BÀI
LỜI CHÚA 17
QUAN
HỆ CHỦ TỚ
Bài hôm nay nói về quan hệ giữa người
đầy tớ và người chủ. Đối với
thế giới thời nay cũng như xã hội Việt
Nam, điều này không còn hợp thời nữa, vì
hiến chương nhân quyền và tinh thần dân chủ
đã nâng cao giá trị mỗi cá nhân lên trước mặt
cộng đồng. Nay người ta thay chữ
đầy tớ bằng người giúp việc, hay
người phục vụ. Nhưng xin cứ tạm dùng
lối nói cũ, mà hiểu rộng ra về mối quan
hệ giữa người giúp việc, làm công, công nhân,
thợ, bề dưới... với người làm
đầu, làm chủ, bề trên, có trách nhiệm...
Trích
lược sách Sáng thế ch.16
Thiên
Chúa đã hứa cho A-bra-ham sinh một con trai, và từ
đứa con ấy, xuất ra cả dòng giống đông
như sao trời, cát biển. Nhưng trớ trêu, Sa-ra
vợ ông lại hiếm muộn, không thể sinh con
được. Bà khuyên chồng lấy người tớ
gái của bà, tên là Ha-ga, làm hầu thiếp, như thói
tục thời đó cho phép, vì chưa có luật nhất
phu nhất phụ : đứa con nó sinh ra sẽ được
coi là con của chính thất. Bà nói :
- Này, ông coi, Yavê
bắt tôi phải hiếm con. Vậy xin ông ăn ở
với con thị tỳ của tôi. Họa chăng nhờ
nó, tôi cũng được mụn con.
A-bra-ham nghe theo lời
vợ ăn ở với Ha-ga, và nàng đã có thai. Nhưng
đứa tớ gái này không có lòng cao thượng như bà
chủ : thấy mình có con, nó quên thân phận tôi đòi, lên
mặt lên mày, coi khinh bà chủ, (xem hình), khiến bà Sara
phải than phiền với chồng. A-bra-ham đáp :
- Này bà, đứa hầu gái nó là
phận dưới bà, bà cứ sửa dạy nó như ý
bà.
Được
lời chồng, bà Sa-ra không còn nương tay, bà hành hạ
nó, đến nỗi ông A-bra-ham phải đuổi hai
mẹ con nó về quê quán bên Ai cập.
Dọc
đường, một hôm, Ha-ga mệt mỏi dừng chân
bên giếng cạn mà khóc than nỗi cơ cực. Thình lình,
Thần sứ Thiên Chúa hiện ra phán :
- Ha-ga, thị tỳ của Sa-ra,
từ đâu ngươi đến và ngươi sẽ
đi đâu?
- Tôi trốn tránh bà chủ của
tôi là Sa-ra.
Thần
sứ dạy :
- Về với chủ ngươi
đi và lo phục tùng dưới tay bà.
Để
an ủi, khích lệ nàng, Thần sứ hứa cho
đứa con nàng đang mang thai một tương lai
lớn lao :
- Ngươi sẽ gọi tên nó là
Is-ma-en. Nó sẽ là tổ của dòng dõi những
người sống phiêu du trong sa mạc. Nó sẽ lập
cơ nghiệp đối diện với các anh nó, một
mình chống lại mọi người.
Ha-ga đã nghe theo lời, trở về vâng
phục bà Sa-ra, chứ không còn dám lên mặt như
trước, chấp nhận địa vị của mình.
Thiên Chúa chúc phúc cho nàng và nàng đã sinh cho A-bra-ham một con
trai, đặt tên như Thần sứ đã bảo.
Lời hứa của Thần sứ tiên báo
về một dòng giống phiêu du kiêu hùng đã thực
hiện từ 4.000 năm nay : Is-ma-en, chính là ông tổ các
dân Ả rập, bá chủ những giải đất sa
mạc mênh mông bên Trung Đông.
* Đó là Lời Chúa ! -
Tạ ơn Chúa !
Suy niệm Lời Chúa
Bài Lời Chúa hôm nay trình bày cho ta thái độ
của hai người chủ tớ. Bà chủ hồi
trước có lòng đại độ, nhường cho
người tớ quyền làm vợ chung với mình,
nhưng sau đã đổi ra hành hạ tôi tớ,
đến nỗi nó phải bỏ trốn. Còn
người tớ, trước kia đã xấc
xược với chủ, sau nghe lời Thiên Chúa, quay
trở về phục tùng và khiêm nhường nhìn nhận
bà như người thay mặt Chúa, có quyền trên mình.
Như vậy, ta thấy bên nào cũng có bổn phận và
cũng có quyền lợi.
