G
- THÁNH LỄ LÀ MỘT TẾ LỄ CẦU ĐẢO
Cầu đảo là “cầu” Thiên Chúa tha tội
và “đảo”
các hình phạt thành phúc lành cho nhân loại. Mà Thánh Kinh
quả quyết : "Máu không đổ thì tội
không được tha"
(Dt 9.22), vì thế
hiến tế của Chúa Kitô cũng phải đổ máu
ra để mưu cầu ơn tha tội cho nhân loại,
nhờ đó họ được tha các hình phạt và còn
được mọi phúc lành:
“Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc
đẩy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế
như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người (đã
đổ ra sẽ) thanh tẩy lương tâm chúng ta
khỏi những việc (đưa tới sự)
chết." (Dt 9.14).
Tẩy
sạch lương tâm không chỉ của những Kitô hữu
chúng ta mà thôi, mà còn của toàn thể nhân loại :
“Chính
Đức Giê-su Ki-tô là của lễ
đền
bù tội lỗi chúng ta,
không những tội lỗi chúng ta mà thôi,
nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa.” (1 Ga
2.1-2)
- Thắc mắc : Tại
sao máu phải đổ ra, tội mới được
tha?
Thư Do thái khẳng
định :
Máu có
sức thanh tẩy
9 18 "Giao
ước thứ nhất cũng đã khai sáng bằng máu.
19 Quả thế, sau khi ông Mô-sê công bố cho toàn dân
mọi điều răn như đã ghi chép trong Sách
Luật, thì ông lấy máu các con bê, con dê hoà lẫn
với nước, rồi dùng len đỏ thắm và cành
hương thảo mà rảy trên chính cuốn Sách Luật cũng
như trên toàn dân và 20 nói: Đây là máu giao
ước, Thiên Chúa đã truyền cho anh em tuân giữ.
21 Rồi,
cũng theo cách thức đó, ông rảy máu vào lều
thánh và mọi đồ phụng tự. 22
Chiếu theo Lề Luật, hầu
hết mọi sự đều được thanh
tẩy bằng máu. Không có máu đổ ra, thì không có ơn
tha thứ.
23 Vậy, nếu các hình ảnh mô
phỏng những thực tại trên trời còn cần phải
được thanh tẩy (bằng máu) như thế, thì
chính những thực tại trên trời đó lại càng
phải được thanh tẩy bằng (máu của)
những hy lễ cao trọng hơn biết mấy."
(Dt 9.18-23)
Giải thích :
Phải
đổ máu ra mới thanh tẩy được nhơ
uế, tội lỗi. Thư Do Thái minh chứng bằng
một việc so sánh : Cựu Ước chỉ là hình bóng của thực
tại trên trời sau này, mà còn phải dùng máu (súc vật)
mà thanh tẩy mọi vật, mọi người như
vậy, huống chi những thực
tại trên trời – do Chúa Giêsu mang lại trong
thời Tân Ước – lại càng cần được
thanh tẩy hơn biết mấy bởi máu của lế
tế cao trọng hơn, tức là tế lễ của
Chúa Kitô !
Ở đây có hai ý tưởng
cần giải thích :
1)
Phải đổ máu mà thanh tẩy ô uế và tội
lỗi.
2) Tế
lễ đổ máu của Chúa Giêsu thì cao trọng và
hữu hiệu hơn cả, chẳng có tế lễ nào
sánh kịp.
Về ý
tưởng 1) : Phải
đổ máu để thanh tẩy tội lỗi, tại
sao?
Để trả lời, xin
nhớ lại truyền thống hiến tế cổ
truyền : Loài người thuở xưa muốn làm thần linh nguôi giận tha mạng, tức là được tha
thứ và được ơn nghĩa với
thần linh thì họ làm thế nào ? Họ đã
sáng chế ra việc hiến
tế qua đó họ sát tế con vật – mà sát tế
là phải đổ máu ra - rồi hỏa thiêu tế
vật mà dâng lên cho thần linh (xem lại tr.170tt). Họ
không thể đổ máu mình ra, thì họ lấy những
sự vật hay những con vật quí giá nhất, thân
thiết nhất đổ máu ra thay thế cho họ.
Mạng sống đổi lấy mạng sống :
được thần linh bảo toàn mạng sống cho
mình, tha mạng cho mình, thì phải dâng mạng sống
nếu không của mình thì của một vật thay
thế. Thần linh chấp nhận hiến tế,
ngửi lấy hương thơm của lễ do làn khói
bốc lên, và nguôi giận, thi ân giáng phúc xuống cho họ.
