THỰC
TẬP
Học rồi, bây giờ
chúng ta thực tập sống Thánh Lễ.
Xin vui lòng nhắm mắt lại vài
phút và hãy tưởng tượng:
Ta đang đi vào nhà thờ của giáo
xứ dự Thánh Lễ, nhưng tưởng tượng
như được Chúa Giêsu ra đón, và mở cửa
Thiên Đàng cho ta được vào theo Người (Dt 9.11.24; 10.19, 22), và Người
dẫn chúng ta ra trước tôn Nhan Thiên Chúa Cha. Chính
Thánh kinh đã loan báo cho ta điều ấy :
“Anh em đã tới núi Xi-on,
tới thành đô Thiên Chúa hằng sống, là Giê-ru-sa-lem
trên trời, với con số muôn vàn thiên sứ. Anh em
đã tới dự hội vui, dự đại hội
giữa các con đầu lòng (là các Thánh Cựu Ước
hay Tử đạo ?) của Thiên Chúa, là những kẻ
đã được ghi tên trên trời. Anh em đã
tới cùng Thiên Chúa, Đấng xét xử mọi
người, đến với linh hồn những
người công chính đã được nên hoàn thiện.
Anh em đã tới cùng vị Trung Gian giao ước mới
là Đức Giê-su và được máu của
Người rảy xuống, máu đó kêu thấu
trời còn mạnh thế hơn cả máu A-ben.” (Dt
12.22-24).
Đến
lúc linh mục dâng Mình và Máu thánh Chúa Giêsu lên, ta đừng
coi đó là vị linh mục, nhưng chính Chúa Giêsu
Thượng Tế đang hiện thân nơi ngài mà dâng mình
tế lễ trước Nhan thánh Chúa Cha (Dt 8.1-5). Và lúc
ấy, nhớ lại lời Công
Đồng Vatican II dạy : "Phụng vụ trần gian
là nơi chúng ta tham dự bằng cảm nếm
trước phụng vụ trên trời, được cử hành trong thánh đô Giêrusalem
(thiên quốc)”, thì ta sẽ sung sướng
được biết là chúng ta đang
được cùng Chúa Giêsu hiệp dâng tế lễ
thần thánh đó lên trước Nhan Thánh Chúa Cha trên
trời.
Đang dâng Lễ phụng
thờ ở trần gian, mà kỳ thực lại chính là
đang dâng trên Thiên đàng !!
Hiểu
biết là một chuyện, còn phải làm thế nào
để cảm nghiệm được mình đang dâng
tế lễ trước tôn nhan Chúa Cha ?
Thử tạm làm thế này :
Bây giờ không bảo nhắm mắt nữa, mà mở
mắt ra, nhìn vượt trên linh mục chủ
tế mà hướng lên trên cao, và tưởng
tượng thấy Chúa Cha như đang giơ hai tay ra,
chờ đón của lễ của ta hợp cùng Chúa Giêsu
dâng cho Người, và Người đang sẵn sàng
đổ muôn phúc lành xuống cho chúng ta !
Phải tập cho
đến khi có được cái cảm tưởng
ấy !
Chưa cảm thấy là chưa
đạt !
Cảm
được như thế mới thấy hạnh phúc
khi đi dâng Thánh Lễ ! Thánh Lễ sẽ trở nên
một điều kỳ diệu, một hồng ân,
một điểm sáng chói trong ngày sống của chúng ta.
Chúng ta có
thể quên hết tất cả những gì chúng ta đã
học về Thánh Lễ từ trước tới nay,
nếu đạt được cái cảm nhận này,
thế là đủ.
Cũng xin đừng
ngại ngùng, đừng mặc cảm, vì thấy mình
tội lỗi bất xứng, làm sao dám coi mình xứng đáng
ra trước Nhan Thánh Chúa Cha trên trời mà dâng của
lễ, Người là Đấng chí thánh và vô cùng uy linh,
đến nỗi trước nhan Người các Thiên
thần còn phải cúp cánh, che mặt, cúi đầu, run
sợ ? (xem Is 6.1tt).
