Quan
trọng.
Người
thanh niên hỏi Đức Giêsu: “Thưa Thầy, tôi
phải làm gì để thừa hưởng sự sống
đời đời?” Rõ ràng là anh ta đã hỏi một
câu hỏi khác, nếu không hỏi Đức Giêsu thì
cũng đã hỏi một người khác. Câu hỏi
đó là: Mục đích của đời này là gì? Câu
trả lời là: để có được
sự sống đời đời.
Đấy là hai câu hỏi quan trọng
nhất trong cuộc đời. hầu hết chúng
ta cũng đã hỏi như thế khi chúng ta còn trẻ. Có lẽ chúng ta không còn hỏi những câu hỏi
đó nữa? Hiện nay chúng ta đang ở trên
chuyến tàu hỏa của đời sống,
được nó đưa về phía trước không
thể lay chuyển được, và dường như
với một tốc độ ngày càng tăng dần,
nhưng nơi mà con tàu hướng về không còn là
giải pháp mà chúng ta muốn biết.
Tại sao lại như thế? Có thể vì chúng ta quá vướng
bận với hành lý, hoặc với những trò chơi hay
sự tiêu khiển đến nỗi chúng ta không còn
thời gian dành cho những vấn đề như
thế? Hoặc có thể giống như
người thanh niên đã đến với Đức
Giêsu, chúng ta thấy rằng đặt những câu hỏi
như thế quả là nguy hiểm.
Bầu khí chúng ta đang sống không
khuyến khích kiểu đặt câu hỏi và suy tư
đó. Những vấn
đề về tinh thần hiếm khi là chủ
đề trong các câu chuyện ở bàn ăn
hoặc trong các câu chuyện thân mật giữa bạn bè. Người ta chú trọng nhiều hơn
đến việc làm, những vấn đề gia
đình, và những giải pháp chính trị và kinh tế
trong ngày. Những cuộc tranh luận
về các giá trị đạo đức và niềm tin
về tâm linh hiếm khi xảy ra. Thật vậy,
những đề tài này dù ít hay nhiều cũng là
điều cấm kỵ.
Chúng
ta là những con người thực tiễn. Chúng ta muốn có những lời giải đáp mà
không muốn có vấn đề. Những
vấn đề đạo đức và tinh thần là
những giải pháp khó khăn. Một nhà phân tâm
học người Mỹ đã nói:
“Ở một tầm mức rộng lớn,
đời sống chúng ta được dùng để
tránh đối đầu với chính mình. Hầu hết những
hoạt động hàng ngày của chúng ta làm cho điều
đó được dễ dàng. Chúng làm chúng ta xao lãng
chính mình và việc suy tư. Chúng ta
được trấn an bởi
những sự tầm thường”.
Đức
Giêsu đã trả lời người thanh niên: “Anh hãy
giữ các giới răn”. Và người thanh niên nói: “Tôi
đã giữ các giới răn”. Đối với
Đức Giêsu giữ các giới răn chỉ là mức
tối thiểu. Người biết rằng
người thanh niên này có khả năng nhiều hơn.
Thật vậy, anh có khả năng
đạt được điều cao cả. Vì
thế Người nói với anh: “Nếu anh muốn nên
trọn lành, anh hãy đi bán những gì anh có mà cho
người nghèo rồi hãy đến theo
tôi”.
Người thanh niên đã đứng
trên bờ vực của một thế giới mới
mẻ và lôi cuốn. Tuy nhiên, anh lập tức nhận ra rằng anh
không thể bước vào thế giới mới này mà không
nói lời giã từ thế giới cũ của anh. Anh ngần ngại. Anh phân vân.
Anh nhìn về thế giới cũ ấy và bắt
đầu cân nhắc những gì anh đang bỏ lại
phía sau. Thình lình anh đã nhận ra rằng anh
không thể làm được điều đó. Có quá nhiều điều trong thế giới
cũ mà anh yêu thích và thèm muốn, chính vì thế mà anh từ
khước lời mời gọi của Đức Giêsu.
Một số người không muốn
bỏ mất dù chỉ một giá trị cũ của
họ để có được một giá trị
mới. Nếu
chúng ta sợ mất đi những lạc thú của
thế giới cũ, chúng ta sẽ không bao giờ nếm
hưởng những niềm vui của thế giới
mới.
Đức Giêsu đòi hỏi nỗ
lực tối đa của chúng ta khi Người đòi
hỏi người thanh niên. Người không muốn chúng ta bằng
lòng với bất kỳ điều gì kém cỏi.
Lời thách thức: “Nếu anh muốn nên trọn
hảo”, cũng xuất phát từ chính chúng ta. Tuy nhiên, để đảm nhiệm thách
thức đó, chúng ta được kêu gọi phải hy
sinh. Hy sinh điều gì còn tùy vào mỗi
người chúng ta. Chúng ta phải nhìn
kỹ tâm hồn mình để biết chúng ta phải
từ bỏ điều gì để đáp lại lời
kêu gọi ấy.
Sự hiện diện của chúng ta
ở đây mỗi Chúa nhật bắt chúng ta phải suy
nghĩ về những câu hỏi cao cả ấy. Chúng ta được
nhắc nhở đời sống là một cuộc hành
hương đến nước trời vĩnh cửu.
Chúng ta nghe Lời Chúa và đón tiếp Thánh
Thể. Nhưng chúng ta phải nhớ lại rằng
sự cứu chuộc luôn luôn là sự thành tựu của
Thiên Chúa. Người nào tin vào chính mình
sẽ không bao giờ được cứu.
Người nào tin vào quyền năng cứu độ và
tình yêu cứu thoát của Thiên Chúa mới có thể
bước vào ơn cứu độ một cách tự do.
|