Hướng tâm hồn lên
Cha
Zundel đã có định nghĩa nghe rất lạ tai nhưng cũng rất hay rằng:
"Thiên Chúa là khi bạn tốt". Nói
như thế có nghĩa là bất kì khi nào chúng ta
"tốt", chúng ta đều là hình ảnh đích
thực của Thiên Chúa, trong suốt với Thiên Chúa và
trở nên giống Thiên Chúa mọi đàng. Nhưng thế nào là tốt? Một
người được gọi là tốt thì phải
như thế nào? Nếu liệt kê
từng chi tiết nhỏ thì có lẽ chúng ta không thể ra
hết được. Nhưng chúng ta có thể nói,
một người tốt là người sống theo tinh thần Phúc Âm, mà cụ thể là
sống theo tình yêu thương như Chúa đã yêu.
Tin
mừng hôm nay cho chúng ta một tiêu chuẩn, một
phương thế để sống tình yêu là không ghen
tị và ghen tương; không sống tinh thần cục
bộ. Biết sống đoàn kết trong
tổ chức, trong nội bộ của mình là tốt,
nhưng chưa đủ. Do đó, chúng ta còn phải
biết hướng nhìn về những người khác
nữa. Nói cách khác, chúng ta không được
phép loại trừ những người khác phe nhóm với
mình, khác tổ chức của mình. Chúng ta cần
phải sống tinh thần mà Chúa Giêsu dạy chúng ta hôm nay:
"Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng
ta".
Các tông đồ của Chúa Giêsu ngày
xưa cũng phạm phải tội ghen tương và
đầu óc cục bộ khi thấy có những
người không thuộc nhóm các ông lại nhân danh Chúa Giêsu
mà trừ quỷ. Các ông
nói với Chúa Giêsu câu chuyện ấy với ý định
là nhờ Chúa Giêsu cấm những người ấy không
được phép làm những chuyện mà các ông đang làm
nhân danh Chúa, vì các ông nghĩ rằng chuyện trừ
quỷ là ân huệ chỉ dành riêng cho ông mà thôi. Nhưng Chúa
Giêsu không những không làm theo ý các môn
đệ của mình mà còn sửa dạy các ông, giúp các ông
biết mở lòng ra và hướng tâm hồn lên để
"nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn
thiện".
Ghen
tị, ghen tương, đầu óc cục bộ không làm
cho con người ta lớn lên được mà chỉ
quanh quẩn trong những chuyện nhỏ nhặt, kéo ghì
con người xuống. Vì thế, chúng ta
rất cần sống tinh thần vui với người
vui, khóc với người khóc mà Thánh Phaolô đã dạy
chúng ta. Điều này, mới nghe
tưởng dễ nhưng thực hành là điều
rất khó. Có thể, chúng ta "khóc với
người khóc thì dễ hơn vì khi đó, chúng ta thấy
mình ở trên người khác; may mắn hơn
người khác, thành công hơn người khác... Nhưng vui với người vui thì khó hơn
nhiều. Bởi lẽ, khi thấy người ta
thành công hơn mình, may mắn hơn mình, ở vị trí cao
hơn mình thì khó lòng mà vui theo
người ta được lắm. Nếu
có thì chỉ ơ bên ngoài mà thôi, còn trong lòng có thể mình
đang bực tức lắm đây. Con người
ta phức tạp lắm. Vì thế, chúng ta cần phải
hướng tâm hồn lên, bay cao lên trên những tình cảm
tự nhiên của chính con người mình để chúng ta
không bị lệ thuộc vào những chuyện nhỏ
nhen, ích kỷ nơi ta, là nguyên dân làm tâm hồn ta không
thể nâng lên cùng Chúa được.
Câu chuyện có tính cách ngụ ngôn sau
đây đã xảy ra tại thế kỷ thứ 16
tại Ấn Độ. Trong triều đình có hai viên
sĩ quan nổi tiếng vì những đam mê của mình. Một người thì
ganh tị, một người thì tham lam.
