Tiền
của.
Một bác nông dân người Anh đang
ngồi nghe một nhà giảng thuyết tài ba tên là Dôn
Oét-lây (John Wesley) rao giảng Tin Mừng. Hôm đó, nhà
giảng thuyết đề cập đến vấn
đề tiền bạc của cải, đầu tiên,
nhà giảng thuyết nói đến việc “phải ra công
tích lũy tiền bạc tối đa, phải dùng hết
khả năng để kiếm tiền và làm giàu”. Bác nông
dân gật đầu và nói nhỏ vào tai
ông bạn thân đang ngồi bên cạnh: “Thật là
một tư tưởng hay”. Rồi nhà giảng thuyết
khai triển điểm thứ hai của bài giảng:
“Phải tiết kiệm tối đa, ông lên án
những thói ăn chơi xa xỉ, quăng tiền qua
cửa sổ”. Bác nông dân một lần nữa lại xuýt
xoa: “Bài giảng thật là tuyệt vời, cám ơn Chúa,
từ trước đến giờ ta vẫn luôn làm
như ta vẫn luôn làm như lời ông ta nói là tiết
kiệm”. Cuối cùng, nhà giảng thuyết đề
cập đến điểm then chốt của bài
giảng: “Hãy đem những của cải đã thu gom được chia sẻ cho những
Đức Kitô hiện thân nơi những người nghèo
chung quanh, vì của cải vật chất là của Thiên
Chúa ban chung cho nhân loại, chúng ta chỉ là những
người quản lý. Do đó, chúng ta phải tích cực
làm việc bác ái xã hội, phải dạy người nghèo
một nghề để tự kiếm sống, phải
tạo ra nhiều việc làm, đừng để
xảy ra tình trạng người thì ăn sung mặc
sướng, trong khi nhiều người khác lại
bị đói khát, bất hạnh…”. Nghe vậy, bác nông dân
sụ nét mặt lại, lắc đầu tỏ ý không
bằng lòng và bỏ ra về, ông vừa đi vừa
lẩm bẩm: “Cái lão thầy tu này giảng không thực
tế chút nào, tại sao lại phải đem tiền
của kiếm được do công lao mồ hôi
nước mắt của mình mà chia sẻ cho kẻ khác?”
Bác nông dân trên đây đã phản
ứng trước đòi hỏi của Tin Mừng về
vấn đề tiền của rất giống với
chàng thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay. Anh thành tâm thiện chí xin
Chúa Giêsu một lời khuyên để đạt sự
sống đời đời. Có lẽ
ít có thanh niên nào lại bận tâm đến cuộc
sống đời đời như anh thanh niên này, vì
thường họ chỉ nghĩ sống cho hiện
tại. Chúa âu yếm nhìn anh và nói: “Hãy giữ các
điều răn”, đó là phương thế rất
phổ thông và truyền thống trong đạo Do Thái. Có
thể nói anh rất hài lòng về câu trả lời của
Chúa, và hãnh diện vì mình đã tuân giữ các điều
răn ngay từ nhỏ. Vậy tại sao anh
còn tìm kiếm thêm? vì đó chỉ
là mức tối thiểu đối với đa số
người Do Thái. Vì thế, Chúa Giêsu mời gọi anh
bước thêm bước nữa: “Bán của cải và
chia sẻ cho người nghèo để theo
Ngài”. Nhưng anh đã chùn bước.
Giả
như Chúa Giêsu bảo anh giữ thêm một điều
răn nữa, dù có khắt khe hơn, chắc anh sẵn sàng
nhận ngay, nhưng Chúa lại mời gọi anh chia
sẻ cái anh có cho người nghèo, nên anh khó chấp
nhận và buồn rầu bỏ đi, vì anh có nhiều
của cải. Quả thật, giữ thì
không khó khăn lắm, nhưng cho thì không dễ dàng gì.
Người ta có thể dễ dàng theo
Chúa khi họ không phải từ bỏ của cải mình
có, nhưng khi đòi phải từ bỏ những
đồng tiền thì họ không dứt được,
vì “đồng tiền liền khúc ruột”. Con
đường giữ đạo và con đường
hoàn hảo còn cách xa nhau lắm, vì con đường hoàn
hảo là con đường từ bỏ, kể cả
mạng sống mình. Chúng ta thấy Chúa Giêsu đã
đảo lộn mọi dự đoán của chàng thanh
niên ấy: vấn đề không phải là làm việc gì
hay giữ điều gì, nhưng là từ bỏ những
cái thân thiết, gần gũi, quý giá để thong dong và
dễ dàng đón nhận Chúa là nguồn gốc và đích
điểm của cuộc sống hạnh phúc vĩnh
cửu.
Chúng
ta thấy bác nông dân trong câu chuyện trên và anh thanh niên trong
bài Tin Mừng, cả hai đều có thiện chí muốn
nên tốt hơn nên đã đi tìm và hỏi ý kiến Chúa
Giêsu, cả hai đều hài lòng về những
điều mình đã làm là tuân giữ các điều
răn. Nhưng khi Chúa đòi phải từ
bỏ bằng việc bán gia sản mà chia sẻ cho
những người nghèo khổ, thì cả hai đều
sụ nét mặt và buồn rầu thất vọng bỏ
đi.
Liền
sau đó Chúa đề cập đến vấn đề
tiền của và sự giàu có: Đối với phần
đông chúng ta, Chúa không đòi chúng ta phải từ bỏ
tiền của, như mọi người khác, chúng ta
cũng cần có tiền của, và có tiền của
mới sống được “ chúng ta
cần có một căn nhà để tránh “ăn nhờ
ở đậu” gây phiền hà cho người khác. Chúng ta
cần có đủ áo mặc, có đủ cơm ăn để khỏi nên gánh nặng cho tha
nhân, không đánh mất phẩm giá của mình và tránh lệ
thuộc vào người khác. Ngoài ra, nhiều người
đã biết khởi điểm của mọi sự là
“thủ tục đầu tiên”, không có “thủ tục
đầu tiên” này thì mọi việc khó mà êm xuôi. Hơn nữa, không có tiền có lẽ khó mà
lấy vợ có chồng, một tiệc cưới
cũng tốn kém từ vài triệu đến vài chục
triệu. Ở Hàn Quốc, họ nói như sau:
“muốn cưới vợ thì chàng phải có ba chìa khóa: chìa
khóa xe hơi, chìa khóa nhà, và chìa khóa hòm
tiền ở ngân hàng”. Nhưng đối với chúng ta,
cần phải có chìa khóa thứ tư nữa, ba chìa khóa kia
mở cửa “tiền”, còn chìa khóa thứ tư mở
cửa “lòng”.
Bởi
lẽ: tiền có thể mua nhà cửa nhưng không mua
được tổ ấm, tiền có thể mua
giường nệm nhưng không mua được
giấc ngủ yên, tiền có thể mua lạc thú nhưng
không mua được hạnh phúc, tiền có thể mua
thế gian nhưng không mua được thiên đàng. Cửa lòng mà chìa khóa thứ tư mở ra, đó
là lòng bác ái, lòng yêu thương của chúng ta.
Tóm lại, điều Chúa Giêsu muốn
dạy chúng ta phải sống là đừng coi tiền
bạc là ông chủ, nhưng hãy coi nó là đầy tớ. Tiền của là ông
chủ xấu, nhưng lại là một đầy tớ
tốt. Một khi trở thành phương tiện,
thì tiền của sẽ là một trợ thủ
đắc lực, giúp chúng ta làm được nhiều
việc lớn lao và chu toàn
được sứ mệnh làm vinh danh Chúa và góp phần
cứu rỗi anh em.
|