Chắc chắn ta vô cùng bất xứng
và không bao giờ xứng đáng. Nhưng lòng
thương xót của Thiên Chúa đã cho phép chúng ta
được nên xứng đáng. Lời nguyện
của Thánh Lễ sau lúc dâng Mình Máu thánh Chúa là bằng
chứng :
“Vì
thế, lạy Cha, khi kính nhớ Con Cha đã chịu
chết và sống lại, chúng con dâng lên Cha Bánh
Trường Sinh và Chén Cứu Độ để tạ
ơn Cha,… vì Cha đã
thương cho chúng con được xứng đáng
hầu cận trước nhan Cha và phụng sự Cha”.
---------------------------------------
Nên
nhớ : Khi trên đây, mời làm một việc
tưởng tượng… thì đừng lầm chuyện
Tế Lễ Trên Thiên Giới mà ta vào tham dự là chuyện tưởng
tượng. Không phải thế ! Mời làm một
việc tưởng tượng chỉ vì đây là Mầu
Nhiệm thần linh, thiêng liêng, cao siêu, nên ta dùng trí
tưởng tượng để nâng đỡ
đức tin, để giúp ta dễ sống Mầu
Nhiệm ấy.
Tại
sao ta khó tưởng tượng việc tham dự
Thánh Lễ ở nhà thờ là ta hiệp dâng tế lễ
cùng Chúa Giêsu trên trời ? Bởi vì ta quen nghĩ “trời” theo
nghĩa địa lý, là khoảng không gian trên cao chín
tầng mây xanh, còn ta thì đang ở dưới
đất này xa xôi cách trở diệu vợi…. Hãy tập
nghĩ về Thiên giới, Cõi Trời theo nghĩa
thần học (như đã học ở trên kia, 192tt):
là Cõi thần linh của Thiên Chúa, ai tin thì được
vào, chứ không phải trèo lên đâu cả, và Chúa Cha
vốn là Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, Người
ở đâu là trời ở đó. Trong Thánh Lễ,
Người có mặt (để đón nhận tế
lế Chúa Giêsu dâng lên nhờ tay linh mục), vậy là
Trời ở đây rồi.
--------------------------------------
Những điều cản
trở cái cảm nhận hạnh phúc ấy :
Nhưng cần cảnh giác về vài
điều có sức phá tan niềm vui sướng hạnh
phúc nói trên mà chúng ta đang nỗ lực tác tạo, đó
là :
a) Sau khi học ở đây những
điều rất hay, rất tốt đẹp, rồi
về trong giáo xứ định đem ra thi hành, thì các
thói quen giữ đạo từ bao đời ở đó
chẳng hạn như đọc kinh liên tu bất tận,
khiến ta không cầm trí và trấn tĩnh tâm hồn
được. Kết cục là bao nhiêu điều
học được ở trong lớp Thánh Kinh hầu
như tan biến thành mây khói …!
b) Một điều nữa : Trong
bản kinh Thánh Lễ hiện nay, hầu hết mọi
chỗ đều xưng “Chúa”,
chứ không xưng “Cha”, xin
trích vài ví dụ : Lời nguyện nhập lễ : “Lạy
Chúa rất nhân từ v.v...”; rồi lời nguyện
tiến lễ cũng vậy: “Lạy Chúa, xin vui lòng
chấp nhận của lễ chúng con dâng…”; v.v…Nghe xưng
“Chúa”, thấy nó chung chung, xa xôi, lạt lẽo. Bởi
vậy, muốn dễ cảm nhận sự thân mật,
vui sướng được dâng lễ trước nhan
Chúa Cha, thì khi nghe xưng “Chúa”, chúng ta phải thầm
hiểu là “Cha”. Ta
đừng sợ làm thế là sai, vì có bằng chứng rõ
ràng trong Thánh Lễ : Đây, khi linh mục cầm
đĩa có Mình Thánh và Chén có Máu Thánh nâng lên và đọc: Chính nhờ Người, với
Người, và trong Người, mà mọi danh dự và vinh
quang đều quy về Chúa
là Cha Toàn năng, trong sự hợp nhất của
Chúa Thánh Thần đến muôn đời. - Amen.