Hiến tế
trên thập giá của Chúa Giêsu cũng vậy, Người
phải bị sát tế, bị giết đổ máu ra làm
của lễ đền tội dâng lên Thiên Chúa, để
Thiên Chúa nguôi giận, mà tha mạng cho nhân loại chúng ta
đáng phải chết vì đã phạm tội.
Về ý tưởng 2) : Hy lễ
đổ máu của Chúa Giêsu cao trọng hơn và có
hiệu lực hơn tế lễ bằng máu loài vật
của Cựu Ước:
13
"Vậy nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro
của xác bò cái, đem rảy lên mình những kẻ
nhiễm uế còn thánh hoá được họ, nghĩa
là cho thân xác họ trở nên trong sạch 14 thì máu của Đức Ki-tô càng hiệu lực
hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hằng
hữu thúc đẩy, Đức Ki-tô đã tự hiến
tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu
của Người (đổ ra sẽ) thanh tẩy
lương tâm chúng ta khỏi những việc (đưa
tới sự) chết, để chúng ta xứng đáng
phụng thờ Thiên Chúa hằng sống." (Dt 9.13-14)
Giải thích :
“Những
kẻ nhiễm uế” là ai
? Là dân chúng mắc tội, kể cả các tư
tế Lêvít, ngay cả những đồ vật
như lều thánh, bàn thờ và mọi đồ phụng
tự v.v… một khi bị nhiễm uế (Ds 19.2-12),
tất cả đều phải được thanh
tẩy bằng máu (Lv 8.15,24-30; 9.15-18; 12.7-9; 16.19). Vậy,
nếu máu những con vật bị sát tế :
-đem rảy lên các
đồ vật còn làm cho đồ vật này
được hiến thánh để xứng đáng
được dùng trong việc thờ phượng Thiên
Chúa ;
-và đem rảy trên mình những
con người nhiễm uế cũng làm cho thân xác
họ hết ô uế, nên trong sạch, được
thánh hóa, để có thể ra trước mặt Thiên
Chúa Chí thánh mà thi hành việc tế tự tại
đền thờ,
-phương chi “Máu của Đức
Ki-tô”, Con Một Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa (Ga 1.1), đã
đổ ra trên thập giá “càng hiệu lực hơn
biết mấy”, không chỉ thánh hóa hay tẩy
sạch thân xác mà còn “thanh tẩy lương tâm”
chúng ta “khỏi những
việc (đưa tới sự) chết”! (Ep 2.1)
Một khi
lương tâm đã được tẩy sạch,
tức là được tha
thứ tội lỗi, con người mới “xứng đáng phụng thờ
Thiên Chúa hằng sống”, và lãnh các phúc lành của
Người, vì không có gì nhơ bẩn mà có thể ra
đứng trước Nhan Thánh Thiên Chúa được,
huống chi còn hòng phụng thờ Người và hưởng
phúc lành của Người !
Nhờ
đâu máu Đức Giêsu có hiệu lực cao hơn như
thế?
Thánh Thư giải đáp :
đó là vì hiến tế của Chúa không như tế
lễ của loài người,
Thứ nhất : hiến tế của loài người
là vì họ tự ý dâng lên, và với tâm tình vụ
lợi, mong được ban phúc, che chở, hộ phù
v.v…, còn Chúa Giêsu là “nhờ
Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy” mà dâng,
Thánh Thần là tình yêu tinh tuyền, không mưu tư
lợi, chỉ mưu cầu ơn cứu rỗi cho
người thế.
Thứ hai : loài người chỉ dâng lên những
đồ vật hoặc súc vật là vật ngoài thân,
còn “Đức Ki-tô đã tự
hiến tế chính thân mình như lễ vật
vẹn toàn (hoàn toàn tinh sạch, thánh thiện) dâng lên
Thiên Chúa”
Thứ ba : của lễ không là một vật gì
của thế gian này, mà là chính thân mình Con Một Thiên Chúa
hằng sống, và cũng là Thiên Chúa, hẳn có giá trị vô cùng vô tận, đến
nỗi có thể nói : chỉ cần một giọt
máu hay mồ hôi Chúa Giêsu Con Thiên Chúa đổ ra mà thôi, thì
cũng có sức cứu không phải một thế
giới mà muôn ngàn thế giới nữa.
