BÀI
LỜI CHÚA 18
NGƯỜI
TRÊN KẺ DƯỚI
Kỳ trước đã nói về bổn phận
của người làm đầu, làm chủ. Kỳ này nói
về người làm công, giúp việc, người bề
dưới...
Trích sách Sáng
thế, ch.24
A-bra-ham
đã già, ông gọi Ê-li-ê-dê người lão bộc lên
dặn rằng :
- Ta muốn ngươi thề
với ta cách trọng rằng ngươi sẽ về quê
ta, đến với dòng tộc ta mà cưới vợ cho
con trai độc nhất của ta là I-sa-ác, chứ
đừng cưới vợ trong dân Ca-na-an ngoại
đạo.
Sau
khi đã long trọng thề, lão bộc lấy 10 con
lạc đà, đem theo những đồ vàng bạc, vòng
vàng, xuyến ngọc lên đường đến thành
của Na-khor, là anh em với A-bra-ham. Đến gần
cổng thành, nơi có giếng nước vào lúc xế
chiều, lúc phụ nữ ra múc nước, lão cho lạc
đà phục xuống nghỉ ngơi và lão khấn với
Chúa rằng :
- Lạy Yavê, Thiên Chúa của
A-bra-ham, chủ tôi, xin cho tôi được may mắn trong
việc này : đây tôi đứng bên giếng nước,
và con gái trong thành ra múc. Cô gái nào tôi xin ngả vò cho tôi
uống, mà cô ấy không những cho uống mà còn múc
nước cho cả lạc đà uống nữa, thì
đích thị cô ấy là kẻ mà Chúa muốn cho sẽ
kết nhân duyên với cậu I-sa-ác, con chủ tôi.
Lão
chưa khấn dứt lời, thì một cô gái xinh
đẹp mang vò đến giếng múc nước. Lão
chạy lại xin:
- Làm
ơn cho tôi uống một ngụm.
- Mời ông uống !
Vừa nói, cô vừa lanh
lẹ hạ vò xuống. Lão uống xong, cô nói:
- Tôi sẽ múc nước cho
cả đàn lạc đà ông uống nữa nhé !
Rồi cô lanh lẹ đi
múc nước đổ vào máng cho lạc đà ông
uống. Thấy cảnh ấy xảy ra đúng như
điều ông khấn nguyện, ông nghĩ : hẳn đây
là Yavê sắp đặt cho việc chủ của ông
được thành sự.
Đợi
cho lạc đà uống xong, ông xin trọ đêm tại nhà
cô gái.
Cô gái
chạy về thuật chuyện cho cha mẹ hay. Cha mẹ
cô cho đón ông lão bộc , rồi dọn bữa ăn
trước mặt lão, nhưng lão nói :
- Tôi sẽ không ăn trước
khi được nói những điều tôi phải nói.
Và lão
bộc nói hết tự sự đầu đuôi : từ
khi ông A-bra-ham bắt thề đến lúc ông khấn bên
cạnh giếng và đã ứng nghiệm y như lời
ra sao, rồi ông kết luận :
- Vậy bây giờ, nếu quí
vị sẵn lòng thuận theo, mà thi hành kết ước
với gia đình ông chủ tôi, thì xin cho biết ; bằng
nếu không cũng xin nói để tôi lo liệu.
Đại
diện cho bố, người anh của cô Rê-bê-ca - đó
là tên cô gái - nói với ông :
- Sự xảy ra như thế là
do Thiên Chúa, chúng tôi bằng lòng gả Rê-bê-ca cho con của
chủ ông.
Vậy
khi ông lão nghe họ đáp thuận rồi, ông phục mình
xuống đất thờ lạy, cảm tạ Thiên Chúa,
đã khéo dẫn dắt cho mình may mắn thi hành đúng ý
ông chủ. Đoạn ông lấy trong bao bị ra
đồ vàng, đồ bạc và trang phục làm sính
lễ. Sau đó, ông cùng mọi người ngồi
xuống ăn uống vui vẻ...
Ngày
hôm sau, ông lão xin phép trở về. Thế là cả gia
đình tiễn cô đi, và chúc lành cho cô...
Phần
cậu I-sa-ác, con ông Abraham, vào buổi chiều kia đang
đi dạo ngoài đồng,... cô Rê-bê-ca chợt nhìn
thấy I-sa-ác, hỏi lão bộc :
- Ai đó ?
Lão
trả lời :
- Chính con của chủ tôi đó !
Nghe
vậy, Rê-bê-ca lấy khăn phủ lên mình, vì theo tục
lệ thời ấy, cô dâu phải lấy khăn phủ
mặt trước vị hôn phu cho đến lúc
động phòng.
