MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bài#19: Phụng Vụ Thiên Giới Ấy, Chúng Ta Tham Dự
Thứ Sáu, Ngày 9 tháng 10-2015
E - PHỤNG VỤ THIÊN GIỚI ẤY, CHÚNG TA THAM DỰ

Thế là nhờ tin và chịu Phép Rửa, chúng ta được tháp nhập vào trong Đức Kitô phục sinh vinh hiển, thành một thân thể với Người (Rm 6.5; 1 Cr 12.13), để khi Người vào trong Cung thánh trên trời là Thiên Đàng, lo việc tế tự, dâng lễ vật và tế phẩm (Dt 8.2-3), Người cũng đưa ta vào Thiên Đàng cùng Người mà tế lễ thờ phượng Thiên Chúa Hằng Sống.

Nhưng điều kỳ diệu là đây : Khi nói Chúa Kitô đưa ta vào Thiên Đàng cùng với Người mà tế lễ thờ phượng Thiên Chúa, thì không phải là bảo ta leo lên trên chín tầng mây, vào trong cõi trời xanh thăm thẳm mà tế lễ đâu, vì ta vẫn còn đang sống ở trần gian, chân vẫn còn đạp đất. Nhưng là thế này : Vì cuộc tế lễ của Chúa Giêsu, xưa diễn ra trên đồi Canvê ở dưới đất, song trước mắt Thiên Chúa lại được coi như đang dâng trên trời trước Thánh Nhan Chúa Cha, cho nên chúng ta, vì đã thành một thân thể với Người, cũng được vào tham dự hiến tế ấy của Người đang cử hành ở trên trời, khi chúng ta tham dự hiến tế ấy trong Thánh Lễ ở dưới đất!

Nếu chúng ta còn lưỡng lự và hoài nghi, thì xin mời nghe chính 

Lời dạy của Công đồng Vatican II  [1]

Trong Hiến Chế Phụng vụ thánh, số 8, Công Đồng xác nhận việc phụng vụ của chúng ta cử hành dưới thế là tham dự vào phụng tự Chúa Kitô cử hành trên thiên giới :

"Phụng vụ trần gian là nơi chúng ta tham dự, bằng cảm nếm trước, phụng vụ trên trời, được cử hành trong thánh đô

Giêrusalem (thiên quốc), nơi chúng ta là những lữ khách đang tiến về, ở đó Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa như một thừa tác viên của Cung thánh, của Nhà Tạm đích thực (x. Kh 21.2; Col 3.1; Dt 8.2); phụng vụ trần gian là nơi chúng ta hợp cùng toàn thể đạo binh trên trời đồng thanh ca ngợi tôn vinh Chúa…" (Xem hình minh họa).

Lời Công Đồng đã cho thấy rõ : Trên trời, trong Thành đô Giêrusalem thiên quốc (Kh  21.2), đang cử hành một việc phụng vụ, ở đó Chúa Kitô, đang ngự bên hữu Thiên Chúa, làm thừa tác viên của Cung Thánh, lo việc tế tự, dâng tế lễ (Dt 8.2-3), và tế lễ thiên giới đó “chúng ta tham dự.”

Nếu ở trên trời không diễn ra phụng vụ tế lễ, thì Công Đồng nói chúng ta tham dự’ là tham dự vào cái gì ? Khi ta đi vào một rạp hát, hay rạp chiếu bóng mà không đang diễn ra vở kịch hay chiếu một phim nào trên màn bạc, mọi sự đều im lìm, màn nhung vẫn khép kín, thì ta đến xem cái gì, đến dự cái gì?

Vậy, trên thiên giới đang cử hành một việc phụng vụ, Phụng Vụ thiên giới mà “chúng ta tham dự”, nhưng xin lưu ý : chúng ta tham dự khi cử hành Phụng vụ Thánh Lễ ở trần gian.

 

*

 

Các Thánh Giáo Phụ làm chứng về Phụng Vụ Thiên Giới.

