Phục vụ
Nhìn vào cuộc
đời của Chúa Giêsu, chúng
ta nhận thấy nổi bật lên tinh
thần phục vụ.
Thực vậy, vì yêu thương
nhân loại, Ngài đã xuống
thế làm người và ở giữa chúng ta. Suốt quãng đời công khai, Ngài đã
làm biết bao nhiêu phép
lạ, cho kẻ què được
đi, kẻ mù được sáng, kẻ phong cùi được
lành sạch, hầu xoa dịu
phần nào những đớn đau và bất
hạnh. Chúng ta có thể
nói về Ngài như sau:
Đi tới đâu, Ngài liền thi ân giáng
phúc tới đó. Và sau
cùng để cứu độ chúng ta, Ngài
đã phải chịu chết trên thập giá, như lời
Ngài đã xác quyết: Không ai yêu
hơn người hiến mạng sống mình vì bạn hữu.
Chính Ngài cũng đã đúc kết về cuộc đời của mình: Con người đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ và hiến mạng
sống mình làm giá cứu
chuộc cho nhiều người.
Đồng thời, Ngài cũng muốn chúng ta noi
gương bắt chước Ngài đi vào con đường dấn thân để phục vụ. Trong bữa tiệc ly vào
buổi tối ngày thứ năm Tuần thánh, Ngài đã
quì xuống rửa chân cho các môn
đệ và nói: Các con gọi
Ta là Thầy và là Chúa
thì phải lắm. Nhưng nếu ta là Thầy và
là Chúa mà
còn rửa chân cho các
con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vậy chúng ta cần
phải phục vụ và giúp
đỡ người
khác như thế nào?
Bác sĩ Tom Dolly, người
đã từng hy sinh cả
cuộc đời của mình giữa chốn rừng thiêng nước độc
ở bên Lào, để giúp đỡ cho những người thiếu may mắn vào khoảng đầu thế kỷ này, đã
nói như sau: Không ai
quá nghèo đến độ không có một
cái gì đó
để trao tặng cho người khác.
Cũng vậy, dầu bất tài, xấu xí hay bệnh tật đến đâu chăng nữa, thì chẳng ai là một kẻ
vô dụng cho người khác và cho
xã hội. Như thế có nghĩa là ở mọi nơi và trong mọi
lúc, chúng ta đều có thể thực
hiện được
những hành động bác ái yêu thương,
phục vụ và giúp đỡ
người khác.
Đúng
thế, một người ăn
xin ư? Họ có thể cho chúng ta
một dịp để sống quảng đại và chia sẻ.
Một kẻ tàn tật
và đau ốm ư? Họ có
thể mời gọi chúng ta sống cảm
thông và nâng đỡ, đồng thời còn đặt ra cho chúng
ta những câu hỏi về
ý nghĩa của cuộc đời, của đau khổ và của
sự chết.
Một kẻ thù của
chúng ta ư? Họ có thể
đem lại cho chúng ta
một cơ may để sống kiên nhẫn, chịu đựng và tha thứ.
Phải, bất kỳ
ai cũng có thể ban tặng cho chúng ta một
cái gì đó.
Vấn đề là chúng ta
có biết mở rộng cõi lòng để
đón nhận hay không? Đồng thời chúng
ta cũng phải tự vấn lương tâm xem chúng
ta đã làm được những gì để phục vụ và giúp
đỡ những người chung quanh? Chẳng hạn như một nụ cười, một ánh mắt, một sự lắng nghe, một lời nói cảm thông,
an ủi và khích lệ.
Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, mỗi việc làm của tình
bác ái yêu
thương sẽ là như một
quà tặng mà từng giây
từng phút, chúng ta có
thể và phải đem đến cho người khác. Giữa đám đông
dân chúng đang dâng cúng tiền bạc tại đền thờ, đôi mắt Chúa Giêsu đã
dừng lại nơi một bà goá nghèo
hèn. Bà chỉ bỏ vào hòm tiền
có một đồng xu, thế nhưng Ngài đã nhìn
thấy giá trị to lớn của hành vi
và đồng xu nhỏ bé
ấy. Bởi vì dưới cái nhìn của
Chúa, mọi sự dù nhỏ
bé đến đâu chăng nữa cũng vẫn có giá
trị của nó.
|