Nhân chứng Phúc Âm
(ĐGM. Giuse Vũ Văn Thiên - Bài
giảng Lễ Khánh nhật truyền giáo)
Chúa nhật hôm nay là ngày thế giới
cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo trong Giáo
Hội. Bí tích Thanh
Tẩy trao cho mỗi Kitô hữu sứ vụ loan báo Tin
Mừng của Chúa Giêsu cho anh em đồng loại của
mình.
Chúa nhật hôm nay là ngày thế giới
cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo trong Giáo
Hội. Bí tích Thanh
Tẩy trao cho mỗi Kitô hữu sứ vụ loan báo Tin
Mừng của Chúa Giêsu cho anh em đồng loại của
mình. Sau mỗi Thánh lễ, vị chủ tế tuyên bố
với cộng đoàn tham dự: “Lễ xong, chúc anh em
đi bình an!”. Đây không chỉ là
lời chào tạm biệt trước lúc chia tay. Đây chính là lời sai đi, mang nội
dung và ý nghĩa như lời Chúa nói với các tông
đồ trước khi về trời: “Anh em hãy đi
khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng
cho mọi loài thụ tạo…” (Mc 16,15). Như vậy, vào lúc thánh lễ trong phụng
vụ kết thúc, cũng là lúc khởi đầu cho
một cuộc lên đường mới để loan báo
Tin Mừng của Đức Giêsu.
Hội đồng Giám mục Việt Nam vừa tổ chức
Đại hội tại Trung tâm Mục vụ Sài-gòn
từ ngày 7 đến ngày 12 tháng 10-2013. Trong Thư Chung gửi cho
cộng đoàn Dân Chúa, các Giám mục đã chọn
đề tài Tân Phúc-Âm-Hóa như một định
hướng cho Giáo Hội công giáo tại Việt Nam. Đó cũng là thao
thức của các vị Giáo Hoàng trong thời hiện
đại này. Có một nghịch lý
hiện nay, đó là ngày càng có nhiều hiệp hội
truyền giáo ở cấp quốc tế cũng như
cấp địa phương, nhưng số tín hữu công
giáo thực hành Đức tin lại ngày càng giảm. Phải chăng đó là hậu quả của não
trạng cho rằng việc truyền giáo là của các linh
mục và tu sĩ. Chính vì vậy, Giáo
Hội luôn khích lệ người tín hữu tham gia
cộng tác trong sứ vụ cao cả này, với hy
vọng công cuộc truyền giáo sẽ đem lại
nhiều kết quả tích cực.
Thế nào là Phúc-Âm-hóa? Đó là “mang Tin Mừng đến
mọi môi trường nhân loại và, nhờ sự tác
động này, làm biến đổi từ bên trong,
đổi mới chính nhân loại:”Này đây Ta đổi
mới mọi sự” (Kh 21,5; ĐGH
Phaolô VI,Tônghuấn Loan Báo Tin Mừng, 18). Phúc-Âm-Hóa là làm cho
tinh thần của Phúc Âm được thấm nhuần
trong mọi lãnh vực của cuộc sống, từ
việc giải trí đến việc lao
động; từ đời sống gia đình
đến xã hội; từ người già đến
người trẻ… Tân Phúc-Âm-Hóa là một cách
thức canh tân để loan báo Phúc Âm có hiệu quả
hơn. Đức Chân phước Gioan Phao-lô II đã
giải thích khái niệm Tân Phúc-Âm-hóa trong bài diễn từ
tại Đại hội lần thứ 19 của HĐGM
Mỹ Châu năm 1983: “Tân Phúc-Âm-Hóa không phải là loan báo
một Phúc Âm mới, nhưng là mới trong nhiệt thành,
trong phương cách, trong cách diễn đạt”’. Như thế, mọi thành phần Dân Chúa, từ
giáo sĩ đến giáo dân phải kiểm điểm
lại cách thức truyền giáo của mình. Phải chăng phương pháp truyền giáo
của chúng ta không còn hợp thời, hoặc thiếu
lửa truyền giáo nên không đem lại những kết
quả như chúng ta mong muốn.
Trong
nhiều định nghĩa về truyền giáo, chúng ta
thường hay nghe nói đến một khái niệm:
truyền giáo là làm chứng cho Chúa. Chúng ta dành
ít phút để suy tư về khái niệm này.
“Làm
chứng” chính là lệnh truyền của Chúa Giêsu
trước khi Chúa về trời: “Anh em sẽ là chứng
nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền
Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất”
(Cv 1,8). Trong cuộc
sống đời thường, nhiều khi chúng ta đã
được mời làm chứng về một vụ
việc xảy ra hoặc một tranh chấp quan trọng.
Người làm chứng là nhân vật trung gian
giữa hai bên. Muốn làm chứng, chúng ta phải
biết rõ nội dung vụ việc đã xảy ra,
với những chi tiết quan trọng có liên quan. Người làm chứng cũng phải là
người có cuộc sống tốt, có uy tín, đáng tin
đối với cả hai bên đang tranh chấp.
Truyền giáo là làm chứng cho Chúa. Để làm chứng cho Chúa,
trước hết chúng ta phải hiểu Chúa, biết Chúa
và tin vào Chúa. Một người không tin Chúa
hoặc có một đức tin sơ sài thì không thể
“kể về Chúa” được. Tiếp
đến, người làm chứng phải có một
cuộc sống tốt lành thì chứng của người
đó mới đáng tin và có giá trị thuyết phục
người khác. Một người nói về Chúa mà
chính bản thân họ không sống những lời Chúa
dạy thì không thể thuyết phục người khác theo Chúa, thậm chí họ còn làm biến
dạng giáo huấn của Chúa và giáo lý của Giáo Hội.
Trở lại với Thư Chung
của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Các Giám mục kêu mời các thành
phần Dân Chúa, nhất là các linh mục, cộng tác
nhiệt thành để truyền giáo theo những sáng
kiến và phương pháp hợp với thời đại,
được thúc đẩy bởi nhiệt tình mới,
nhờ đó, chúng ta hy vọng sẽ đem đến cho
Giáo Hội Việt Nam những mùa lúa chín dồi dào. Một
cách cụ thể, trong năm 2014 sắp tới, các vị
chủ chăn mong muốn chúng ta dành thời giờ và tâm
huyết cho việc “Phúc-Âm-hóa gia đình”, tức là việc
học giáo lý hôn nhân đối với các bạn trẻ; là
trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái; là
việc cầu nguyện chung thường xuyên trong gia
đình. Những việc làm đó nhằm
củng cố tình yêu gia đình và giáo dục Đức tin
cho các thế hệ tương lai.
|