Bất khả phân ly
Bọn Biệt phái hôm nay đưa
vấn đề ly dị ra hỏi Chúa Giêsu, không phải
là để có thêm kiến thức hay tranh thủ ý kiến
của Ngài, nhưng là để giăng bẫy gài Ngài. Một cái bẫy không kém
phần thâm độc. Họ chọn
đúng lúc có đông đảo dân chúng tụ tập xung
quanh Chúa Giêsu để đòi buộc Ngài phải bày tỏ
rõ lập trường. Uy tín của Ngài
sẽ tùy thuộc vào cách giải quyết của Ngài.
Mà theo những người Biệt phái,
Chúa Giêsu sẽ không dễ gì thoát được cạm
bẫy của họ. Nếu trả lời
được phép, thì Ngài sẽ đi ngược lại
lề luật của Thiên Chúa. Còn nếu trả
lời không được phép, thì Ngài sẽ vi
phạm điều Maisen qui định.
Thế nhưng Chúa Giêsu đã vạch
trần âm mưu của bọn Biệt phái bằng cách kéo
họ về với điều Thiên Chúa muốn
người ta thực hiện. Chúa Giêsu đã gợi lại: Khởi đầu
cuộc sáng tạo con người, Thiên Chúa dựng nên
người nữ, để làm vợ của
người nam, nghĩa là làm người bạn
đường, bình đẳng với người nam…
Để
diễn tả ý tưởng này, Kinh Thánh cho thấy Thiên
Chúa đã dựng nên người nữ, không phải
bằng bụi đất, mà bằng chính xương
thịt của người nam. Và trong quan niệm của
người Do Thái, thì lồng ngực được
cấu tạo bởi bộ xương sườn đó
chính là trung tâm của sự sống con người. Như thế, giữa người nam và
người nữ, giữa người vợ và
người chồng, có một mối quan hệ mật
thiết với nhau, quan hệ xương máu, quan hệ
cuộc sống. Và trong ý định
của Thiên Chúa, nam và nữ, vợ và chồng
được tạo dựng để trở nên một
huyết nhục. Do đó mà điều gì Thiên Chúa
đã liên kết, loài người không được phân
ly. Nhưng trong thực tế, Maisen đã cho
phép ly dị. Theo Chúa Giêsu, thì việc làm của Maisen
không có tính cách qui định về một lý tưởng
phải theo đuổi, mà chỉ là
một nhượng bộ bởi sự cứng lòng
của người Do Thái. Thay vì thực hiện lý
tưởng của khởi đầu cuộc sáng tạo,
nghĩa là coi vợ mình như một người bạn
đường, như một phần của cuộc
sống mình, thì người ta đã coi vợ mình như là
một phương tiện thỏa mãn những ước
muốn ích kỷ, để rồi sẽ dẫy bỏ
khi không cần thiết.
Sự
ích kỷ đó đã phổ biến đến nỗi
Maisen phải nhượng bộ, nhằm giải quyết
sự yếu đuối của con người cùng
thời với ông, đồng thời nó còn phản
ảnh cho một quan niệm hôn nhân thời bấy
giờ: Người vợ không được nhìn nhận
là bình đẳng với người chồng. Ngoài ra, có
lẽ cũng nhằm sửa đổi cái nhìn của
người ta về con người trong xã hội, mà
ở đây Chúa Giêsu đã dạy các tông đồ thái
độ phải có đối với các trẻ nhỏ,
vì trẻ nhỏ chính là mẫu mực cho những ai
muốn vào nước Thiên Chúa. Mẫu mực ở sự
đơn sơ vô tội đã đành,
mà còn mẫu mực ở thái độ sẵn sàng đón
nhận với tất cả sự chân thành.
Đoạn
Tin Mừng vừa nghe thường được xử
dụng trong lễ cưới, và câu nói của Chúa Giêsu:
Sự gì Thiên Chúa liên kết, loài người không được
phân ly, vốn được coi là nền tảng cho
sự bền vững của gia đình Công giáo. Thế
nhưng chúng ta đừng vội hiểu việc Thiên Chúa
liên kết theo một ý nghĩa hoàn toàn
pháp lý hay nghi lễ. Vợ chồng kết hợp với
nhau không phải bằng một nghi lễ, mà bằng chính
sự tôn trọng lẫn nhau, đặt mình trong kế
hoạch tạo dựng của Thiên Chúa, bằng sự
trở nên một huyết nhục, qua hành động, qua
tình cảm, qua cuộc sống thường ngày, qua sự
chọn lựa diễn ra trong từng giây từng phút.
Bởi đó, hãy sống việc Thiên
Chúa liên kết hơn là coi đó chỉ là một nghi
lễ có tính cách pháp lý mà thôi.
|