Bởi
vậy,
Tế Lễ Chúa Giêsu sẽ thay thế
các Tế Lễ Cựu Ước vô hiệu
10 1
"Lề Luật chỉ phác họa lờ mờ
những phúc lộc của thế giới tương lai,
chứ không phản ánh chính xác những thực tại
đó. Cho nên, Lề Luật không bao giờ có thể làm cho
những người tiến lại gần Thiên Chúa
được nên hoàn thiện, nhờ những ngần
ấy thứ hy lễ người ta cứ dâng mãi năm
này qua năm khác. […] Thật
thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được
tội lỗi.
5 Vì
vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã
không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo
cho con một thân thể.6 Chúa cũng chẳng thích
lễ toàn thiêu và lễ xá tội.7 Bấy giờ
con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con
đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã
chép về con.
8 Trước hết, Đức Ki-tô nói:
Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá
tội, Chúa đã chẳng ưa, chẳng thích, mà đó
chính là những thứ của lễ được dâng
tiến theo Lề Luật truyền.9 Rồi
Người nói: Này con đây, con đến để
thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các
lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới.10
Theo ý đó (của Thiên Chúa), chúng ta được thánh hoá
nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng thân mình làm
lễ tế, chỉ một lần là đủ." (Dt
10.1-10).
Giải thích
:
Thư Do Thái
viết gửi cho một cộng đoàn gồm đa
số những Kitô hữu gốc Do Thái, và có lẽ
cũng muốn gửi cho cả những tư tế
trước kia ở trong Do Thái giáo, nay vì theo đạo
Chúa Giêsu, nên đã bị trục xuất khỏi
đền thờ và mất hết mọi quyền lợi
bổng lộc v.v… Viết cho họ với mục đích là để
khuyên cả hai hạng người đó, sau khi cải
đạo theo Kitô giáo, đừng còn luyến tiếc
những lễ nghi linh đình của Do Thái giáo, đặc
biệt là tại đền thờ Giêrusalem, cũng
đừng luyến tiếc tất cả những
bổng lộc trước kia đã hưởng…
+Bởi vì nay họ theo Chúa Giêsu là
một vị Thượng tế cao cả đệ
nhất vô song :
- vì là Con
Thiên Chúa, (Dt 1.2-3)
- trổi
vượt trên các Thiên thần
(1.4-14),
- hơn
cả ông Môsê (3.1-6),
-
Người hằng sống và tồn tại đời
đời (7.24),
- một vị Thượng
Tế thánh thiện, vẹn toàn, vô tội, không như các
vị thượng tế khác : mỗi ngày họ phải
dâng lễ tế hy sinh, trước là để đền
tội của mình, sau là để đền thay cho
dân (7.26-27) ;
+Và cũng bởi vì lễ tế
của Người có hiệu lực vô song, vì là thực
tại trường tồn đời đời,
chứ không như lễ tế đạo cũ chỉ là
những hình bóng phác họa : "Lề Luật (tức
đạo cũ của họ) chỉ (là hình bóng) phác
họa lờ mờ những phúc lộc (vĩnh cửu)
của thế giới tương lai (là cõi Trời vinh
phúc), chứ không phản ánh chính xác những thực
tại đó. Cho nên, Lề Luật không bao giờ có
thể làm cho những người tiến lại gần
Thiên Chúa được nên hoàn thiện.” (Dt 10.1)
Mà chưa làm
cho người ta nên hoàn thiện hay nên thành toàn là chưa
đạt tới mục đích của tế lễ.
Vì sao
tế lễ của Lề luật không làm cho người
ta nên hoàn thiện được?
Bởi vì một lẽ là “máu các con bò, con dê không thể
nào xoá được tội lỗi”, cho dù “người ta cứ dâng mãi (các)
hy lễ (ấy) năm này qua năm khác” mà chẳng bao giờ dứt
khoát thanh tẩy người ta sạch tội lỗi. (Dt 10.3-4)
Nhưng Chúa
Kitô đã đến, Người biết Thiên Chúa không còn
“ưa thích” những lễ tế súc vật vô hiệu
ấy nữa, cho nên Người “bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập
lễ tế mới”, qua đó Người “hiến dâng thân mình làm lễ
tế” (Dt 10.9-10) làm cho “chúng
ta được thánh hoá”, được hoàn thiện,
được thành toàn.