1. Các Giáo Phụ Hy Lạp.

Giáo Phụ Théodorê Môpxuê : “Chúa Kitô, bởi phục sinh và lên trời đã thi hành thánh vụ tư tế trên cung thánh thiên giới” (Homél. Cat. 12.3 – In Heb. 7.3), đó là “một hiến tế trong nơi trường sinh” (16.15.15), Người là thừa tác viên, là Thượng tế thiên giới “đang cử hành phụng tự ở đó để kéo chúng ta đến cùng Thiên Chúa như đã hứa” (15.16 – xem In Joan.2. 79 – xem Hom. Cat. XII.4 – In Heb. 6.20 – 7.3).

Thánh Gioan Kim khẩu, khi chú giải thư Do Thái, đã đem tất cả lễ vật, hiến tế, tư tế là Chúa Kitô lên thiên quốc : "Của lễ, hiến tế, và tư tế của ta ở trên trời." (Hom. XI,). “Hiến tế Chúa Kitô chỉ hoàn hảo khi ở thiên giới.” (Hom. XVII).

Thánh Cyrillô thành Giêrusalem gọi "hiến tế ấy là hiến tế thiên giới và ban sự sống" (In Malach. 830).

Thánh Hêdêkiô thành Giêrusalem cũng thấy máu thập giá như đang được Chúa Giêsu, Vị Thượng Tế, đem vào Cung Cực Thánh bởi việc phục sinh và lên trời. (In Lev. 10.16-18).

Thánh Ephrem coi Chúa Kitô là Của Lễ dâng hiến trên trời (Hymn. Disp. XVIII.12).

2. Các Giáo Phụ La Tinh

cũng có những ý tưởng tương tự :

Thánh Ambrôxiô nói : "Theo thư Do Thái, Vị Thượng tế buộc phải dâng một cái gì, và chiếu lề luật, ông phải đi vào Cung thánh tay bưng chén máu súc vật. Nhưng vì Thiên Chúa đã không còn nhận của lễ máu bò máu dê, nên vị Thượng tế này (Chúa Kitô) phải đi vào Cung Cực Thánh trên trời với chính máu mình, ở đó Người vào để nên của hiến dâng đời đời đền tội ta" (De fide XI.87.– xem Epist. 44. 18-19 – De officiis I. 48, 238)

Thánh Augutinô nhìn thấy trong hiến tế tử nạn thập giá: "Của Lễ rất đích thực" (Verissimum) (De Trinit. IV, c.13, n.17) và Của Lễ ấy đã được hiến dâng trên Cung Cực Thánh trên trời (In Ps. 130. 4). "Chính Người tự dâng hiến mình, Người là Vị Tư Tế, là Của Lễ, Người đã vào Cung Cực Thánh một lần thôi và từ nay không còn chết nữa..." (In Ps. 130.4  ; In Ps. 26.2, 10 ; 64, 6 ; 109.18). 

Đức Giáo Hoàng Lêô Cả cũng nói : Thư Do Thái 8.1-2 đã quả quyết chức vụ Thượng Tế Thiên Giới. (Sermo 68.3)

 

 

*

*   *

 

ÁP DỤNG

VÀO THÁNH LỄ TRÊN BÀN THỜ

Mọi lời và mọi sự trong Thánh Kinh đều hướng về Chúa Giêsu (Lc 24.27,44; Ga 5.46) là nhân vật trung tâm của lịch sử cứu độ loài người. Và Chúa Giêsu thì hướng về chóp đỉnh của đời mình là cuộc Tử nạn và phục sinh (Lc 12.50; Ga 12.27). Trong bữa Tiệc Ly, chính Chúa Giêsu tỏ cho biết Người tế lễ mình bằng việc chịu Tử nạn :

"Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy." (Lc 22.19-20)

"Chén này là Giao Ước mới, lập bằng Máu Thầy, Máu đổ ra vì anh em." (Lc 22.19-20)

"Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là Máu Thầy, Máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội." (Mt 26.26-27)

Như đã biết, cuộc Tử nạn của Chúa Giêsu trên thập giá dưới đất (I), lại được Thiên Chúa coi là đang dâng tế lễ lên Cha ở trên trời (II), nhưng có điều là : Hiến Tế ấy bởi sự chấp nhận thần hóa không hề qua đi của Chúa Cha hằng hữu thì được tồn tại muôn đời, bởi đó có thể được tái hiện trong Thánh Lễ trên Bàn thờ trần gian (III).