c) Còn một điều
nữa, mà lại là điều rất thâm sâu, vì nó
không phải là một điều gì ở ngoài, mà ở
trong chính chúng ta, và đã ăn sâu vào tâm khảm của chúng
ta, nó càng trở thành vật cản làm ta khó cảm nhận
hạnh phúc được dâng Thánh Lễ lên Chúa Cha trên
trời. Đó là : dường như trong đời
sống đạo, chúng ta ít cảm thấy thân thiết,
gần gũi mấy với Chúa Cha, đang khi chúng ta
thường thân thiết với Mẹ Maria hơn.
Nguyên
nhân sự lợt lạt đó từ đâu ?
Ta thử cứu xét các nguyên nhân ấy :
- Một phần,
do cách dạy giáo lý từ trước đến nay,
nhấn mạnh quá nhiều đến tội lỗi,
đến tòa phán xét và sự trừng phạt của Thiên
Chúa, khiến ta đâm sợ hãi Chúa. Đây là lời thú
nhận của một phụ nữ Công giáo đạo
đức :
“Khi tôi còn
(nhỏ) học giáo lý, người ta trình bày cho tôi thấy
Thiên Chúa Cha có bộ râu dài, luôn luôn xem xét những gì tôi làm
xấu, mà rầy la tôi. Đó là một tội của các
linh mục - xin lỗi vì tôi phải nói như thế. Không
có linh mục nào nói tôi phải coi Thiên Chúa là Cha, khi
đến nhà thờ là để nói những điều
tôi muốn nói với Người... Trước kia, tôi
sợ Chúa, tôi nghĩ Người không thương yêu chúng
tôi. Nhưng nay, (Đức Mẹ đã dạy cho tôi
biết Chúa Giêsu và qua Chúa Giêsu tôi được hiểu
biết Chúa Cha, nhờ đó mà) tôi
nhận thấy Người là Cha thật, rất tốt
và yêu thương tôi, sửa dạy tôi khi tôi lầm
lỡ... Tôi cảm nhận điều ấy rất
mạnh mẽ...”
(Trích
: Mẹ Đến Lần cuối, số 82, trang 89).
- Phần khác, theo lẽ
thường trong cuộc sống, chúng ta cảm thấy
thân mật với mẹ hơn cha, vì người mẹ là
người đã gần gũi và lo lắng nuôi nấng
chúng ta từ trứng nước, còn người cha
thường phải ra bên ngoài đi làm, lo kiếm tiền
nuôi gia đình, nên xa cách con cái.
- Thêm vào đó, theo nét văn hóa
VN, người cha là “nghiêm đường” tức là cha
nghiêm khắc, vì là cột trụ gia đình, là người
cầm cân nảy mực, lo điều khiển cho đâu
vào đấy trong trật tự, định đoạt
mọi sự và ít tỏ lộ tình cảm.
- Chưa kể là có những
người mẹ còn “giới thiệu” ông bố như
một người xử phạt, đánh đòn. Nhiều
lần ta nghe có những bà mẹ đe con: “Chốc nữa
ba mày về, tao sẽ mách ba mày đánh cho mày một
trận!” Vì bất lực không bảo được con
cái, người mẹ vô tình đã làm cho người cha
thành một “ông kẹ” khiến con cái sợ hãi hơn là
gần gũi yêu thương.
-Ngay cả
trong âm nhạc và thi ca, tình mẹ vẫn được
nhắc nhở, ca tụng nhiều, còn tình cha rất
họa hiếm.
Qua tất
cả những điều nói trên, chúng ta thấy tình cha
trong gia đình không thân thiết cho bằng tình mẹ, mà khổ
nỗi điều đó lại ảnh hưởng
rất sâu đậm trên lòng đạo chúng ta, khiến
ta thân thiết với Đức Mẹ nhiều hơn, còn
trong tâm trí ta hình ảnh Chúa Cha khá mờ nhạt và xa xôi. Do
đó, khi đi dâng Thánh Lễ, ta khó cảm nếm
được niềm vui sướng và hạnh phúc khi
dâng tế lễ lên Chúa Cha chúng ta.
