Chung
thuỷ.
(Trích trong
‘Sợi Chỉ Đỏ’)
Thu Hồ Tử người
nước Lỗ, mới cưới vợ năm ngày
đã nhận lệnh đi làm quan ở nước
Tần. Năm năm sau, Hồ Tử xin phép về quê
thăm vợ và mẹ. Khi về đến
gần nhà, chàng bỗng thấy một thiếu nữ
rất xinh đẹp đang hái dâu bên đường.
Hồ Tử xuống xe,
thả lời ong bướm trêu cợt. Nàng hái dâu thản
nhiên như không nghe thấy gì, tay không
ngừng bứt lá.
Hồ Tử nói:
-
Này em kia,
dùng tận lực mà làm ruộng cũng không bằng
một năm được mùa. Dùng hết sức mà hái
dâu, sao bằng gặp được một người
chồng làm quan. Ta đây là quan lớn, vàng bạc sẵn
có, nàng mà ưng thuận lấy ta thì không thiếu thứ
gì, chẳng cần hái dâu cho vất vả tấm thân!
Người thiếu nữ ấy
vẫn giữ thái độ dửng dưng, nhìn ông quan
với ánh mắt đầy khinh bỉ.
Hồ Tử về nhà
lạy mẹ. Khi vợ chàng ra gặp
thì Hồ Tử choáng váng mặt mày, vì vợ chàng chính là
thiếu nữ hái dâu lúc nãy. Chàng hổ thẹn vô cùng,
lúc ấy nàng mới dạy cho chàng một bài học:
-
Chàng đi làm quan năm
năm mới về. Đáng lẽ chàng phải vội vã
về thăm mẹ, gặp vợ, thế mà chỉ
thấy một người đàn bà ở dọc đường,
không biết người ta chồng con thế nào đã
ngừng lại trêu ghẹo, không nhớ gì đến
mẹ, cũng chẳng thiết gì tới vợ. Quên
mẹ thì bất hiếu, ham sắc thì lòng dâm, tính hạnh
nhơ thì bất nghĩa, bất nghĩa thì trị dân chúng
bất minh, người như thế sao đáng gọi là
quan giỏi chồng quí được!
Câu
chuyện trên đây nhắc nhở chúng ta về sự
chung thủy vợ chồng mà Tin Mừng hôm nay xác
định lại. Đó là luật đơn hôn và vĩnh
hôn trong bậc hôn nhân: “Lúc khởi đầu cuộc sáng
tạo: Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và
một người nữ. Bởi đó
người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái
vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết
nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã
kết hợp, loài người không được phân ly”.
Ý định của Thiên Chúa là sáng tạo người nam
và người nữ. Việc kết hợp
với nhau để trở thành một huyết nhục
“là giao ước tình yêu”. Hiệu
quả của giao ước này là “hai người trở
nên một”. Điều này chứng
tỏ việc ly dị là bất trung với hôn
ước, đồng thời cũng là sự bất tuân
thánh ý Thiên Chúa.
Kể
từ khi Kinh Thánh mở đầu với mối tình keo
sơn giữa hai ông bà nguyên tổ, thì tình yêu vợ
chồng đã trở nên duy nhất và chung
thủy: “Mình với ta tuy hai mà một”. Nhưng
tình yêu hôn nhân ấy có thể vươn lên tột
đỉnh non cao, mà cũng có thể rơi xuống
hố sâu vực thẳm.
Có những cặp vợ chồng
bước đi bên nhau trong đời. Thế mà những
bước chân dẫm lên đời nhau rất đau
đớn. Bếp lửa gia đình
đã tắt, cuộc vui đã tàn hơi, hành trình không
trọn vẹn, như mơ ước của thiên
đường.
Lịch
sử con người đầy dẫy những cuộc
chia tay, đổ vỡ, phản
bội. Từ thời Môsê dân chúng đã đòi ly dị,
rồi đến vua Đavid chiếm
đoạt vợ Uria, sang vua Antipas ly dị vợ
để cưới nàng Hêrôđia. Cứ
thế tiếp diễn đến ngày nay. Theo thống kê vào tháng 12/89 tại các nước
Phương Tây, cứ hai đôi hôn nhân thì có một đôi
ly dị và hệ quả là 1/3 trẻ em sống như
mồ côi.
Xét
cho cùng luật Chúa cấm ly dị lại là một trợ
giúp đắc lực cho các đôi vợ chồng trong lúc
gặp khó khăn, giông tố, biết nhẫn nhịn,
kiềm chế để giữ gìn hạnh phúc gia đình,
và lành mạnh hóa xã hội. Đó cũng là
một ơn huệ của Bí tích Hôn nhân.
Hình ảnh “Đức Giêsu ôm các trẻ
nhỏ vào lòng và chúc lành cho chúng” là một lời nhắc
nhở các bậc cha mẹ. Nếu “cơm không lành canh không ngọt”, muốn chia tay, hãy nhìn vào con cái mình, những nạn nhân
vô tội. Nếu muốn chọn giải pháp
“đường ai nấy đi” thì hãy nhớ đến
những đứa trẻ đáng thương. Chúng sẽ đi về đâu? Thống kê cho
thấy đại đa số thanh thiếu niên phạm
pháp là con của những cha mẹ ly tán.
Đức
Gioan Phaolô II trong Tông huấn Gia đình, số 59, có
viết: “Phẩm giá và trách nhiệm của gia đình Kitô
hữu, xét như là một Hội thánh tại gia, chỉ
có thể sống được với sự trợ giúp
liên lỉ của Thiên Chúa, và sự trợ giúp này sẽ
không bao giờ thiếu nếu người ta biết
cầu nguyện khẩn xin với lòng tin cậy và khiêm
tốn”.
|