Tựu chung, chỉ có một hiến tế duy nhất, song trong ba hình thức : (xem hình minh họa dưới đây)

(I) hiến tế xảy ra dưới đất tại Đồi Canvê, trong lịch sử,

(II) hiến tế ấy được coi là đang dâng trên thiên giới,

(III) ngày nay mỗi ngày, trong Thánh lễ trên bàn thờ của Hội Thánh,  hiến tế ấy ‘được tái hiện’ [2] dưới hình bánh và hình rượu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Với con mắt đức tin, ta có thể thấy trong Thánh lễ, dưới hình bánh hình rượu (III), ẩn tàng thực tại của hiến tế trên thập giá ở Đồi Canvê (I), và được coi là đang dâng trên thiên giới trước Thánh Nhan Chúa Cha (II).

Thánh lễ trên bàn thờ của Hội Thánh bây giờ chỉ khác hiến tế trên thập giá ngày xưa ở chỗ không còn đổ máu, không còn đinh sắt, mũ gai v.v..., vì theo lời Đức Giáo Chủ Lêô Cả "những gì hữu hình nơi Chúa Cứu chuộc chúng ta thì đã được chuyển vào các nhiệm tích", [3] nghĩa là tất cả những gì hữu hình mắt thấy, tai nghe (lý hình, mũ gai, đinh sắt v.v...) của hiến tế máu đổ thịt rơi ở Đồi Canvê ngày xưa, thì nay không còn thấy nữa, vì đã ẩn dưới Bí Tích nhiệm mầu của hình bánh hình rượu. [4]

Công đồng Vatican II cũng trong văn kiện Phụng vụ thánh trưng dẫn trên kia, ở số 7, đã khẳng định rằng khi chúng ta cử hành Thánh Lễ trên bàn thờ, chính Chúa Giêsu đang dâng mình tế lễ ; và chính Chúa Giêsu hiện diện trong hình bánh hình rượu làm lễ vật : 

   "Chúa Kitô hằng hiện diện trong Giáo hội, nhất là trong các hoạt động phụng vụ. Người hiện diện thực sự trong Hy Lễ (= Thánh Lễ) không những trong con người của vị thừa tác viên (= linh mục làm lễ), vì như xưa chính Người đã tự dâng mình trên thập giá, thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục ; mà còn nhất là Người hiện diện thực sự dưới hai hình bánh và rượu Thánh Thể…"

Nói rằng “Chúa Kitô

a) hiện diện trong con người của vị thừa tác viên tức linh mục cử hành lễ, và

b) hiện diện thực sự dưới hai hình bánh rượu” là rất đúng :

vì mỗi khi vị linh mục thừa tác viên, vâng lệnh truyền của Chúa Giêsu dạy trong bữa Tiệc Ly mà lặp lại công thức Truyền phép: "Này là mình Thầy bị nộp vì các con, vậy các con hãy nhận lấy mà ăn; Này là chén máu Thầy, Máu Giao Ước mới và vĩnh cửu, đổ ra cho các con và muôn người được tha tội, vậy các con hãy nhận lấy mà uống. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy", thì hiến tế trên thập giá xưa được tái hiện trên bàn thờ : thân mình bị nộp chịu chết của Chúa Giêsu ẩn dưới hình bánh, Máu Người đổ ra ẩn dưới hình rượu (điểm b).

Và (điểm a) phép lạ bánh và rượu biến thành Mình và Máu Chúa Kitô xảy ra được, là vì “lời truyền phép" ấy không phải của linh mục, linh mục chỉ là một người phàm sao dám nói lời toàn năng thần diệu ấy, mà là của Chúa Kitô Thượng tế hiện diện trong ngài và nói bởi miệng ngài (“nhờ tác vụ của linh mục” theo lời Công Đồng).

