thầy khởi
đầu từ Giê-ru-sa-lem đến tận cùng trái
đất" (Lc 24, 47)
Vì
vậy, là người công giáo chúng ta phải có bổn
phận mang Tin mừng của Chúa đến cho anh em minh. Hãy tiếp nối sứ mạng của Chúa Kitô
đưa muôn người đang còn tản mác khắp
nơi về với Chúa. Hãy tiếp nối truyền
thống của các Thừa sai Việt Nam mang Tin mừng đến cho những
anh em nghèo đói, đến những phận người
bị bỏ rơi.. # Hãy tiếp
nối tinh thần quả cảm hy sinh, kiên cường
của các tiền nhân mà mạnh dạn làm chứng cho Chúa,
cho dù có bị thua thiệt trước mặt người
đời, cho dù có bị hiểu lầm, ngược
đãi... nhưng cùng chịu chết với Đức Kitô
là một mối lợi mà không có một gia sản nào trên
trần gian có thể sánh bằng.
Nguyện xin Chúa Giêsu là người
thợ lành nghề được sai đến trần
gian để gặt lúa của Người, xin giúp chúng con
biết dấn thân quảng đại vào cánh đồng
truyền giáo Việt Nam hôm nay.
Amen.
|