Cách thức truyền giáo – Lm.
Giuse Tạ Duy Tuyền
Hôm
nay ngày khánh nhật truyền giáo, chúng ta nghe âm vang lời
mời gọi của Chúa vẫn còn vang vọng tới hôm
nay: "anh em hãy đi khắp tứ phương thiên
hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo".
Chúa không nói riêng một ai. Chúa
mời gọi tất cả. Chúa không
đòi hỏi khả năng, bằng cấp, học
vị mà chỉ cần có nhiệt huyết làm tông
đồ cho Chúa. Chúa cũng không đòi
hỏi người truyền giáo phải hiểu biết
tín lý thần học sâu xa, hay luân lý uyên thâm, Chúa chỉ
cần có lòng quảng đại dấn thân mở mang
nước Chúa. Chúa đã sai 72 môn đệ ra đi
với đôi bàn tay trắng, thế mà
khi trở về ai cũng vui mừng vì thành quả họ
đã đạt được. Chúa đã thưởng
công cho mỗi người như nhau, không phân biệt
người đến sớm, kẻ đến muộn,
người đạo gốc hay mới theo
đạo. Từ người thợ giờ thứ 9 cho
tới giờ thứ 11 đều được ân
thưởng theo lòng nhân từ của Chúa.
Vậy đâu là cách thức truyền
giáo hữu hiệu nhất cho người tông đồ
của Chúa? Thánh Gioan Tông
đồ đã viết: "Ngôi lời đã hoá thành
nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta". Chúa Giêsu là Lời hằng sống gieo vào thế
gian, nhưng Lời đã mang lấy xác phàm giống như
chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Ngôi
Lời đã trở thành nguồn ơn cứu độ
để những ai tiếp xúc với Ngài đều có
thể nhận lãnh được sự sống dồi
dào cả tinh thần lẫn thể xác. Ngôi Lời
đã mặc lấy thân phận con người, để
có thể gần gũi, cảm thông và
chia sẻ với những khổ đau của con
người. Cuộc sống của Ngài đã trở thành
trở thành lẽ sống cho con người, "Sống
để yêu thương", và Ngài đã đi trọn
con đường tình yêu là "dám chết cho người
mình yêu". Vì vậy, cách thức duy nhất
mà Chúa trối lại cho chúng ta là "anh em hãy yêu
thương nhau như Thầy đã yêu thương anh
em". Lời Chúa và giáo huấn của
Chúa phải trở thành cung cách sống của người
tín hữu. Một đời sống bác
ái yêu thương mới thực sự là phương
thế hữu hiệu nhất để giới thiệu
về Chúa cho tha nhân. Lời nói và
việc làm phải đi đôi với nhau. Mang danh
kytô hữu và sống đời kytô hữu phải nên
một trong con người có đạo mới thực
sự trở thành chứng nhân cho Chúa.
Vì vậy, Truyền giáo không thể
chỉ đi lễ, đọc kinh cầu nguyện là xong
bổn phận chứng nhân cho Chúa. Nếu như thế mới chỉ là
hành vi trả lại công bằng cho Chúa,
vì việc tạ ơn là hành vi đền đáp lại ân
ban của Thiên Chúa dành cho con người. Truyền giáo không
phải là việc tuân giữ các giới răn của Chúa.
Nếu như thế mới là giữ
đạo chứ chưa truyền đao. Truyền giáo không phải là nói thật hay,
thuyết trình thật hùng hồn là có thể đem
nhiều người về với Chúa. Nếu
như thế mới chỉ là tiếp thị chứ
chưa mang đạo vào đời như muối như
men ướp mặn trần gian.
Trong
thông điệp "khánh nhật truyền giáo 2006",
Đức Thánh Cha Bênedictô 16 đã viết: "Sứ
mạng truyền giáo, nếu không được
định hướng bởi Lòng mến, nếu không phát
sinh từ một hành động sâu xa của tình yêu
thần thiêng, thì sứ mạng đó liền bị rút
gọn về chỉ còn như là một hành vi nhân ái và xã
hội không hơn không kém. Tình yêu mà Thiên Chúa có
đối với mỗi người, kết thành trung tâm
của kinh nghiệm sống và loan báo Phúc Âm".
Như vậy, Đức Thánh Cha đã
tái khẳng định cách thức mà Chúa Giêsu muốn chúng
ta đi đó là thực hành bác ái. Không có lòng mến thì không
thể trở thành nhân chứng cho niềm tin của mình.
Yêu Chúa luôn đi liền với yêu mến tha
nhân. Và thánh Phaolô còn quả quyết "Lòng mến
chính là sợi giây ràng buộc chúng ta nên một với
Đức Kytô".
Hôm nay nhân ngày khánh nhật truyền giáo,
chúng ta hãy rà xét lại lòng mến của chúng ta đã
trở nên dấu chỉ của người kytô hữu hay
chưa? Ngày
xưa cộng đoàn tín hữu tiên khởi họ đã
sống thật hiệp nhất với nhau, ngày ngày họ
đến hội đường để nghe các tông
đồ rao giảng. Họ chia sẻ
đời sống hằng ngày với nhau, để không
ai phải thiếu thốn. Họ
được toàn dân thương mến và ngày càng có thêm
nhiều người gia nhập Giáo Hội. Ước gì cộng đoàn xứ đạo
chúng ta cũng được những người chung
quanh nhìn bằng ánh mắt trìu mến, đầy thiện
cảm và tôn trọng, và ngày càng có những người
muốn sống đời kytô hữu như chúng ta.
Amen.
|