Không thể vào Nước Trời ư? – Yvon Daigneault.
Giới thiệu.
Sau khi nghe
đọc Tin Mừng
Chúa Nhật hôm nay, nhiều vấn nạn có thể nổi
lên. Ta
không thể đọc lời Chúa Giêsu mà
không đặt câu hỏi hoặc
không bị Lời Chúa chất vấn. Thí dụ, tại
sao sau khi
loan báo Nước Trời sắp đến và mời gọi mọi người đón nhận như là Tin Mừng tuyệt vời nhất, Lời Chúa lại giới hạn con số những người vào nước đó khi nhấn
mạnh đến việc khó mà vào được
và đến con số ít ỏi
những người
có thể vào? Tại sao lại mời gọi làm một điều
mà rất ít người trong chúng ta
có thể làm được? Khi người ta kiếm được
một việc làm khó kiếm,
một mái nhà và những
nguồn thu
nhập cho gia đình mình,
thì không thể có vấn
đề từ bỏ mọi sự và bắt
những kẻ chúng ta thương
yêu phải nghèo xơ nghèo
xác để đi tìm kiếm
Nước Trời…
Câu hỏi thứ
nhất.
Phải làm gì để vào Nước Trời, nghĩa là sở
hữu những của cải mà Chúa Giêsu
đến loan báo nhân danh Chúa
Cha? Chúa Giêsu trả lời hết sức khách quan: Giữ
các giới răn. Câu trả
lời của Ngài không bảo
ta phải tuân theo các
luật lệ tế tự hoặc những điều đặc biệt về tôn giáo, nhưng
là tuân theo
những ý muốn của Chúa về con người, những nguyên tắc công bằng, sự thật và lòng
trung tín, là nên tảng
cho cuộc sống con người. Khi biết rõ chúng
ta, Thiên Chúa cũng biết rằng không phải tự nhiên mà ta sống
được như
vậy. Vì thế
Ngài luôn nhắc nhở và xem đó
là điều kiện tiên quyết để đạt được
những thiện hảo của Nước Trời.
Chúa Giêsu không dạy
một con đường
khác. Tuy nhiên Ngài đề
nghị một cách thức mới mẻ để tôn trọng những giới răn này, khi Ngài
mời gọi chúng ta đi
theo Ngài.
Giữ những giới răn này cách chân
thành, liên tục và kính
cẩn vẫn chưa đủ. Còn phải sống như chính Chúa Giêsu
đã sống và đã dạy
chúng ta sống: Với tấm lòng hiếu thảo, một sự trung thành tràn
đầy tình yêu để muốn tôn vinh Chúa Cha bằng
tất cả cuộc đời mình.
Câu hỏi thứ
hai.
Vậy, tại sao đòi phải
bán hết tài sản, một điều không thể làm được đối với đa số các môn đệ?
Ta hãy hiểu rằng vấn đề không phải là tính
của cải mình có bằng
tiền bạc rồi đem cống hiến vào các việc
từ thiện, nhưng còn ám chỉ những
gì được tượng trưng bởi những của cải này. Lớn hoặc nhỏ, những của cải này gợi
lên sự thành công, an
ninh, sự kính trọng của những người chung quanh mình, quyền
bính, sự tự do. Dù ta có ý thức
hay không, của cải bao giờ
cũng có thể tạo nên nơi ta
một thái độ tinh thần nào đó, chủ yếu là sự
kiêu hãnh về cuộc sống của mình và sự
tự phụ cá nhân. Của cải
tạo cho chúng ta cảm
giác phấn khởi vì không
còn cần đến ai nữa.
Chính thái độ
tinh thần này cản trở
ta vào Nước
Trời, một sự cản trở hầu như không thể thắng vượt được,
một thứ ngõ cụt không
còn lối vào Nước Trời nữa. Nước Trời là một
ân huệ,
không thể mua được, không mặc cả được. Để nhận được nó, phải siêu thoát mọi
cản trở.
Đây là trung tâm
giáo huấn của Chúa Giêsu. Nước Trời là sự thiện hảo. Ta không thể yêu chuộng
gì hơn nó được. Và ta không thể
cùng một lúc vừa đón
nhận Nước Trời vừa sở hữu mọi thứ của cải vật chất xâm chiếm lòng chúng ta
và cản trở chúng ta sở hữu
thụ hưởng những điều tốt đẹp mà Thiên Chúa
hứa. Ta không thể vừa tạo cho mình
một vương quốc riêng lại vừa đồng thời nhắm tới vương quốc và Chúa Cha đã
hứa.
Ta hãy lưu ý là có nhiều
cách trở nên giàu có
và điều này sẽ làm
ta phân tâm
và không còn tha thiết
với vương quốc của Thiên Chúa nữa.
Mỗi người có những cách làm giầu riêng. Mỗi người có những của dự trữ, những của cải và những
chứng khoán, chúng như những thứ hành trang cồng
kềnh khiến ta không thể
tự dó đón nhận những gì Thiên Chúa ban nữa. Chính những của
cải đó là những thứ ta phải
dứt bỏ. Và cách tốt nhất để dứt bỏ bao giờ cũng
là chia sẻ
với những ai không có
gì.
Kết luận.
Tin Mừng bao giờ cũng
hợp thời. Để đón nhận
của cải lớn hơn tất cả mọi thứ của cải, tức là sự
sống mà Chúa Kitô ban, Tin Mừng mời gọi chúng ta tự giải
phóng khỏi tất cả những gì chúng ta gắn
bó, vì chúng
ngăn cản chúng ta vào
Nước Trời.
Và chúng ta không thể
làm điều đó ngay bây
giờ hay sao?
|