Người lão bộc trung tín đã
tường trình tất cả công việc mà ông đã hoàn
tất mỹ mãn. Xong, I-sa-ác đã lấy Rê-bê-ca làm vợ
và chàng yêu nàng hết sức.
* Đó
là Lời Chúa ! - Tạ ơn Chúa !
Suy niệm Lời Chúa
Ông lão bộc Ê-li-ê-de thật là người tôi tớ
trung tín. Ông làm đúng như chủ muốn. Ông còn đem
hết tâm hồn làm việc chủ giao đến thành công
mỹ mãn, chứng cớ là ông cầu khấn với Chúa
để cho việc làm được may mắn, xuôi
thuận. Ông không chỉ làm chiếu lệ, được
hay không mặc kệ chủ. Khi I-sa-ác được cô
vợ đẹp và hưởng hạnh phúc bên nàng là ông
thấy mãn nguyện rồi : đời người tôi
tớ là phục vụ cho kẻ khác được
hạnh phúc.
Đó cũng chính là gương Đức Giêsu nêu ra
bằng lời nói cũng như cuộc sống của
Ngài. Ngài nói : “Ai là người
lớn ? Người ngồi bàn hay kẻ hầu bàn ?
Đã hẳn là người ngồi bàn ! Còn Thầy,
Thầy ở giữa anh em như người hầu bàn”
(Lc 22.27). Cách ăn ở của Chúa là của
người hầu hạ, giúp việc cho chúng ta, Ngài
tận tâm giúp việc cứu linh hồn chúng ta không
biết mỏi mệt. Cuối cùng, Ngài còn lấy cái
chết làm giá hi sinh chuộc ta khỏi bị chết
đời đời. Rõ ràng, đời Ngài là một
cuộc phục vụ, hầu hạ.
Trong xã hội thời nay, không còn quan hệ chủ và
đầy tớ như xưa, nhưng đổi thành quan
hệ giữa người làm đầu, chủ
xưởng, trưởng phòng, giám đốc, thủ
trưởng với công nhân, người giúp việc,
người làm công, xã viên, v.v..., hoặc giữa Thày dạy
nghề và người đi học nghề : may đo,
thợ nguội, thợ tiện, thợ sửa ti vi, vv...
Như thế, các bổn phận nêu ra sau đây vẫn áp
dụng được y nguyên.
1/ Bổn phận đầu tiên
: phục quyền và vâng lời :
Lời Kinh Thánh dạy : “Tôi
tớ, hãy vâng phục các người làm chủ đời
này trong mọi sự. Đừng theo thói có mặt chủ
mới siêng như những kẻ chỉ tìm cách mua
chuộc lòng người, nhưng hãy phục vụ với
một lòng chân thành, vì kính mến Chúa và như thể vâng
phục Chúa Kitô. Làm gì thì hãy đem cả tâm hồn và tài
khéo mình mà làm như thể làm cho Chúa, chứ không phải
cho người đời, bởi biết rằng ai làm
lành, sẽ hưởng sự lành nơi Chúa...” (Ep 6.5-8; Cl
3.22-25). “Kính sợ, phục tùng chủ như thế, không
chỉ những người chủ tốt lành, khoan dung,
biết điều hay biết thông cảm, song cả
những chủ ác nghiệt, khó tính”.
Thánh Ao-gu-ti-nô nói : “Người tôi tớ cư xử
sao cho người chủ thấy phải sai khiến là
một điều áy náy, ngại ngùng ; còn người
chủ ăn ở sao cho người tôi tớ thấy
phục vụ chủ là một điều vui sướng”.
2/ Bổn phận thứ hai là trung
tín : Làm đúng như
chủ dạy, hơn thế, làm cho tử tế, đúng
đắn, hoàn bị. Lời Kinh Thánh vừa đọc
trên đã nói rõ : “Hãy đem
cả tâm hồn và tài khéo, chí thú làm việc... như
thể làm cho Chúa”. Ngày nay, vì công việc ta làm nơi các
xí nghiệp hoặc hợp tác xã thường có tính cách “dây
chuyền”, có nhiều khâu liên kết với nhau, việc
của người làm khâu này mà không cẩn thận, vì
lười biếng, vì bớt xén, đỡ công cho mình,
sẽ ảnh hưởng xấu đến người
khâu sau, làm công việc của họ nên khó nhọc hơn,
và nếu làm ẩu tả trong tất cả các khâu, thì
kết quả là tái chế, loại bỏ, và tất
cả tập thể, trong đó có mình, đều bị
thiệt.