Do Tế Lễ của
Đức Ki-tô hữu hiệu,
cho nên
chỉ dâng một lần là đủ đền tội và
vĩnh viễn thánh hóa nhân loại, đánh bại các
kẻ thù.
12 Còn
Đức Ki-tô, sau khi dâng lễ tế duy nhất
để đền tội cho nhân loại, Người
đã lên ngự bên hữu Thiên Chúa đến muôn
đời.13 Và từ khi đó, Người
chờ đợi ngày các kẻ thù bị đặt làm
bệ dưới chân.14 Quả thật, Người
chỉ dâng hiến lễ một lần, mà vĩnh viễn
làm cho những kẻ Người đã thánh hóa
được nên hoàn hảo.
15 Điều
đó cả Thánh Thần cũng làm chứng cho chúng ta
thấy. Quả thật, … Đức Chúa phán : … Ta sẽ
không còn nhớ đến lỗi lầm và việc gian ác
của chúng nữa. 18 Mà nơi nào
đã được tha tội, thì đâu cần lễ
đền tội nữa" (Dt 10.12-18).
Giải thích :
Bằng chứng về tế
lễ Đức Giêsu chỉ dâng một lần duy nhất
đã đủ “để
vĩnh viễn làm cho những kẻ Người đã
thánh hóa được nên hoàn hảo”, đó là “Người đã lên ngự bên
hữu Thiên Chúa đến muôn đời”, hiểu
như là Người được nghỉ ngơi, không
bao giờ còn phải dâng đi dâng lại nữa : “Nơi nào đã được
tha tội, thì đâu cần lễ đền tội
nữa". Không chỉ từng đó, Người còn
đánh bại các kẻ thù của Nước Chúa, và
chờ đợi ngày chúng phục xuống làm bệ chân
Người.
***
Sau khi học biết những
điều trên, chúng ta mới thấy :
Nếu
không có tế lễ đổ máu, việc cầu
đảo sẽ thất bại !
Ngày xưa, khi
ông Abraham nghe Thiên Chúa đến báo thành Sôđôm sẽ
bị tru diệt vì tội lỗi lớn lao thấu
trời, ông đã sấp mình xuống để “cầu
đảo”, van xin Thiên Chúa – (hiện hình thành một
người đi cùng với
hai thiên sứ đến thăm ông) (xem hình) – “đảo”
trừng phạt thành tha thứ cho thành, nếu tìm
được trong đó có những người lành, vì
chẳng lẽ Thiên Chúa là Đấng chí công lại
phạt người lành phải chết chung với kẻ
ác ? Nhưng phải có bao nhiêu người lành để có
thể vì họ mà Thiên Chúa dung tha cho cả thành ? 50 ư ?
Tìm không được, ông xin bớt xuống 40, rồi 30,
20... và cuối cùng giá chót là chỉ cần 10 người
lành mà cũng không có. Thế
là Sôđôm đã bị hủy diệt bởi
động đất, bởi lửa diêm sinh thiêu
đốt. (St 18.16 - 19.25)
Chỉ cần
tìm được 10 người công chính ngay lành, thì cả
ngàn vạn con người trong thành sẽ được
tha khỏi bị hủy diệt ! Vậy thử hỏi ai
ngay lành, công chính và thánh thiện hơn Chúa Giêsu Con Một Thiên
Chúa, và được nhìn nhận là “Đấng Thánh
của Thiên Chúa” (Mc 1.24; Lc 4.34; Ga 6.69) ? Không cần 10
người, 100 người hay cả chục vạn
người công chính, duy chỉ một mình Chúa Giêsu
Đấng Công Chính, là đủ thay thế cho tất
cả, và đặc biệt nhất là Người còn dâng
mình làm "lễ vật hy
sinh hương thơm ngạt ngào dâng lên (đẹp lòng)
Thiên Chúa" (Ep 5.2), cho nên có dư sức cứu
cả thế giới và cả ngàn thế giới khỏi
bị hủy diệt (1 Ga 2.1-2) !
