Có được phép rẫy vợ không?
Suy
niệm của Guy Marin.
Những người biệt phái
hỏi Chúa Giêsu xem người ta có thể hủy bỏ
mối liên hệ hôn nhân không. Chúng ta biết câu trả lời
rồi. Trước nỗi khó khăn mà
giáo lý này đặt ra, phản ứng đầu tiên
của chúng ta là chúc dữ cho những kẻ đặt câu
hỏi ấy. Khốn cho các ngươi, hỡi
những người biệt phái! Không hài lòng
với việc làm cho Chúa Giêsu phải lúng túng, các ông còn phá
rầy chúng tôi, báo hại cả ngàn năm sau nữa.
Ước gì họ không bao giờ nêu lên câu hỏi này và
Chúa Giêsu chẳng bao giờ phải trả lời cả! Như vậy các nhà chức trách trong Giáo Hội
sẽ có một khoảng cách không gian để xoay sở
và các Kitô hữu có một khoảng không gian để
sống.
Chúng ta có thể thực sự nghĩ
như thế không? Chúng
ta có thể nghiêm túc nghĩ như vậy không, nếu chúng
ta tin vào Lời Chúa? Chắc chắn là không.
Chúng ta không có quyền lựa chọn trong Tin Mừng
những gì hợp với chúng ta hoặc tuyên bố
rằng lời này lời nọ không phải là lời
của Tin Mừng. Thực ra tội ở địa
đàng lại không phải là khẳng định cái gì
tốt hoặc xấu theo ý chúng ta
chứ không theo ý Thiên Chúa đó sao?
Có
được phép rẫy vợ không?
Vào thời Chúa Giêsu, việc rẫy
vợ thường được chấp nhận nơi
người Do Thái. Người chồng có quyền rẫy vợ và
điều này bao giờ cũng cho phép người
chồng được tái giá. Người
vợ không có quyền này. Những cuộc tranh cãi
thường liên quan đến những lý do khiến
người chồng sử dùng quyền rẫy vợ: tùy theo trường phái đó có thể là vì
người vợ xấu nết hoặc làm cháy món ăn.
Bởi vậy trong Phúc Âm thánh Matthêu, câu hỏi gần
với thực tại hơn: “Có được phép
rẫy vợ vì bất cứ lý do nào không?”.
Thánh Marcô nêu lên ý xấu của những
kẻ nêu câu hỏi, đó là “để làm cho Ngài lúng túng”. Người ta đưa
ra cho Chúa Giêsu một câu hỏi để gài bẫy Ngài,
tương tự như câu hỏi về việc trả
thuế cho Xêda vậy. Trả lời câu
hỏi ấy xem ra rất khó về nhiều phương
diện. Ngài phải tránh nói ngược
với luật Môsê cho phép ly dị. Khó khăn khác
nữa: lúc bấy giờ Chúa Giêsu ở trên lãnh thổ
của Hêrôđê, và ông này vừa mới cho chém đầu
Gioan Tẩy Giả vì đã trách ông về cuộc hôn nhân
bất hợp pháp của ông (6,17). Đây không phải là một địa
điểm dễ dàng để nói sự thật. Và Ngài có thể bị chống đối bởi
những thính giả thuộc phái đàn ông kiên quyến
bảo vệ quyền được rẫy vợ.
Phản ứng của các môn đệ cho thấy rõ
điều này: “Nếu không thể rẫy vợ
được thì thà đừng cưới vợ còn
hơn” (Mt 19,10). Khi trả
lời, xem ra Chúa Giêsu phải mạo hiểm lắm.
Chúa
Giêsu đề nghị một cái nhìn đức tin.
Trước
hết, Chúa Giêsu đưa ra cho mấy người Pharisiêu
một câu hỏi về lệnh truyền của Môsê và sau
đó Ngài giải thích câu trả lời của họ:
đây là một sự nhượng bộ. Nhưng
Ngài sẽ không để mình bị giam hãm trong một
cuộc tranh cãi về những gì được phép và không
được phép. Ngài mời gọi các thính giả
của Ngài hãy có cái nhìn đức tin hướng về
Thiên Chúa và về con người từ bản văn
của sách Sáng Thế. “Lúc ban đầu khi Thiên Chúa tạo
nên nhân loại, Ngài đã làm ra cho họ có nam có nữ…” Chúa Giêsu khẳng định rằng việc phân
biệt phái tính không những là một sự kiện
tự nhiên nhưng còn là ý muốn của Thiên Chúa nữa.
Giới tính không do bởi ngẫu nhiên, cũng không do
bởi sự trà trộn những giống loại sinh
vật, nhưng do ý muốn của Thiên
Chúa. Ở đây ta thấy có giáo huấn về con
người. Con người không phải là một hòn
đảo, nhưng là một hữu thể tương quan.
Con người cần thiên nhiên để có thức ăn,
áo mặc. Tuy nhiên, nỗi cô đơn của
họ vẫn không được lấp đầy;
họ cần một kẻ ngang hàng, với người
này họ có thể chia sẻ mọi sự. Và Thiên
Chúa ban cho con người người phụ nữ.
Để triển nở theo ý
định của Thiên Chúa, con người cần phải
liên hệ với thiên nhiên, với tha nhân và đặc
biệt là với một người phối ngẫu.
Thánh
Kinh rút ra những hậu quả từ việc sáng tạo
này. Khi người nam và người nữ rời bỏ
cha mẹ để gắn bó với nhau và trở thành
một thân xác, thì họ tự do chấp nhận làm theo điều Thiên Chúa muốn về
họ. Quả thật, theo quan niệm
Thánh Kinh, việc sáng tạo vẫn còn tiếp tục
chứ không phải chỉ là một tác động lúc ban
đầu mà thôi. Như vậy mối dây liên hệ vợ
chồng không do bởi lề luật cũng không do bởi
sự lựa chọn của cha mẹ, nhưng do Thiên Chúa
sáng tạo hành động trong sự ưng thuận
của đôi vợ chồng. Sự kết
hợp này từ Thiên Chúa mà đến, vì vậy nên nó không
thể bị cắt đứt được.
Sứ
điệp không tưởng.
Nếu
cứ nhìn vào thực tại hiện nay: vô số những
cuộc ly dị, ly thân, tái giá, không kể những cặp
nam nữ chung sống với nhau ngoài hôn
nhân thì trong Tin Mừng này lại chẳng là không
tưởng ư? Nó không tưởng theo
nghĩa là nó đề nghị một lý tưởng mà các
Kitô hữu được mời gọi theo đuổi
phải triệt để cậy dựa vào Chúa Thánh
Thần, Đấng tạo nơi họ một quả tim
mới.
Một điều chắc chắn là
các nhà chức trách của Giáo Hội cũng như dân Kitô
không thể chối bỏ một giáo huấn như
thế được.
Đàng khác, không ai được kết án
những anh chị em mà đã thất bại trong quan
hệ hôn nhân. Chúng ta vừa buộc phải theo
lý tưởng được Chúa Giêsu đề nghị và
buộc phải có tình thương huynh đệ
đối với những kẻ đã phạm lỗi. Trong cuộc thi Olympic, không phải tất cả
các lực sĩ đều lãnh huy chương, nhưng
mục đích của hết thảy mọi người
trong họ đều là đạt cho được huy
chương.
|