Sự lựa
chọn.
Cách đây một vài năm, Sir Kenneth
Clark người Anh làm đầu chương trình trên TV
“Nền Văn Hóa” nổi danh khắp thế giới. Clark theo chủ nghĩa nhân bản, không cho tôn giáo
là việc quan trọng. Điều này không có nghĩa
rằng ông khinh khi việc theo
đạo hoặc lãnh đạm việc thờ
phượng. Ngược lại, ông còn nói một vài nét
đặc biệt của việc theo
đạo. Một hôm, tại nhà thờ San Lorenzo ông đã
lãnh nhận được một cảm nghiệm. Ông
viết: “Trong một vài phút, cả người tôi như
được soi sáng với một niềm vui thiên
đàng mà còn hơn tất cả những cảm giác mà tôi đã
từng trải qua.”
Khi nói về cảm tưởng đó, Clark
đối diện với một câu hỏi: “Tôi phải
làm gì với cái ơn đó?” Công khai, ông không phải là
người theo đạo. Nếu ông
tự nhiên trở thành một người theo
đạo, thì gia đình ông và bạn bè ông sẽ nghĩ
rằng ông đã dẫm vào chỗ lầm lạc. Và như
thế, Clark đã lựa chọn không làm
một cái gì hết với cảm tưởng mà ông đã
lãnh nhận được. Ông hoàn toàn quay
lưng lại trong vấn đề đó.
Câu
truyện của Sir Kenneth Clark mang một ý nghĩa
giống như câu truyện về người thanh niên giàu
có trong bài Phúc Âm hôm nay.
Giống như
người thanh niên giàu có, Kenneth là một người
rất tốt, Kenneth tìm thấy một hấp dẫn
ở nơi Chúa Giêsu một cách không thể ngờ
được, Kenneth đã phải đương
đầu với câu hỏi thật khó khăn để
tìm được câu trả lời: Tôi phải làm gì?
Giống như
người thanh niên giàu có, Sir Kenneth đã nghĩ
đến cái giá phải trả nếu ông chọn theo Chúa
Giêsu, nhưng ông đã từ chối ơn Chúa..
Sự
hưởng ứng của người thanh niên giàu có và Sir
Kenneth nhắc nhớ chúng ta dụ ngôn người gieo
hạt giống. Đặc biệt là phần những hạt
giống rơi trên vệ đường.
Chúa Giêsu đã
giải thích rằng những hạt giống rơi trên
vệ đường tượng trưng cho những
người đón nhận lời Chúa, nhưng để
cho quỉ dữ lấy đi trước khi nó đâm
rễ vào cuộc đời của họ (Mc 4,15).
Hai câu
truyện trên rất thích hợp với chúng ta bởi vì nó
rất thực tế.
Chúng diễn tả con người ngày nay cũng đang
phải chiến đấu giữa những sự lựa
chọn.
Người
thanh niên giàu có trong Phúc Âm đã bị của cải thế
gian làm cho lù mờ lời mời gọi của Chúa Giêsu. Cũng như thế, Sir Kenneth đã
lựa chọn làm hài lòng gia đình và bạn bè hơn là theo Chúa. Cả hai người đều
chạy theo vui thú thế gian thay vì kho
tàng trên trời.
Điều này
dẫn chúng ta đến con người của chúng ta. Sự ưu tiên của chúng ta là cái gì? Kho tàng
thế gian quan trọng hơn hay là kho tàng đời sau?
Nếu
sự ưu tiên của chúng ta là thế gian, thì chúng ta
phải làm thế nào để đổi mới? Chúng ta phải làm sao
để không đưa đến hậu quả
giống như người thanh niên trong Phúc Âm?
Vậy, chúng ta hãy cầu nguyện và nài xin ơn khôn ngoan
để có thể nhìn ra những sự giả trá của
thế gian mà không chạy theo chúng.
Bài
đọc thứ hai nhắc nhở chúng ta rằng một
ngày nào đó, chúng ta sẽ phải tính sổ về
cuộc đời của chúng ta với Chúa. Thiên Chúa sẽ bắt
chúng ta phải chịu trách nhiệm về những
quyết định mà chúng ta làm. Ngài sẽ bắt
chúng ta trả lời về những hành vi
của quyết định của chúng ta.
Nói
một cách khác, sự lựa chọn mà người thanh
niên đã đương đầu thì chúng ta cũng
vậy. Giống
như họ, chúng ta phải làm một quyết
định. Quyết định này
sẽ giúp chúng ta định rõ không phải sự hạnh
phúc thế gian mà thôi, nhưng là hạnh phúc vĩnh cửu.
|