3/ Đừng biển lận, ăn
cắp, bớt xén... :
như người quản lý bất lương Chúa Giêsu
kể trong Tin Mừng (Lc 16.10tt). Có người lấy lý :
lấy của Nhà nước, lấy của công không có
tội, vì Nhà nước giàu có... Nếu ai cũng nói
như vậy, thì cả triệu người công nhân,
mỗi người ăn cắp một chút, sẽ làm cho
nền kinh tế lụn bại... Tựu trung, cái tội
là ở trong lòng, khi ta tham lam, ham muốn của người
khác, đó là tội rồi. Điều răn thứ
mười nói sao ? “Thứ mười chớ tham của người”,
dù đã có điều răn thứ bảy nói : “Thứ
bảy chớ lấy của
người”. Chính Đức Giêsu đã nói: “Tội là tự lòng phát xuất ra” (Mt 15.18-20).
4/ Nghĩa vụ sau đó là làm ích cho
chủ mặt vật
chất hay mặt tinh thần, biết góp ý kiến xây
dựng, biết coi sự tiến bộ, phát triển
của chủ, của chung... là điều tâm nguyện
như tích truyện dưới cuối sẽ kể.
Cũng
đừng hùa theo chủ mà làm bậy (2S
13.18,29; 14.29t). Nếu gặp những trường
hợp chủ nói xấu xa, vô luân, hay phỉ báng
đạo, hoặc dạy mình làm những điều trái
lương tâm và luân lý..., thì lúc đó, ta phải bắt
chước các tông đồ ngày xưa nói trước
mặt vua quan rằng : “Phải
vâng lời Thiên Chúa hơn loài người” (Cv 5.29).
Đừng vị nể, đừng khiếp
nhược, đừng yếu đuối, đừng
sợ mất việc làm. Thiên Chúa sẽ lo liệu cho ta.
Điều này xin lưu ý các bạn trẻ tuổi cách
riêng.
5/ Kinh Thánh còn dạy ta nghĩa vụ phải tôn
trọng chủ (1Tm 6.1), chớ cãi trả,
chống đối (Tt 2.9t), hoặc nói xấu chủ (2S
19.25tt).
*
Tóm lại, trong
bất cứ hoàn cảnh nào, ở đâu, Chúa cũng
dạy ta sống đạo đức, thánh thiện,
chứ không chỉ ở nhà thờ. Đạo phải
sống trong cuộc đời mới là đạo chân
thực.
Gia đình chúng ta hôm nay làm việc đền tạ
Chúa, hãy thử xét mình xem trong công việc làm ăn, làm
việc, giúp việc người khác, ta có sống đúng gương
phục vụ của Chúa không?
Tích truyện
Gần ba năm nay, từ khi xa
bục giảng, cô Nguyễn Thị Ngọc Bích luôn tâm
niệm: “Mình nghỉ hưu không có nghĩa là hết trách
nhiệm đối với xã hội. Còn sức, còn năng
lực là cứ giúp người khác từ công việc
nhỏ nhặt nhất.” Địa chỉ quen thuộc cô
vẫn lui tới để làm thiện nguyện là một
ngôi chùa ở Thủ Đức (TPHCM), nơi cưu mang
những đứa trẻ nhiễm AIDS từ ba mẹ.
Thương các em không có tội tình gì mà mắc phải
căn bệnh thế kỷ và bị mọi người xa
lánh, cô đến để tắm rửa, cắt tóc, cho
các em ăn uống… Dạy học thì có tuổi nghỉ
hưu, nhưng làm công tác từ thiện thì không có tuổi
hưu. Cô nói : “Giúp chùa cho đến khi không còn sức thì
thôi..” Thoạt đầu, nhiều người cứ
ngỡ cô là một Phật tử, nhưng không cô là một
người Công giáo (giáo xứ Thánh Linh, Q. 9). Cô chia sẻ :
“Đã là việc từ thiện thì không có chỗ cho phân
biệt tôn giáo, giàu nghèo… Được giúp người là
hạnh phúc rồi !”
Khi được hỏi chăm sóc các em có mệt
không ? Cô Bích cười tươi: “Thấy các em biết
vâng lời, vui vẻ sống mà không mặc cảm cùng
mọi người là mình vui rồi.” Và cô nhắc lại
một câu danh ngôn đầy ý nghĩa : “Khi tặng
người khác đóa hồng là tay mình đã vương
mùi thơm”.
(Trích phóng sự của
Sơn Hạ, Tuần báo Công giáo & Dân tộc, số
1987-88, trang 78)
Z
|