Tinh
thần đại kết.
(Trích trong
‘Niềm vui chia sẻ’)
Cha Anthony De Mello, một linh mục
Ấn Độ, Dòng Tên, chuyên về huấn luyện tu
đức, đã tưởng tượng câu chuyện
“Chúa Giêsu đi xem bóng đá” (trong tập truyện “Bài ca
của loài chim” The Song of Bird) như sau: “Nghe Đức Giêsu
than phiền là Ngài chưa một lần nào được
xem một trận bóng đá, chúng tôi liền đưa Ngài
đến xem một trân đấu rất gay go giữa
hai đội tuyển Tin Lành và Công Giáo. Khi đội Công
Giáo làm bàn trước 1-0, Đức Giêsu hoan hô vang dội
và tung cả mũ lên trời. Vài phút sau,
trong một đợt phản công đẹp mắt,
đội Tin Lành đã gỡ một đều (1-1),
Đức Giêsu cũng reo hò và tung mũ
lên trời. Một khán giả ngồi bên cạnh lấy
làm khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu, ông ta
hỏi Ngài:
- Này ông bạn, ông ủng hộ bên nào?
Chúa Giêsu trả lời trong khi mãi mê theo
dõi trận đấu: “Tôi à? Ồ, tôi không
ủng hộ bên nào cả. Tôi
đến đây là để thưởng thức
trận đấu mà thôi”. Người khán giả
tỏ vẻ khó chịu về thái độ của Chúa
Giêsu lại bực hội hơn, ông quay sang người
bên cạnh và nói nhỏ: “Hắn ta là một tên vô thần!”
Trên đường về nhà, chúng tôi
nói với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, những người có tôn
giáo thật là buồn cười, họ tưởng
rằng Chúa chỉ đứng về phía họ và chống
lại tất cả nhưng ai không thuộc về tôn giáo
của họ”. Chúa Giêsu gật đầu
tỏ ý đồng tình. Ngài bảo: “Đó là lý do
tại sao tôi không ủng hộ đội tuyển Tin Lành
hay đội tuyển Công Giáo, mà chỉ ủng họ các
cầu thủ thôi, dù họ thuộc bất cứ
đội tuyển nào”.
Câu chuyện này tuy là tưởng
tượng, nhưng nó mang sứ điệp của Tin
Mừng hôm nay. Số là có người không thuộc về Nhóm
Mười Hai Tông Đồ đã nhân danh Chúa Giêsu mà
trừ quỷ. Thấy thế, ông Gioan
đã ngăn cản người ấy. Tưởng là có công lớn, ông đem khoe với
Chúa Giêsu. Nhưng ông không ngờ trước phán
quyết của Chúa: “Đừng ngăn cản
người ta làm gì! Vì không có ai nhân danh
Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có
thể nói xấu Thầy. Ai không
chống đối chúng ta là ủng hộ chúng ta”.
Vào thời ông Môisê cũng thế. Khi ông Giôsuê muốn dành
độc quyền nói tiên tri cho nhóm bẩy mươi
vị Kỳ Mục, đã xin Môisê ngăn cản hai ông
Elđát và Mêđát nói tiên tri. Nhưng ông Môisê đã
trả lời: “Anh ghen giùm tôi à? Phải chi Chúa ban Thần
Khí trên toàn dân của Người để họ
đều làm ngôn sứ!”(Bđ. 1).
Cả
hai câu trả lời thật đáng giá, vì chính thức lên án một tấm lòng hẹp hòi, một
khối óc cục bộ. Làm sao người ta có thể nói
tiên tri, có thể trừ quỷ, nếu không thuộc
về Chúa, không do Chúa ban. Thái độ khép
kín, phe nhóm như thế không đúng tinh thần cởi
mở của Chúa Giêsu. “Thần Khí
muốn thổi đâu thì thổi”, “đừng dập
tắt Thánh Thần”. Không phải chỉ có Giôsuê
của thời Môisê hay Gioan của thời Chúa Giêsu, mà Giáo
Hội cũng đã nhiều lần muốn bảo vệ
cái độc quyền nhân danh Đức Chúa của mình.
Lịch sử Giáo Hội cũng là một chuỗi
biến cố đau thương làm cho những trang
sử của Giáo Hội mất đi vể trong sáng. Con
người luôn bị cám dỗ áp đặt cho chính Thiên
Chúa cái suy nghĩ hẹp hòi của chính mình, Cộng Đồng
Vatican II đã đánh dấu một trang sử mới
của Giáo Hội về chính mình, về thế giới,
về những tôn giáo khác, về những người không
tin. Không còn là thái độ lên án, khinh
thường miệt thị nữa, mà là một thái
độ trân trọng thực sự và đối
thoại chân thành. Từ thái độ tự cao
tự đại, tưởng mình độc quyền chân
lý chuyển sang thái độ khiêm tốn biết giới
hạn của mình, đồng thời nhìn ra cái chân, cái
thiện, cái mỹ nơi người khác, nơi các dân
tộc khác, trong các nền văn hoá khác.