Để bổ khuyết cho
tình trạng đó, trước hết chúng ta nên biết
đời sống đạo có 2 chiều kích :
1. Chiều kích Hướng thượng
: Hướng lên Thiên Chúa Cha, (cả Ba Ngôi Thiên Chúa), chúng ta
chiêm ngắm, thờ lạy, ca tụng, ngợi khen, tạ
ơn, tin tưởng, yêu mến, gắn bó với
Người.
2. Chiều kích
Hướng hạ : Hướng xuống chúng ta. Chúng
ta lo thi hành Lời Chúa, làm việc đạo đức,
cầu xin và lãnh nhận các ơn phúc xuống cho mình…
Đến
với Thánh Lễ, chúng ta trước tiên phải tập
cho quen “hướng thượng”, nghĩa là hướng lên Thiên Chúa,
để hân hoan ca tụng, ngợi khen Chúa Cha đã yêu
thương và ban cho chúng ta mọi sự : không kể
vũ trụ mênh mông bao la, thiên nhiên tươi đẹp
với bao sự kỳ diệu, rồi ban lương
thực và mọi sự cần thiết cho đời
sống thể xác, nhất là mọi điều thiết yếu
cho đời sống linh hồn, đặc biệt
chẳng tiếc ban cả Con Một, truyền cho Người hiến thân hy
sinh chịu chết để cứu độ ta, và sau
đó còn trở thành Thần Lương nuôi sống và giúp
sức cho ta đi trọn con đường lữ
thứ về tới quê trời (Pl 3.20), nơi hạnh phúc
muôn đời.
Ta phải chú
tâm đến chiều kích “hướng thượng” này,
không chỉ để làm vui lòng Thiên Chúa, mà còn hình như là điều
cần phải có khi tiếp xúc với Thiên Chúa !
- Đúng vậy, khi dạy cho chúng ta kinh Lạy Cha,
chẳng phải Đức Giêsu đã làm như thế sao
? Ba lời nguyện đầu là “hướng
thượng” lên Thiên Chúa :
“Nguyện ước cho Danh Cha
cả sáng,
Nước Cha trị
đến,
Ý Cha thể
hiện…”
Sau đó
những lời cầu xin mới “hướng hạ”
xuống chúng ta: cầu xin cho những nhu cầu phần
hồn cũng như phần xác của ta: Lương
thực hằng ngày; tha tội nợ, gìn giữ khỏi sa
các chước cám dỗ và khỏi mọi sự dữ…
- Hãy xem trên
Thiên Đàng kìa ! Phận sự chính của các Thiên thần
là chiêm ngắm, thờ phượng, ca ngợi Thiên Chúa : “Thầy nói cho anh em biết : các
thiên thần … ở trên trời không ngừng chiêm
ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên
trời.” (Mt 18.10)
- Ở
dưới thế này, các dòng khổ tu, như Biển
đức, Châu Sơn hay Dòng Kín v.v…, cũng ra sức
bắt chước trên trời : chuyên lo việc
đọc kinh, cầu nguyện, thờ lạy, ca tụng
Thiên Chúa, không đi rao giảng, không làm việc tông đồ,
hay việc từ thiện bác ái, mở nhà thương,
viện tế bần v.v… Thế mà Hội Thánh lại coi
những Dòng đó là ưu tuyển và có giá trị cao
hơn các Dòng hoạt động khác. Dòng Kín còn
được xem là Trái Tim của Hội Thánh. Các nam
nữ tu sĩ ấy đêm ngày cầu nguyện, khẩn
nài Thiên Chúa ban phúc lành hỗ trợ cho hoạt động
của Hội Thánh bên ngoài. Nhờ những hy sinh âm
thầm và lời cầu nguyện tha thiết dâng lên Thiên
Chúa đó, mà các linh mục hoạt động ngoài
đời mới có thể chu toàn nhiệm vụ Thiên Chúa
đã giao phó.
|