Chúa sai tôi đi –
ĐTGM. Giuse Ngô Quang
Kiệt
Ta
thường nghĩ rằng: Việc truyền giáo là dành
cho các Giám mục, các Linh mục, Tu sĩ. Giáo
dân không được học hỏi gì nhiều làm sao có
thể truyền giáo được? Truyền
giáo phải có nhiều phương tiện vật
chất. Thiếu phương tiện
không có thể làm gì được. Đó là những
quan niệm sai lầm mà Chúa vạch cho ta thấy trong bài
Tin Mừng hôm nay.
Chúa Giêsu cho ta thấy truyền giáo là
công việc của mọi người khi Người sai
72 môn đệ lên đường. Mười hai Tông đồ có tên
tuổi rõ ràng. Đó là thành phần ưu
tuyển. Đó là các Giám mục, Linh
mục, Tu sĩ. Còn 72 môn đệ không có tên tuổi
rõ ràng. Đó là một đám đông không xác
định. Đó là tất cả
mọi người giáo dân. Khi sai 72 môn
đệ, Chúa Giêsu muốn huy động tất cả
mọi người thuộc đủ mọi thành phần
tham gia vào việc truyền giáo.
Giáo dân tham gia vào việc truyền giáo
bằng cách nào?
-
Trước hết phải ý thức sự cấp
thiết của việc truyền giáo: “Lúa chín đầy đồng mà
thiếu thợ gặt”. Lúa đã chín vàng,
phải nhanh chóng gặt về không được chậm
trễ, nếu không lúa sẽ hư hỏng. Biết bao anh em đang chờ đợi
được nghe Lời Chúa. Biết
bao anh em đang tìm kiếm Chúa. Biết
bao tâm hồn đang mở cửa đón Chúa. Ta
phải mau mắn để khỏi lở mất cơ
hội.
- Thứ
đến ta phải cầu nguyện. Sau khi đã chỉ cho
thấy đồng lúa chín vàng, Chúa Giêsu không bảo lên
đường ngay, nhưng Người dạy phải
cầu nguyện trước. Cầu
nguyện là nền tảng của việc truyền giáo.
Vì truyền giáo phát xuất từ ý
định của Thiên chúa. Ơn hoán
cải tâm hồn là ơn Chúa ban. Nên
cầu nguyện chính là truyền giáo và kết quả
của việc truyền giáo bằng cầu nguyện
sẽ rất sâu xa. Ta hãy noi gươngThánh nữ
Têrêxa Hài đồng Giêsu. Vị Thánh sống
âm thầm, suốt đời chôn vùi trong 4 bức
tường Dòng Kín. Thế mà nhờ
lời cầu nguyện, Thánh nữ đã đem
được nhiều linh hồn về với Chúa không
kém thánh Phanxicô Xaviê, người suốt đời bôn ba
khắp nơi để rao giảng Lời Chúa.
- Khi
đi truyền giáo, hãy trông cậy vào sức mạnh
của Chúa. Chúa dạy
ta: “Đừng mang theo túi tiền, bao
bị, giày dép” để ta biết sống khó nghèo. Để ta đừng cậy dựa vào tài
sức riêng mình. Để ta đừng
cậy dựa vào những phương tiện vật
chất. Biết mình nghèo hèn yếu kém,
biết những phương tiện vật chất
chỉ có giá trị tương đối, ta sẽ
biết trông cậy vào sức mạnh của Chúa. Chính Chúa sẽ làm cho việc truyền giáo có
kết quả.
- Sau cùng, truyền giáo là
đem bình an đến cho mọi
người. Niềm
bình an đến từ thái độ quên mình, sống chan
hoà với những người chung
quanh. Niềm bình an đến từ
sự hiệp thông, có cho đi, có nhận lãnh. Và nhất
là, niềm bình an vì được làm con
cái Chúa, luôn sống dưới ánh mắt yêu thương
của Chúa.
Như
thế việc truyền giáo hoàn toàn nằm trong tầm tay của mọi người giáo dân. Mọi người đều có thể ý thức
việc truyền giáo. Mọi
người đều có thể cầu nguyện. Mọi người đều có thể trông
cậy vào Thiên chúa. Và mọi người đều
có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống chan hoà
với người khác
Như
thế mọi người, từ người già tới
em bé, từ người bình dân ít học đến
những bậc trí thức tài cao học rộng, từ
người khoẻ mạnh đến những
người đau yếu bệnh tật, tất cả
đều có thể làm việc truyền giáo theo
ý Chúa muốn.
Hôm
nay, Chúa đang than thở với mọi người chúng
ta: “Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ
gặt”. Chúng ta hãy bắt chước tiên tri Isaia thưa
với Chúa: “Lạy Chúa, này con đây, xin hãy sai con đi”.
KIỂM
ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Bạn có thấy
việc truyền giáo là cấp thiết không?
2) Theo ý bạn,
muốn truyền giáo thành công trong vùng này, người tông
đồ cần có những đức tính nào?
3) Bạn có bao
giờ cầu nguyện cho việc truyền giáo, cho
người làm việc truyền giáo, cho những
người chưa biết Chúa ở chung
quanh bạn không? Bạn đã bao giờ tham
gia vào việc truyền giáo trong Giáo xứ, trong Giáo phận
chưa?
|