Ông Abraham ngày
xưa cầu đảo cho dân thành Sôđôm khỏi bị
hủy diệt, song thất bại vì không tìm đủ
số 10 người công chính, ngày nay nếu không có Chúa Giêsu
– Đấng duy nhất Công chính và thánh thiện – và không có
Thánh Lễ, nơi Chúa Giêsu tế lễ đổ Máu mình ra
: “Đây là chén Máu Thầy, máu
Giao Ước mới và vĩnh cửu, đổ ra cho các
con và muôn người được tha tội”, tha
tội không những cho chúng ta mà còn cho cả thế gian (1
Ga 2.1-2), thì việc cầu đảo cho thế giới
cũng sẽ nếm mùi thất bại.
Ước gì
mỗi người Công giáo có được niềm tin vào
giá trị vô biên của Thánh Lễ trên bàn thờ, mà ra
sức dự Thánh Lễ để “cầu đảo” cho
nhân loại được cứu rỗi và
được bình an thái hòa... Đúng vậy, trước
một thế giới đang trượt dốc suy vong,
mà phần không nhỏ là tại lỗi làm gương
xấu và chểnh mảng lơ là của Kitô hữu chúng
ta, thì ngoài những việc đạo đức truyền
thống thường quen như cầu nguyện, lần
hạt, hy sinh hãm mình, đền tội v.v.., chúng ta sẽ
nhờ cách riêng đến Thánh Lễ để làm Lễ
Tế Cầu Đảo !
Danh từ ‘cầu
đảo’ nói đây
lấy từ phong tục cầu đảo của các dân
tộc Á Đông cách riêng. Thường thấy ngày xưa,
khi họ gặp những tai kiếp, đại nạn
như hạn hán mất mùa, ôn dịch, chiến tranh v.v...,
họ thường lập đàn cầu
đảo. Họ sẽ mời một đạo sĩ,
một cao tăng hay một người đức
độ cao cả trong dân làm thày tế lễ, giết
trâu bò làm của lễ dâng lên cho Trời, rồi thày tế
lế lễ cầm gươm xua trừ tà khí, hô phong hoán
vũ ...
Đang khi ấy, dân chúng sẽ
tụ họp lại trên đám đất quanh “tế
đàn”, sám hối, ăn chay, nằm đất,
đêm ngày van vái kêu xin Trời đổi vận bĩ
của họ trở thành bình an thái hòa, cho dân đuợc
sống ấm no hạnh phúc.
Đã thấy
nhiều lần, những việc cầu đảo
của họ đã động thấu lòng Trời và
Trời nhậm lời đã ban cho họ được
như ý.
Trong Cựu
Ước cũng thấy có việc “cầu đảo” :
Nghe tin
một đạo quân thù địch đông đảo
đến vây đánh, Vua Giô- sa-phát hoảng sợ. Vua kêu
gọi toàn thể người Giuđa ăn chay, và
tập họp toàn dân lại kêu cầu cùng Chúa. Toàn
thể dân Giu-đa, kể cả đàn bà con trẻ,
đều đứng trước nhan ĐỨC CHÚA. Chính
Vua cũng đứng giữa cộng đoàn trong
Đền Thờ lớn tiếng cầu nguyện :
“Lạy Yavê Thiên Chúa, Chúa nắm trong tay uy quyền và
sức mạnh...Chúa đã ban cho dòng dõi Abraham đất
này, và trên đất này đã xây một Thánh điện
kính Danh Ngài... Nếu chẳng may chúng con gặp chinh
chiến, bị trừng phạt, gặp dịch tễ
hoặc đói kém, thì chúng con đứng trước
Đền thờ này đây, trước Nhan Ngài...trong
cơn cùng khốn, chúng con kêu lên Ngài, để
được Ngài lắng nghe và cứu giúp chúng con. Chúng
con chỉ biết ngước mắt nhìn lên Ngài.”
Thần Khí Yavê đáp xuống trên
một người trong dân và nói tiên tri rằng Thiên Chúa
đã nhậm lời, ông nói :”Các ngươi đừng
sợ... vì cuộc chiến này không phải là của các
ngươi nhưng là của Thiên Chúa. Trong cuộc
chiến này, các ngươi không phải chiến
đấu... cứ đứng mà xem Thiên Chúa, Đấng
ở với các ngươi, sẽ giải thoát các
ngươi như thế nào !”
Nghe vậy Vua và cả toàn dân sấp mình
xuống trước mặt Chúa mà thờ lạy.