1/ Ta cùng nhau lần
lượt xem về bổn
phận và quyền lợi của người chủ,
người làm đầu :
Cho hạng
người này, Chúa Giêsu đã dạy và treo gương sáng
trước. Ngài bảo : hãy coi chức vụ làm
đầu, làm chủ không để đè đầu
người khác, song là để phục vụ. Một
hôm, có mẹ con ông Zê-bê-đê đến xin Chúa cho hai con mình,
một đứa ngồi bên tả, một đứa
ngồi bên hữu Ngài trong Nước Ngài sắp lập,
tức là xin hai ghế Bộ Trưởng cao nhất.
Đức Giêsu đã nhân tiện dạy bài học này :
- “Anh em biết : thủ lĩnh các dân thì làm chúa trên
họ, và những người làm lớn thì đè
đầu trên dân. Còn giữa anh em, là Kitô hữu với
nhau, thì không được đối xử như
thế. Ai muốn làm lớn, thì hãy hầu hạ
người khác. Ai muốn cầm đầu, thì hãy là tôi
tớ cho mọi người. Cũng như Thày đây, Thày
đến trong trần gian không phải để
được người ta hầu hạ, nhưng là
để chính Thày hầu hạ và thí mạng để làm
giá chuộc các linh hồn” (Mt 20.20-28).
Chúa không chỉ nói suông, Ngài đã
thực hành. Đó là trong bữa Tiệc ly, Ngài cởi áo
choàng, thắt một khăn làm việc, lấy chậu
nước, quì xuống rửa chân các tông đồ, ngay
cả Yuđa nữa. Các tông đồ kinh hãi vì thấy
Chúa mà làm việc hầu hạ thấp hèn như vậy
sao. Chúa cứ làm, xong rồi Ngài bảo :
- “Nếu Thày là Thày và là Chúa, mà còn cúi xuống rửa
chân (hầu hạ) anh em (như một tên đầy
tớ). Vậy thì anh em hãy noi theo gương Thày (mà hầu
hạ, làm tôi nhau) (Ga 13.4-15).
2/ Nếu chưa
đạt tới đỉnh cao ấy, ít ra, các
người làm đầu, làm chủ hãy đối xử
tử tế với kẻ dưới quyền mình.
a/ Bổn phận
phải đãi ngộ công bình là điều
trước hết. Thánh
Phaolô dạy : “Chủ
hãy xử đãi với tôi tớ theo sự công bình,
biết rằng chính các ngươi cũng có chủ (là
Thiên Chúa) trên trời” (Cl 4.1). Cho nên phải trả công,
trả lương hay thù lao cho người giúp việc cho
cân xứng. Ngày xưa, vua Yô-a-kim, nước Yuđa, ưa
hào nhoáng, thích xây cất lâu đài mình cho sang trọng, vua
dùng dân công làm phu mà không trả công, ông bị tiên tri Giê-rê-mia quở
trách : “Khốn cho kẻ xây nhà
bằng bất công, lầu gác bằng phi nghĩa, và
bắt đồng loại phục dịch dưng không,
rồi quịt cả tiền công của nó... Mắt ngươi,
lòng ngươi chỉ nhìn cái lợi của mình, cho nên con
người ấy chết sẽ không ai than khóc..., đám
ma nó, đám ma con lừa, lôi đi xành xạch mà quẳng
xa, mãi ngoài cổng thành” (Gr 22.13,17-19).
Thánh Giacôbê còn nói dữ hơn : “Kẻ ăn chận tiền công
của thợ, hoặc nhờ đầu cơ tích trữ
bất công mà làm giàu, chất của, thì đồng
tiền của kẻ ấy từ trong két bạc sẽ
réo lên đòi báo phục : ‘Hãy rú lên, khóc lên, vì những
khốn khó sắp giáng xuống trên các ngươi : của
cải các ngươi đã ra thối nát, và xiêm y các
ngươi đã bị mọt gặm. Vàng bạc của
các ngươi sẽ bị sét rỉ, và sét rỉ của
chúng sẽ làm chứng cáo tội bất công của các
ngươi, ăn thấu xương thịt các
ngươi như lửa mà các ngươi tích lũy thành
một lò cho ngày cánh-chung sẽ đốt các ngươi’”
(Gc 5.1-6).
Luật Cựu Ước, tuy cổ xưa từ 3.000
năm hơn, mà dạy nhiều điều rất nhân
đạo hơn cả thời văn minh của ta bây
giờ. Tỉ dụ như : không những không
được quịt tiền công, đừng bóc lột
đồng loại, đừng cướp của
cải, mà còn ngay đến giữ lại tiền công
nhật đến ngày mai mới trả cũng không
được (Lv 19.13; Tl 24.15), vì thợ công nhật ngày
nào lãnh lương để ăn ngày đó, bị cầm
giữ lương tức là đói. Thiên Chúa không muốn vì
lỗi ta mà người khác phải đói. Ít ra,
người Kitô hữu hãy thử xét lại coi : ngày nay,
chúng ta có lỗi các điều ấy không ?
b/ Chúa còn dạy
người làm chủ phải cho người giúp việc,
người làm công, tôi trai tớ gái, con cái trong nhà... được nghỉ ngơi
dưỡng sức ngày sa bát, là ngày thứ bảy
cuối tuần - ngày nay đối với Hội Thánh là
ngày Chúa Nhật. Nhiều người vì tham lam, ngay cả
nhiều cha mẹ, không có lòng tin vào Chúa quan phòng (Mt 6.25-34),
sợ đói, sợ thiếu..., nên bắt con cái và
người nhà làm việc cả ngày thánh đó. Đang khi
luật Cựu Ước nhân đạo đến
mức buộc phải cho cả trâu, bò, lừa, ngựa...
