Đầy
tớ và nô lệ.
(Trích trong ‘Manna’)
Suy Niệm
Ghế tượng trưng cho
địa vị, quyền lực và quyền lợi, nên
ghế là nỗi ám ảnh của nhiều người. Ghế trưởng phòng, ghế giám
đốc, ghế đại biểu... Tất cả
nỗ lực dồn vào việc có một ghế, sau đó
là giữ ghế, hay tìm cách lên ghế cao hơn. Ngay cả
những người đã bỏ mọi sự để theo Chúa cũng bị ám ảnh bởi
những chiếc ghế danh dự.
Chính lúc Đức Giêsu nói đến cái
chết gần kề của mình, thì Gioan và Giacôbê lại
xin được ngồi hai bên tả hữu. Có vẻ họ không bắt
được tần số của Thầy!
Thanh tẩy mình khỏi tội lỗi
không khó lắm. Nhưng thanh tẩy mình khỏi nhân đức và
công trạng của mình thì khó hơn bội phần. Hai môn đệ đã từ bỏ những
điều rất cao quý, nhưng bây giờ lại
muốn kiếm chút lợi lộc từ chính sự từ
bỏ và phục vụ của mình. Họ dám lên
tiếng đòi hỏi Đức Giêsu: "Chúng con muốn
Thầy làm cho chúng con điều chúng con xin." Thái độ bực tức của mười
môn đệ còn lại có thể bắt nguồn từ
một sự ganh tỵ ngấm ngầm. Nhiều môn đệ cũng ước mơ hai
ghế tả hữu.
Đức Giêsu kéo hai ông ra khỏi tham
vọng và đam mê để đưa họ trở
về với thực tại gai góc sắp đến. Họ muốn được chung phần với Ngài trong vinh quang, nhưng
liệu họ có dám chia phần với Ngài trong đau
khổ? Uống chung chén đắng
Thầy sắp uống, chịu chung phép Rửa Thầy
sắp chịu là chấp nhận bị dìm sâu xuống dòng
nước khổ đau.
Thật ra được ngồi hai bên
tả hữu Thầy trong vinh quang đâu phải là
phần thưởng để trả công cho người
bền chí. Trung tín theo Chúa đến cùng đã là phần
thưởng rồi. Chúng ta không giữ
đạo để đòi một chỗ thật cao,
nhưng mong được ban một chỗ thật
gần bên Chúa.
Người đứng đầu,
người làm lớn, người có quyền
thường dễ có thái độ thống trị, áp
đặt, hống hách. Chức vụ và quyền lực trở thành
phương tiện phục vụ bản thân. Đó là lối lãnh đạo dễ thấy
nơi người đời.
Đức
Giêsu không chấp nhận chuyện đó nơi Hội
Thánh: "Nơi anh em thì không như vậy." Ngài đề xướng một lối lãnh
đạo mới. Ai muốn làm lớn,
làm đầu trong Hội Thánh phải trở nên
đầy tớ và nô lệ cho mọi người.
Đức Giêsu mời chúng ta làm một
cuộc cách mạng lớn, không phải chỉ là
đổi ngôi, mà là đổi lòng. Tận diệt trong tim
những tham vọng ăn trên ngồi trước.
Đức Giêsu không ủng hộ một xã hội hay Giáo
Hội vô tổ chức. Nhưng Ngài coi lãnh
đạo là khiêm nhường phục vụ.
Phục vụ là động từ tóm
kết toàn bộ đời Đức Giêsu.
Ngài đến trần gian để
phục vụ, sống như người phục vụ,
và chết như dấu chứng lớn nhất của
phục vụ trong yêu thương.
Gợi Ý Chia Sẻ
·
Đức
Giêsu chết để chuộc ta khỏi cảnh nô
lệ. Ngài tự nguyện trở nên nô lệ để
giải phóng ta. Theo bạn, con người hôm nay vẫn nô
lệ cho những điều gì? Đâu là những hình
thức nô lệ mới của thế kỷ 21?
·
"Lãnh
đạo là phục vụ". Câu này khá quen thuộc
với chúng ta. Bạn nghĩ sống khẩu hiệu này có
khó không? Tại sao?
Cầu Nguyện
Lạy
Thầy Giêsu, Thầy không gọi chúng con là tôi tớ,
Thầy cũng không chỉ coi chúng con là môn đệ. Thầy còn coi chúng con như bạn hữu của
Thầy, vì Thầy đã thổ lộ cho chúng con những
điều riêng tư thầm kín nhất trong tương
quan giữa Thầy với Cha. Hơn
nữa, sau phục sinh, Thầy đã gọi các môn
đệ là anh em. Mặc nhiên Thầy
tự nhận mình là Anh Trưởng đứng
đầu một đoàn em đông đúc. Xin cho chúng
con luôn thi hành ý muốn của Cha để trở nên
những người em cùng huyết nhục với
Thầy.
Lạy
Thầy Giêsu, Thầy đã nâng chúng con lên làm môn đệ,
làm bạn, làm anh em của Thầy. Còn
Thầy lại hạ mình xuống phục vụ chúng con
như người tôi tớ rửa chân cho chúng con như
một nô lệ và chết thay cho chúng con trên thập giá.
Xin cho chúng con hiểu được tấm lòng của
Thầy và sống yêu thương mọi người
như anh em. Amen.
|