Sáng mai dân xếp thành hàng trận và
đi vào sa mạc đối đầu với
địch quân. Thấy dân đi như thế, Vua
đứng ra và nói : “Toàn dân hãy nghe ta, Đức Yavê là Thiên
Chúa chúng ta, cứ tin
tưởng vào Người, các ngươi sẽ
tồn tại, cứ tin
lời các tiên tri của Người, các ngươi
sẽ chiến thắng !” Vua còn cắt đặt
những người mặc phẩm phục thánh, vừa
đi trước quân binh vừa ca hát ngợi khen Chúa : “Hãy ngợi khen Chúa, vì muôn
ngàn đời Chúa vẫn giữ trọn tình thương.”
Khi họ cất tiếng reo mừng và ca ngợi thì Thiên
Chúa gieo rắc những mâu thuẫn đối nghịch vào
giữa hàng ngũ quân địch, khiến chúng đâm ra
tự sát hại lẫn nhau. Khi tới một nơi cao
để có thể nhìn xuống sa mạc được,
quân binh Giuđa thấy đám địch quân bây giờ
chỉ còn là một bãi tha ma đầy tử thi nằm la
liệt trên mặt đất, không một tên nào sống
sót.
(Lược trích Sách Sử biên niên,
quyển II, 20.1-24 ; cũng xem Sách
1 Vua 8.22-53).
Kitô hữu
chúng ta ngày nay cũng có “tế đàn” là bàn thờ
để dâng Thánh Lễ lên mà “cầu đảo”,
nghĩa là dâng Tế Lễ của Chúa Kitô lên Thiên Chúa Cha, ta
‘cầu’ xin Người
thương xót ‘đảo’
án phạt thế giới đáng phải chịu do tội
lỗi mình, trở thành ơn tha thứ, cứu độ
và bình an. Và người đứng ra đại diện
chúng ta làm thầy tế lễ mà cầu đảo, không
còn phải là một người nào, cho dù là một ông vua
như vua Giô-sa-phát nữa, mà là chính Thượng tế
Giêsu, là Chúa và là Đầu chúng ta ! Vì thế, trên thế
giới này chẳng có gì hữu hiệu hơn Tế
Lễ của Người để cầu đảo.
Qua những phương thế
truyền thông, báo đài, Tivi, mạng điện toán v.v…
chúng ta hằng ngày đã thấy quả thật thế
giới chúng ta ngày nay tội lỗi tràn ngập như thác
lũ, đáng bị Thiên Chúa trừng phạt, giống
như ngày xưa khi Thiên Chúa xóa sổ loài người
bằng trận lụt Đại Hồng thủy :
“ĐỨC CHÚA thấy rằng trên
mặt đất sự gian ác của con người
quả là nhiều, và suốt ngày lòng nó chỉ toan tính
những ý định xấu. ĐỨC CHÚA hối
hận vì đã làm ra con người trên mặt đất,
và Người buồn rầu trong lòng. ĐỨC CHÚA phán : “Ta
sẽ xoá bỏ khỏi mặt đất con người
mà Ta đã tạo dựng, từ con người cho
đến gia súc, giống vật bò dưới đất
và chim trời, Ta hối hận vì đã làm ra chúng.” (St
6.5-7).
Hãy đảo
mắt nhìn xem : Nơi cá nhân và trong gia đình thì
người nào cũng ích kỷ, chỉ chạy theo sở
thích dục vọng, đam mê riêng mình, vợ chồng thì
tranh chấp, cãi cọ, bạo hành, rồi thêm những
tệ nạn đồng tính luyến ái, ly dị, phá thai,
gia đình đổ vỡ, con cái hỗn láo, không vâng
lời cha mẹ, bỏ nhà đi bụi đời,
nghiện ngập xì ke ma túy; vào băng đảng xã
hội đen; còn ngoài xã hội thì bê bối, đầy
dẫy tham nhũng, tranh giành, gian dối, lừa
đảo, hận thù, bạo lực, khủng bố,
chiến tranh v.v…và v.v…
Thật là
một cảnh tượng vô cùng nguy ngập, vì ngày nào mà
mức tội lỗi lên thấu tới trời, liệu
ta có tránh được sự trừng phạt của
Thiên Chúa không ? Hay cũng sẽ bị tiêu diệt như
Sôđôm và Gômôra ngày xưa (St 18.-19.) ?
Đây không
hề là một chuyện tưởng tượng ra để
hù dọa !