Cuộc
“hoán cải” lịch sử ấy vẫn đang tiếp
diễn trong lòng Giáo Hội, đặc biệt trong
những năm chuẩn bị bước sang Thiên Niên
Kỷ Thứ Ba. Trong Tông thư “Tiến
Tới Thiên Niên Kỷ Thứ Ba” (10/11/1994). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã
kêu gọi “Giáo Hội phải ý thức sâu sắc trách
nhiệm về tội lỗi của con cái mình, khi hồi
tưởng lại trong lịch sử những lạc xa
Thánh Thần của Đức Kitô và Tin Mừng… Giáo
Hội không thể bước qua ngưỡng cửa của
Thiên Niên Kỷ mới mà không thối thúc con cái mình thanh
luyện trong sự sám hối về những lỗi
lầm, bất trung, chia rẽ, trì trệ… (số
34). “Trong số những tội lỗi đòi
hỏi phải có một nỗ lực sám hối và hoán
cải đặc biệt hơn, hiển nhiên phải
kể đến những tội phá hỏng sự
hiệp nhất mà Thiên Chúa muốn có nơi dân của Ngài.
Qua những ngàn năm đã qua, kể cả ở ngàn
năm thứ nhất, mối hiệp thông Giáo Hội
“đôi khi bởi lỗi lầm của thành phần này hay
thành phần khác” đã bị xé rách một cách đau
đớn, điều đó rõ ràng đi ngược
lại với ý muốn của Đức Kitô và là một
cớ vấp phạm cho thế giới” (số 34).
Người
môn đệ Đức Kitô phải có trái tim rộng lớn,
cởi mở như Thầy, sẵn sàng bắt tay hợp
tác với mọi người và mời gọi mọi
người cộng tác vào những việc tốt,
việc hữu ích cho con người, cho xã hội, không
hạn chế, không loại trừ hay cấm cản ai,
nhất là những người thành tâm thiện chí. Tinh
thần quảng đại của Đức Kitô không
cần biên giới, không chấp nhận bị ràng buộc
trong một phe nhóm, một tổ chức nào. Tinh
thần đó phải vượt lên trên mọi khác
biệt, vì “Thần Khí Chúa được ban cho mọi
người không phân biệt ai”. Ở đất
nước ta đã không thiếu những hình ảnh của
các tăng ni phật tử bên cạnh các linh mục, tu
sĩ nam nữ, các Kitô hữu để làm công tác từ
thiện bác ái, thăm viếng bệnh nhân, chăm sóc các cô
nhi quả phụ, xóa đói giảm nghèo… Có gì tuyệt cho
bằng chân lý yêu thương của Đức Kitô
được mọi người anh em Phật Giáo,
Khổng Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Công Giáo cùng nhau chia sẻ và
phấn đấu thực hiện cho bằng
được: “Phàm ai hoạt động trong đức
ái là đã thuộc về Đức Kitô” (x.Mc 9,41). Bởi vì bất cứ người tốt
việc tốt từ đâu, ở phía nào, cũng
đều được Chúa chấp nhận. Bất
cứ hành động công bằng nào, công việc bác ái
thương người nào, đều sẽ
được Chúa thưởng công, dù chỉ một ly
nước mát, một nụ cười tươi: “Ai cho
anh em uống một ly nước vì lẽ anh em là
người của Đức Kitô, thì Thầy bảo
thật anh em, người đó sẽ không mất phần
thưởng đâu”. Ngược lại, Chúa cũng không
làm ngơ trước một hành động xấu, gây
cớ cho người nào vấp phạm sa
ngã phạm tội, làm điều gian ác. Hơn nữa,
chính bản thân mình cũng phải cương quyết
dứt khoát từ chối đi theo con
đường tội ác, tránh xa dịp tội. Chúa bảo ai làm gương xấu cho kẻ khác
vấp phạm thì “thà buộc cối đá lớn vào
cổ mà quăng xuống biển còn hơn”. Chúa còn
dùng kiểu nói cường điệu: “chặt tay, cưa
chân, móc mắt”, nếu những chi thể quý báu ấy nên
cớ cho mình vấp phạm để mất sự
sống đời đời, vì “thà cụt tay, què chân, mù
mắt còn hơn là phải vào hỏa ngục đời
đời”. Lý do là giá trị tuyệt đối của
sự sống đời đời.
Chúng ta đừng lo giữ lấy
độc quyền ơn cứu độ cho mình, nhưng
hãy sống cái hạnh phúc được thuộc về
Chúa Kitô và chia sẽ cho anh em hạnh phúc ấy. Mỗi người cần phải
nghĩ đến người khác trong khi nói năng, cư
xử, hành động, để trở nên gương
sáng cho người khác. Hãy thay đổi cách
suy nghĩ và hành động phản chứng và gây
gương mù. “Tiến đến Thiên Niên Kỷ
Thứ Ba, hết thảy chúng ta được mời
gọi tự vấn lương tâm và có những sáng
kiến đại kết bổ ích để có thể
giới thiệu cho thế giới thấy mình vào Năm
Đại Toàn Xá 2000, nếu chưa hoàn toàn hiệp
nhất thì ít ra cũng vượt qua được
nhiều chia rẽ của Thiên Niên Kỷ Thứ Hai. Muốn thế, cần phải nỗ lực
rất nhiều. Phải tiếp tục
tiến hành đối thoại về giáo lý, nhưng
nhất là cầu xin ơn hiệp nhất. Lời
cầu nguyện mà chính Đức Kitô tha thiết kêu
gọi trước khi chịu nạn: “Lạy Cha, xin cho
mọi người hiệp nhất nên một trong chúng ta”
(Ga 17,21) (số 43).
|