- Mà nếu đó là Chúa Kitô nói, thì khi ấy Người đang ở đâu ?

Thưa : Từ sau phục sinh và Thăng thiên, Người đang ở trên trời, ngự bên hữu Chúa Cha (Dt 8.1).

- Người nói lời ấy để làm gì ?

Thưa : Để qua công thức Truyền Phép mà linh mục thừa tác viên đọc, Chúa Cha nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần [5] “làm tái hiện” nơi Thánh Lễ trên bàn thờ, tế lễ của Chúa Giêsu xưa trên thập giá, được coi như đang dâng trên thiên giới lên Chúa Cha, theo như lời Công Đồng dạy : "Như xưa chính Người đã tự dâng mình trên thập giá, thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục".

Lời Công Đồng nói đó có nghĩa là :

1) Như xưa Người đã tự dâng mình (làm lễ tế) trên thập giá, đó là việc làm trong quá khứ...

2) "Nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục". Câu này được hiểu theo hai cách :

Một : "Nay chính Người cũng dâng mình " là hiện tại, cũng đang dâng mình tế lễ. Dâng ở đâu ? Thưa : "Ở trên trời", vì sau Tử nạn và Phục sinh Người đã lên trời và nay đang ở trên đó.

Tại sao có thể nói về việc hiến tế thập giá xảy ra trong quá khứ lại là : Nay Người đang dâng trên trời ?” Là bởi vì, như đã biết, hiến tế thập giá xưa, tuy dâng tại Đồi Can-vê, song Thiên Chúa lại coi là đang dâng trên trời ; lại nữa, hiến tế ấy một khi đã được Chúa Cha chấp nhậnmột sự chấp nhận và thần hóa vĩnh viễn tồn tại không bao giờ qua đi – thì hiến tế ấy liền trở thành vĩnh viễn không qua đi, bởi vậy có thể nói : trước mắt Thiên Chúa, coi như Chúa Giêsu nay vẫn đang dâng mình tế lễ.

Hai : "(Cũng dâng mình) nhờ thừa tác vụ của các linh mục", câu này cho phép hiểu là Chúa Giêsu cũng đang dâng mình trong Thánh Lễ dưới trần, bằng cách nhờ thừa tác vụ của các linh mục – đang sống ở dưới đất – để dâng. Các ngài chỉ là người thay mặt Chúa Giêsu (in persona Christi), Chúa Giêsu mới là vị Thượng Tế dâng tế Lễ.

Tóm lại, tế lễ Chúa Giêsu đã tự dâng mình trên thập giá ngày xưa trên Đồi Canvê, thì trước mắt Thiên Chúa tế lễ này lại được coi là đang cử hành trên trời trước Thánh Nhan Chúa Cha, và một khi đã được Chúa Cha chấp nhậnmột sự chấp nhận và thần hóa vĩnh viễn tồn tại không bao giờ qua đi – thì tế lễ ấy tức khắc trở thành vĩnh viễn không qua đi ; nhờ đó Chúa Cha, bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, sẽ làm tái hiện trong Thánh Lễ bàn thờ của Hội Thánh, cho chúng ta đang còn sống trong thân xác ở trần gian được tham dự.

Thật vậy, chúng ta hiện đang sống trong thân xác trên trần gian, đâu đã có mặt trên thiên giới để dự hiến tế trên đó ? Cũng đâu có thể trở lui về 2000 năm trước để có mặt ở đồi Canvê mà dự hiến tế thập giá ? Cho nên Thiên Chúa, Đấng Khôn ngoan và quyền phép vô cùng, đã làm tái hiện hiến tế ấy trong Thánh Lễ trên bàn thờ cho ta có thể tham dự.