Đây thực tế là một
tình thế đen tối và nguy ngập, vậy còn cần
Hiến Tế cầu đảo của Chúa Giêsu hơn bao
giờ hết, như lời Thư thứ nhất của
Thánh Gioan viết :
"Nếu
ai (trót) phạm tội thì (này) chúng ta có một Đấng
Bảo Trợ trước Thánh Nhan Chúa Cha : đó là
Đức Giêsu Kitô, Đấng Công chính. Chính Người
là của lễ đền tội vì tội lỗi chúng
ta, không những vì tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng
còn vì tội lỗi của cả thế gian nữa"
(1 Ga 2.1-2).
Của Lễ đền
tội của Người, tuy dâng trên thập giá ngày
xưa trên đồi Canvê, song vẫn luôn tác động
cứu rỗi thế giới, bởi đâu ? Bởi vì
Của Lễ Đền Tội ấy vẫn luôn còn
tồn tại, do sự chấp nhận và thần hóa
một lần là vĩnh viễn không bao giờ qua đi
của Thiên Chúa (như ta đã học biết, 167tt; 176tt;
198tt), và Thư Do Thái đã xác quyết :
"Đức
Giêsu Kitô, chính vì Người hằng sống muôn
đời, nên chức vụ tư tế (cùng với
hiến tế) của Người tồn tại mãi mãi. Do
đó, Người có thể đem ơn cứu độ
vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà
tiến lại gần Thiên Chúa. Thật vậy,
Người hằng sống để cầu bầu cho
họ." (Dt 7.24-25)
Theo những gì
chúng ta đã học biết, có thể diễn tả ý
nghĩa của đoạn thư ấy như sau : Nay
ở trên trời Chúa Giêsu vẫn hằng sống cho
nên chức vụ tư tế của Người
vẫn còn tồn tại, mà có chức vụ là
để thi hành việc tế lễ, vậy trên
trời Chúa Giêsu vẫn đang thi hành tế lễ cứu
độ ấy, đồng thời ở dưới
đất thì, nhờ thừa tác vụ của linh mục,
Người cũng đang dâng mình tế lễ cứu
độ ấy trong Thánh Lễ hằng ngày trên bàn thờ.
Các dân tộc ngoại giáo
lập đàn cầu đảo chỉ là một việc
khẩn xin cầu may, mong nhờ lòng Trời xót
thương, nhưng không có gì cũng như không có ai
bảo đảm sẽ được nhậm lời.
Còn chúng ta thì đã có sự bảo đảm là lời
hứa chắc chắn tha thứ của Thiên Chúa :
“Nếu
kẻ gian ác từ bỏ mọi tội lỗi mình đã
phạm mà tuân giữ mọi quy tắc của Ta, cùng thi
hành điều chính trực công minh, thì chắc chắn nó
sẽ sống, nó không phải chết. Mọi tội
phản nghịch nó phạm, người ta sẽ không còn
nhớ đến; nó sẽ được sống vì
đã thi hành lẽ công minh. Chẳng lẽ Ta lại vui
thích vì kẻ gian ác phải chết - sấm ngôn của
ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng - Ta lại không muốn
cho nó từ bỏ đường lối của nó mà
được sống sao ?” (Ed 18.21-23; 33.16)
“Ta lấy mạng sống Ta mà thề
-sấm ngôn của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng- Ta
chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui
khi nó thay đổi đường lối để
được sống. Hãy trở lại, hãy từ bỏ
đường lối xấu xa của các ngươi mà
trở lại. Sao các ngươi lại muốn chết, hỡi
nhà Ít-ra-en ?” (Ed 33.11)
“Chúa kiên
nhẫn đối với anh em, vì Người không
muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho
mọi người đi tới chỗ ăn năn
hối cải (để được sống).” (2 Pr 3.9)
Nhất là chính Thiên Chúa còn
ký kết giao ước tha tội bằng máu Chúa
Giêsu :
"Chén này là giao
ước mới, lập bằng máu Thầy, máu
đổ ra vì anh em" (Lc
22.19-20), "và cho muôn
người được tha tội." (Mt 26.28).
