"NẾU
CHÂN ANH LÀM CỚ CHO ANH SA NGÃ, THÌ CHẶT NÓ ĐI; THÀ CỤT
MỘTCHÂN MÀ ĐƯỢC VÀO CÕI SỐNG CÒN HƠN LÀ CÓ
ĐỦ HAI CHÂN MÀ BỊ NÉM VÀO HỎA NGỤC"
Suy niệm của Chiara
Lubich.
Đây là những lời làm ta sững
cả người. Đức Giêsu bảo ta hãy chặt
chân, chặt tay và móc mắt nếu chân ta, tay ta, mắt ta
khiến ta phạm tội. Hẳn rằng những lời
này có đầy đủ sức mạnh của một
thanh gươm hai lưỡi (xem Dt 4,12), nhưng ta
biết rằng không được hiểu theo nghĩa
đen. Ý nghĩa muốn nói ở đây là trước
bất kỳ dịp tội nào, ta phải sẵn sàng
khước từ tất cả, kể cả những gì
và những người mà ta rất yêu dấu, còn hơn
để mất đi điều thực sự quý giá:
"được vào cõi sống", nghĩa là
được hiệp thông với Thiên Chúa và được
cứu độ.
Cụm từ "cớ sa ngã"
trong Phúc Âm chỉ tất cả những gì ngăn trở
giữa ta và Thiên Chúa, ngăn cản ta thi hành ý của
Người; bất kỳ điều gì thọc gậy
bánh xe chặn ta đi theo Đức Giêsu, như một cái
bẫy làm ta sa ngã, phạm tội. Có những lúc con
mắt, bàn tay, bàn chân "làm ta sa ngã", nghĩa là chúng
dường như dẫn ta đến chỗ chối
bỏ Đức Giêsu, phản bội Người, yêu
chuộng những cái khác hơn Người.
Santa Scorese, một
thiếu nữ hai mươi ba tuổi, người thành
phố Bari, miền nam nước Ý, đã hiểu rõ
điều đó. Năm 1991, khi bị một thanh niên
trạc bằng tuổi mình đe dọa, cô thà chết còn
hơn mất sự trinh khiết. Đối với cô,
Thiên Chúa đáng quý hơn chính mạng sống của mình.
"Nếu chân anh làm cớ cho anh sa
ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà
được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân
mà bị ném vào hỏa ngục". Lời Sống này
lột mặt nạ "con người cũ" (xem Ep
4,22) trong ta. Thực vậy tội lỗi không đến
từ sự vật, từ bên ngoài mà xuất phát từ
thâm tâm, từ trong lòng ta. "Con người cũ"
sống trong ta khi ta chiều theo những lôi cuốn
của tội lỗi và khi ta tìm cách thỏa mãn những xu
hướng thấp hèn nhất của ta: thói ích kỷ,
thèm khát quyền lực, vinh quang, tiền bạc…. "Con
người cũ" phải nhường chỗ cho
"con người mới" (xem Ep 4,24): Đức Giêsu
ở trong ta.
Tự sức ta, liệu ta có thể
nhổ tận gốc các đam mê thác loạn ra khỏi tâm
hồn và làm trổ sinh trong ta sự sống thần linh
không? Chỉ có Đức Giêsu, bằng cái chết của
Người, mới có thể làm chết đi "con
người cũ" của ta, và với sự phục
sinh, Người biến đổi ta trở nên những
con người mới. Người có thể ban cho ta lòng
can đảm và quyết tâm trong cuộc chiến chống
lại sự dữ, và một lòng mến sắt son,
nồng nàn những gì là thiện hảo. Từ nơi
Người xuất phát tự do nội tâm, bình an và
niềm vui khôn tả, nâng ta lên khỏi tất cả
những xấu xa của thế gian và cho ta
được nếm trước niềm vui thiên đàng.
"Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì
chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào
cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào
hỏa ngục".
"Con người mới" trong ta
phải lớn lên và phải được gìn giữ
khỏi các cám dỗ của "con người cũ".
Về phần ta, ta phải làm gì? Năm 1949, tôi đã
viết như sau: "Có rất nhiều cách để
dọn dẹp một căn phòng - lượm lên từng
cọng rác một; dùng chổi nhỏ, chổi chà, hoặc
máy hút bụi. Hoặc ta có thể dọn sang một phòng
khác, mọi thứ đều sạch sẽ, ngăn nắp.
Hành trình nên thánh của ta cũng giống như thế. Thay
vì khó nhọc bứng đi hết khuyết điểm này
đến tật xấu kia, thì ngay lập tức ta có
thể tránh sang một bên và để cho Đức Giêsu
sống trong ta. Nghĩa là ta "chuyển hộ
khẩu" để sống trong người khác,
chẳng hạn như trong những người chung quanh
ta. Đúng vậy, ta sống viên mãn cuộc sống của
người đó".
Hãy yêu mến! Đó là toàn bộ giáo lý
của Đức Giêsu. Hãy tinh luyện tâm hồn
để ta có khả năng lắng nghe tha nhân, biết
đón nhận các vấn đề và các ưu tư
của người bên cạnh làm của mình, và chia vui
sẻ buồn với họ, phá bỏ những hàng rào
vẫn còn gây chia rẽ giữa chúng ta, vượt qua
những thành kiến và thói chỉ trích phê bình, ra khỏi
thế cô lập của ta và đặt mình phục vụ
những người túng thiếu, cô đơn, và xây
dựng ở khắp nơi sự hiệp nhất mà Đức
Giêsu đã muốn.
Nếu ta sống như thế, Thiên
Chúa sẽ lôi kéo ta sống kết hợp với
Người ngày càng thân mật hơn và sẽ làm cho ta kiên
vững và hầu như không thể bị tấn công
trước những sai lầm và lôi cuốn của
thế gian.
"Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì
chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào
cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào
hoả ngục".
Đức Giêsu còn bảo ta hãy dứt
khoát "chặt đi" bất kỳ sự vật,
người hoặc hoàn cảnh nào có thể là dịp
tội cho ta. Đó là ý nghĩa của điều mà Phúc Âm
gọi là "từ bỏ chính mình" (xem Mc 8,34). Ki-tô
hữu là người có được lòng can đảm
cần thiết để chống trả các xu
hướng ích kỷ, không để cho chúng trở thành
lối sống của mình. Ta hãy ra khỏi con người
mình bằng cách yêu mến những người bên cạnh
và chặt đứt mọi dính bén với bất kỳ
điều gì không đáng để ta yêu mến. Ta hãy quét
sạch tất cả những gì cần được
đưa ra khỏi tâm hồn của ta. Không có hi sinh nào
gọi là quá lớn nếu hi sinh aáy duy trì được
sự hiệp thông của ta với Thiên Chúa. Mỗi xén
tỉa sẽ làm nảy sinh trong tâm hồn ta hoa trái
mừng vui, một niềm vui đích thực, niềm vui
mà thế gian không biết đến.
|