Để chữa trị những tính
xấu ấy, vua cho triệu tập hai viên sĩ quan vào
giữa triều đình.
Vua thông báo sẽ tưởng thưởng hai
viên sĩ quan vì những phục vụ của họ trong
thời gian qua. Họ có thể xin gì
được nấy, tuy nhiên, người mở
miệng xin đầu tiên chỉ được những
gì mình muốn, còn người thứ hai sẽ được
gấp đôi.
Cả hai viên sĩ quan đều
đứng thinh lặng trước mặt mọi
người.
Người tham lam nghĩ trong lòng: nếu tôi nói
trước, tôi sẽ được ít hơn
người kia. Còn người ganh
tị thì lý luận: thà tôi không được gì còn hơn
là mở miệng nói trước để tên kia được gấp đôi... Cứ thế, cả hai đều suy nghĩ trong
lòng và không ai muốn lên tiếng trước. Cuối cùng, vua mới quyết định yêu
cầu người ganh tị nói trước.
Người này lại tiếp tục suy nghĩ: thà không
được gì còn hơn để tên tham lam kia được gấp đôi. Nghĩ
như thế, hắn mới dõng dạc tuyên bố:
"Tôi xin được móc một con mắt...!". Hắn cảm thấy sung sướng
với ý nghĩ là người tham lam sẽ bị móc hai
con mắt.
Lắm
khi chúng ta không hài lòng về cái mình có và chúng ta cũng không
sung sướng khi người khác gặp nhiều may
mắn hơn chúng ta. Không bằng lòng về chính mình, chúng
ta không được hạnh phúc, mà bất mãn về
người khác, chúng ta lại càng đau khổ hơn.
Tình
trạng phe này đối nghịch với phe khác, đoàn
thể này không hợp với đoàn thể kia...
hình như ngày nay càng càng gia tăng, đặc biệt là
trong xã hội văn minh và hiện đại như hôm nay.
Ai cũng muốn cho công việc của mình là
độc quyền, không ai có thể thay thế
được. Sợ rằng mình
bị mất ảnh hưởng, sợ mình không còn
được ai nhắc đến, cần đến hay
hết còn được đề cao nữa. Có một số người nhất quyết không
truyền lại "nghề" của mình cho bất
cứ ai dù là con hay cháu của mình. Gần đây, chúng
ta chắc có nghe đến chuyện hai tập đoàn
viễn thông Viettel và Mobifone kiện cáo nhau vì cho rằng
đối tác của mình "chơi xấu" mình khi
cố tình nói ra những chuyện không tốt của nhau,
để rồi cuối cùng ai cũng bị thiệt
hại nặng nề cả! Vậy mà họ
vẫn thấy vui khi mình chỉ ra được cái
xấu của người khác. Một niềm vui
không quân tử và không thánh thiện chút nào!
Chúng ta cũng dễ thấy tình
trạng tôn giáo này nói xấu tốt giáo khác, mục đích
là loại trừ người khác và để nâng mình lên. Thật ra, truyền giáo bằng
cách nói xấu đạo khác, chê bai, chỉ trích
người ta thì chắc chắn không được ai
kính trọng và nể phục bao giờ. Đó là
chuyện làm của trẻ con quen làm, chuyện của
những đầu óc tiểu nhân, suốt đời
chỉ mong làm những chuyện chia rẽ, hạ bệ,
gây đau khổ cho người khác.
Hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta hãy
sống hết lòng cho tình yêu của Chúa và vui lòng chấp
nhận anh em mình với những hoàn cảnh và tình
trạng của họ đang có. Đó là thái độ khôn ngoan của
con người và là phương cách tốt nhất giúp ta
nâng cao tâm hồn mình lên để đạt tới
hạnh phúc Nước Trời. Chúng ta hãy
trở nên tốt để chúng ta được chia
sẻ hạnh phúc êm đềm với Chúa mãi mãi, vì
"Thiên Chúa là khi bạn tốt". Amen.
|