SUY NGHĨ VÀ THỰC HÀNH
Nếu nhân loại không có cách
chi để cầu đảo, hay có lập đàn cầu
đảo thì cũng chỉ là cầu may, phần chúng ta
đã có Thánh Lễ với bảo đảm bởi
lời hứa của Thiên Chúa sẽ nhậm lời,
vậy khi đi dâng Thánh Lễ, với ý thức Thánh
Lễ có giá trị cầu đảo cho toàn thế
giới vô cùng hữu hiệu như vậy, ta hãy dâng Thánh
Lễ để “cầu” xin Thiên Chúa “đảo” các hình
phạt đáng phải chịu vì tội lỗi thành tha
thứ và bình an cho thế giới, cách riêng cho nước
VN chúng ta!
Chúng ta
thường nghe người ta khuyên cầu nguyện
bằng cách đọc kinh này, kinh kia, ví dụ “Giêsu, Maria,
Giuse lòng con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn”, là
cứu được các linh hồn. Nếu một kinh
nhỏ bé như thế còn có sức cứu linh hồn, phương
chi cầu nguyện bằng chính Thánh Lễ, ở đó
chính Máu Thánh Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, đã
đổ ra làm của tế lễ để tha tội,
để cứu rỗi (1 Ga 2.1-2) và nay lại tái hiện
trên bàn thờ, thì càng có sức tha tội và cứu
độ và ban bình an hơn vô cùng biết bao !
Dám mạnh miệng nói rằng,
sở dĩ Thiên Chúa còn chưa trừng phạt tội lỗi
tràn trề của nhân loại chúng ta ngày nay, là bởi vì
khắp nơi trên thế giới, hằng ngày cả ngàn
vạn Thánh Lễ dâng Mình Máu Chúa Giêsu, làm tế lễ cầu
đảo, khẩn xin Thiên Chúa nhớ đến Giao
Ước tha tội Người đã long trọng ký
kết trong Máu Đức Giêsu Con Cực Thánh Chúa mà thề
rằng : "Này là Giao Ước mới, lập
bằng máu Thầy, (máu) đổ ra vì anh em" và "cho muôn người
được tha tội". (Lc 22.20; Mt 26.28)
Qua câu đó, như thể
Chúa Cha phán rằng :
“Khi nào Ta thấy Máu Con Ta, đã
đổ ra trên thập giá ngày xưa, được dâng
lên lại trong Thánh Lễ – vì trong Máu đó, qua lời
của Con Ta, Ta đã cam kết tha thứ tội lỗi
cho muôn người – thì Ta sẽ đổi cơn thịnh
nộ của Ta định trừng phạt tội
lỗi loài người, trở thành tha thứ và phúc lành.”
Thực
hành cụ thể :
Dựa vào lời Thiên Chúa cam kết tha
tội trong Máu Chúa Giêsu trên đây, thì khi đi dự Thánh
Lễ, đến chỗ Linh mục chủ tế dâng chén
Máu Thánh Chúa lên, chúng ta hãy thầm thĩ cầu xin :
"Vâng
lệnh Chúa Giêsu truyền, chúng con dâng chén Máu Người
lên Cha, xin Cha nhớ đến Giao ước tha tội Cha
đã ký kết trong Máu này mà thương xót tha thứ
tội lỗi cho nhân loại chúng con."
Tích
truyện
Chính vì tin vào giá trị cầu
đảo cứu độ của Thánh Lễ mà Thánh
Louis, vị hoàng đế nước Pháp, một
vị hoàng đế tốt lành thánh thiện, một
người rất siêng năng làm việc, ngài đam mê
hoạt động hơn bất cứ một
người đàn ông nào trong xứ sở của ngài,
vậy mà ngài vẫn tìm thời giờ để dự hai
ba Thánh Lễ mỗi ngày. Mấy người cận
thần của ngài nói: “Hoàng thượng đã đóng
thuế quá nhiều cho những Thánh Lễ.” Ngài trả
lời: “Nếu ta dành thời giờ săn đuổi
những thú vui, tham dự những bữa tiệc linh
đình với bạn bè, coi hát mỗi ngày, có thể các
người than phiền rằng ta đã dành thời
giờ quá nhiều cho những thú vui đó. Nhưng này các
bạn tốt của ta ơi, các người quên rằng
ta dự Thánh Lễ mỗi ngày không phải chỉ
để cầu nguyện cho bản thân ta, mà còn cầu
cho cả đất nước của ta, vì ngoài những
Thánh Lễ ra, ta không còn cách nào khác tốt hơn để
làm việc đó.”
***
Trích bài The wonders of mass, của cha O’Sullivan, bản
dịch của Thuận Hà : Những
sự kỳ diệu của Thánh Lễ Misa.
|