Thế nhưng, qua các chứng từ của thánh Thư Do Thái, mà ta đã học trên kia, thì lại vui sướng mà la lên rằng : “Khi vào nhà thờ tham dự Thánh Lễ trên trần gian là chúng con, theo mắt đức tin, được Chúa Giêsu Thượng tế dẫn vào Cõi Trời cùng Người hiệp dâng tế lễ ấy lên Chúa Cha.”   

 

***

 

“Tái hiện”  hay  “Tái  diễn”

Sở dĩ chúng ta dùng chữ “tái hiện” chứ không dùng chữ “tái diễn” (= diễn lại) là vì như ta đã bàn giải trên kia rằng : tế lễ của Chúa Giêsu trên thập giá, một khi đã được Chúa Cha chấp nhận – một sự chấp nhận vĩnh viễn không bao giờ qua đi – thì tế lễ ấy được tồn tại đời đời.

Chính vì tế lễ của Người tồn tại đời đời, cho nên Chúa Giêsu mới có thể truyền: "Hãy làm việc (tế lễ) này mà nhớ đến Thầy", hay nói nôm na là Người truyền cho linh mục “thừa tác viên” đọc công thức Truyền Phép Người đã lập mà ‘làm tái hiện’ hiến tế ấy trong Thánh Lễ.

Bởi vì cái gì không tồn tại thì không tài nào làm cho nó “tái hiện” được !

Ví dụ một cảnh tai nạn tử vong thương tâm xảy ra hôm qua, hôm nay người ta đã dọn dẹp sạch sẽ để xe cộ lưu thông, cho nên nó không còn tồn tại. Có một khách qua đường hôm qua đã nhìn thấy cảnh rất thương tâm ấy, đầy xúc động, ông mới đem viết thành một kịch bản, và kịch bản này, ông ta cho “diễn lại” nhờ các diễn viên là những người khác, chứ không thể làm “tái hiện” với chính những đương sự của tai nạn hôm qua, bởi vì một lẽ đơn giản là tai nạn hôm qua không còn tồn tại, và những đương sự của tai nạn thì đều đã chết.

Trái lại, tế lễ của Chúa Giêsu trên thập giá vì đã được vĩnh tồn hóa, không qua đi, cho nên quyền năng của Thiên Chúa có thể làm “tái hiện” trong Thánh Lễ, và ở đây chính Chúa Giêsu dâng mình, vì Người là đương sự chứ không phải diễn viên, đã hiến tế mình trên thập giá ở Đồi Canvê, nhưng đã phục sinh và đang sống : “Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn muôn đời.”(Kh 1.18)…

Thông điệp “Giáo Hội sống nhờ Thánh Thể” của Đức Giáo Trưởng Gioan Phaolô II, 17-4-2003, số 11 đã viết : “Bí tích Thánh Thể không chỉ là việc khơi gợi lại biến cố (Tử Nạn) đó, nhưng còn làm tái hiện (hay hiện tại hóa) biến cố ấy dưới dạng bí tích. Đó là hy tế thập giá được tiếp tục trong thời gian… Khi Giáo Hội cử hành bí tích Thánh Thể… biến cố trung tâm này của Ơn Cứu Độ thực sự trở nên hiện tại và như vậy “công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện”… Vì thế mọi tín hữu đều có thể tham dự vào và nếm được những hoa quả của hy tế ấy một cách vô tận… như thể chúng ta đã có mặt lúc bấy giờ trên Đồi Canvê”.

Lấy một ví dụ phụ thêm để giúp chúng ta hiểu việc “tái hiện”, đó là những cuộc hiện ra của Đức Mẹ : Nếu Mẹ đã qua đời 2000 năm trước và không còn sống, không còn tồn tại nữa, thì Mẹ đã không thể hiện ra khắp nơi như vậy. Chính vì Mẹ đang sống trên Thiên Đàng, tức là vẫn tồn tại, với trọn vẹn cả linh hồn lẫn thân xác, cho nên Mẹ có thể hiện ra trên trần gian này.