đã cùng con người lao động trong 6 ngày,
được nghỉ ngơi ngày đó ! Chúa phán :
“Trong sáu ngày,
ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc
của ngươi. Nhưng ngày thứ bảy là hưu
lễ kính Thiên Chúa của ngươi, ngươi sẽ
không được làm bất cứ việc gì,
ngươi và con trai, con gái ngươi, tớ trai, tớ
gái của ngươi, thú vật của ngươi... Vì
trong sáu ngày, Yavê đã làm nên trời đất và muôn
vật, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ
bảy. Bởi thế, Yavê đã chúc lành cho ngày thứ
bảy và tác thánh nó” (Xh 20.9-11; Tl 5.12t).
Ở đây, chúng ta không thể nói hết các bổn
phận khác được..., chỉ nêu ra vài điểm
đáng lưu ý nhất, chắc còn nhiều dịp ta
sẽ được nghe bổ túc thêm sau.
Còn về bổn phận và quyền lợi của
người giúp việc, kẻ làm công, xin để kỳ
sau.
Gia đình ta làm giờ đền tạ này
để xin Chúa tha thứ vì các thiếu sót hay vi phạm bổn
phận người làm đầu, làm chủ.
Tích truyện
Khi Ya-cob
trốn cơn giận của Ê-sau tìm chàng để
giết, vì chàng phỗng mất chúc lành cha dành cho anh cả,
thì chàng đến nhà người cậu là La-ban, ở
xứ rất xa, để trú ngụ. Bắt đầu,
La-ban cũng có vẻ tử tế, ông nói với chàng : Tuy
là cháu, song giúp việc cho ông, thì ông sẽ trả công.
Nhưng lúc ấy, Ya-cob đâu cần công xá gì, vì chàng đã
mê con gái út của La-ban là cô Ra-ken, vóc dáng xinh đẹp, dung
nhan mỹ miều, nên chàng nói:
- Cháu xin ở làm công cho
cậu bảy năm, để chỉ xin cưới
Ra-ken thôi !
Thế là
chàng đã ở giúp việc cậu bảy năm. Kinh Thánh
nói : “Những năm ấy đối với chàng chỉ
như vài ngày thôi, bởi chàng quá yêu nàng”. Hết 7 năm,
La-ban cho làm lễ cưới. Nhưng ông là người
tham lam, keo kiệt và biển lận ; ông thấy Ya-cob còn
trẻ, lại lực lưỡng, khỏe mạnh, ông bèn
lập mưu để chàng phải làm công cho ông thêm 7
năm nữa. Tiệc cưới đã tàn, chiều
tối hôm ấy, theo tục lệ, cô dâu phải phủ
khăn che kín mặt cho đến đêm động phòng,
ông La-ban đã đem tráo cô em bằng cô chị là Lê-a,
xấu hơn. Vô tình, nên Ya-cob sáng ngày, bảnh mắt nhìn ra
mới biết té ra không phải Ra-ken, người chàng
mơ tưởng. Bị lừa vố đau, Ya-cob trách
ông cậu. La-ban chống chế :
- Nơi chúng tôi không có
thói quen gả con út trước con cả. Cậu sẽ
gả con Ra-ken cho cháu nữa, nếu cháu chịu ở giúp
việc thêm 7 năm.
Vì quá yêu Ra-ken, Ya-cob đành phải chịu bóc lột
để lấy được nàng. Bảy năm nữa
lao động và chờ đợi, thành ra 14 năm. Có ai
đã trả giá đắt như Ya-cob để lấy
được người mình yêu không ?
Quịt công của cháu, và nhờ công lao động
của cháu, ông Laban trở nên giàu có, súc vật đầy
đàn, ông chưa lấy làm đủ, La-ban còn tham lam tìm
cách chặn bớt phần chia súc vật cho cháu. Nhưng
Thiên Chúa để mắt bênh vực kẻ bị áp
bức. Người đã cho Ya-cob trí thông minh, khôn lanh dùng
mẹo làm cho đàn súc vật dành cho chàng sinh sôi nảy
nở, đầy những con béo tốt, khỏe mạnh,
mà ông cậu keo kiệt cứng họng không thể trách
được chàng.
Cuối cùng, kẻ nghèo khó trở nên giàu có : Ya-cob
được hai vợ, vô số gia súc... và chàng cùng
bầu đoàn thê tử, súc vật trở về quê
mẹ.
*
* *
|