 

 

--o0o--

 



[1]     Thánh Công Đồng Chung Vatican II, bản dịch Việt ngữ từ nguyên bản La ngữ, do Phân khoa thần học của Giáo Hoàng Học viện Thánh Piô X, Đà Lạt, thực hiện 1972.

[2]    Nói rằng : “Ngày nay mỗi ngày, trong Thánh Lễ trên bàn thờ của Hội Thánh, hiến tế được tái hiện" là có ý nhắc nhớ : Thánh Lễ cũng là lễ tế của Hội Thánh dâng lên nữa. Các bản kinh Thánh Lễ đã nêu rõ, chỉ lấy một ví dụ: “Lạy Cha, xin thánh hóa và chấp nhận Của Lễ này là biểu hiệu lễ tế thiêng liêng của Hội Thánh…” (Sách Lễ Rôma, Lời nguyện tiến lễ, Mùa thường niên, Tuần XVIII).

Chính Chúa Giêsu đã truyền cho Hội Thánh phải dâng như thế, khi Người nói : “Anh em hãy làm việc này / để tưởng nhớ đến Thầy”, tức là 1) Hãy tái hiện lễ tế của Chúa, 2) mà tưởng nhớ đến công cuộc Tử nạn cứu độ của Người. Dạy làm như thế, chỉ vì Chúa biết loài người có tính mau quên, mà quên thì ơn cứu độ không tác động nữa, nên phải lặp lại mỗi ngày để tế lễ của Chúa được tái hiện và ơn cứu độ trực tiếp tác động ngay trong hiện tại.

Nên biết : Thông điệp “Đấng Trung gian của nhân loại” (Mediator humani generis) đã sử dụng danh từ “tái hiện” này.

[3]    Bài giảng lễ Thăng Thiên, đăng trong Bài Kinh sách, Chúa Nhật VI mùa Phục sinh, thứ Sáu.

[4]     Trên thập giá xưa chỉ có thiên tính bị ẩn giấu, nay trong Bí tích Thánh Thể cả thiên tính và nhân tính đều được giấu ẩn trước mắt xác thịt của ta.

[5]     Trước khi đọc lời Truyền phép, linh mục đọc lời cầu xin Chúa Cha dùng quyền năng Chúa Thánh Thần mà biến hóa bánh và rượu thành Mình Máu thánh Chúa Giêsu, tức là làm tái hiện hiến tế của Người trên bàn thờ : “Lạy Cha, Cha thật là Đấng Thánh và là nguồn mọi sự thánh thiện, vì thế chúng con nài xin Cha dùng ơn Thánh Thần Cha mà thánh hóa những của lễ này, để trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu, Chúa chúng con” (Kinh nguyện Thánh Thể II).

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Xin Mẹ Nhìn Thế Giới Đang Bị Xâu Xé Và Tìm Kiếm Tương Lai (10/11/2015)
Lạy Mẹ Maria Thánh Mẫu La Vang, Xin Cho Chúng Con Tấm Lòng Từ Bi Nhân Hậu (10/11/2015)
Xin Đức Bà Phù Hộ Cho Con Cái Thêm Nhiều Và Tấn Tới Đi Đàng Nhân Đức (10/11/2015)
Phép Lạ Của Đức Mẹ La Vang (10/10/2015)
Kinh Kính Mừng, (10/10/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi Dcct (12/8/2017)
Cầu Nguyện Bằng Chuỗi Mân Côi, Đgm Gioan B Bùi Tuần (10/9/2015)
Thơ Kính Mừng Mẹ Mân Côi (10/9/2015)
Tin/Bài khác
Đức Chúa Ở Cùng Bà (đức Mẹ Mân Côi) (10/8/2015)
Sức Mạnh Hoán Cải Của Kinh Mân Côi (10/8/2015)
Lịch Sử Kinh Mân Côi Và Lễ Đức Mẹ Mân Côi (10/7/2015)
7 Tháng 10, Ðức Mẹ Mân Côi (10/7/2015)
Xin Mẹ Soi Sáng Cho Mọi Người Sống Theo Ánh Sáng Phúc Âm (10/6/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768