Hãy tránh xa dịp tội - Lm.
Nguyễn Minh Hùng
Một
đàng Chúa Giêsu đưa ra những hình phạt rất quyết
liệt và kinh khủng dành cho những ai phạm tội:
“Nếu kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong
những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc
thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô
xuống biển thì hơn. Nếu tay con
nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con
mất một tay mà được vào cõi sống, còn
hơn có đủ hai tay mà phải vào hỏa ngục, trong
lửa không hề tắt. Và nếu chân con làm dịp
tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất
một chân mà được vào cõi sống, còn hơn có
đủ hai chân mà phải ném xuống hỏa ngục. Và
nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy
móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào
Nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai
mắt mà phải ném xuống hỏa ngục, nơi mà dòi
bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề
tắt”. Chúa không nói là tội gì sẽ xử như thế
nào, không hề phân biệt mức độ của tội
và hình phạt dành cho tội, mà chỉ nói một cách quá chung chung. Hình như cứ có
tội là phạt và chi thể nào làm cớ cho ta phạm
tội, bất luận là tội gì, cần phải
loại trừ chi thể ấy? Khi nói
những lời như thế, xem ra Lời của Chúa không
chỉ quyết liệt mà còn độc ác?
Dù Chúa dạy như thế, nhưng
trong thực tế, Giáo Hội chẳng bao giờ thực
hiện. Suy nghĩ xa
hơn một chút, ta thử tưởng tượng mà xem,
nếu Giáo Hội sử dụng hình phạt dành cho tội
như Chúa đã dạy, sẽ xảy ra hai tường hợp:
Trường hợp 1: Thế giới này sẽ có một
Giáo Hội bi đát, khủng khiếp và rùng rợn không
thể tưởng tượng: một Giáo Hội toàn là
những người bị thương, bị tật,
bị què, bị cụt…, vì không ai là không phạm tội,
và phạm tội rất nhiều lần trong suốt
cuộc đời của mình. Trường hợp 2: Giáo
Hội sẽ không tồn tại, vì man r?.
Chắc chắn không ai dám gia nhập vào
một Giáo Hội tàn nhẫn như thế.
Chẳng những không bao giờ
thực hiện những điều ấy, mà Giáo Hội
còn dạy những điều ngược lại,
ngược hoàn toàn. Sách Giáo lý Công giáo của Giáo Hội đòi phải
“Tôn trọng sự toàn vẹn của thân thể”. Sách
Giáo lý cho biết: “…Tra tấn thể xác hay tinh thần
để điều tra, để trừng phạt
tội phạm, đe dọa đối phương,
để trả thù, là điều nghịch với sự
tôn trọng con người và phẩm giá con người.
Ngoài những trường hợp
trị liệu, việc cố tình cắt bỏ, hủy
hoại hoặc triệt sản, thực hiện trên
những người vô tội đều nghịch với
luật luân lý” (GLCG 2297).
Ta
vẫn biết Lời Chúa là sự thật, là Lời ban
sự sống, nhưng trong trường hợp này ta
phải hiểu thế nào? Giáo Hội và Chúa
Giêsu, ai đúng, ai sai?
Thực ra chẳng ai sai hết. Lời Chúa mãi mãi vẫn là Lời chân
lý, Lời ban sự sống. Ngày nào Giáo Hội còn tin Chúa
Kitô, còn nhận Chúa Kitô làm Cứu Chúa của mình, ngày ấy
Giáo Hội vẫn phải sống và rao giảng Lời
Chúa Kitô, và giáo lý của Giáo Hội vẫn phải phù
hợp thánh ý Chúa. Về phía Chúa Giêsu, khi nói những lời
xem ra quá sức quyết liệt và nặng nề như
thế, Người muốn cho thấy sự trầm
trọng của gương xấu, của chước cám
dỗ, của những dịp tội, và xác định
mối nguy hại có khi không nhỏ mà t?i l?i gây ra cho mỗi
người. Qua đó, Người cho
thấy cuộc chiến chống lại dịp tội,
chống lại chước cám dỗ là một cuộc
chiến lớn. Cuộc chiến ấy
đòi hỏi một thái độ dứt khoát triệt
để; một sự từ bỏ đến mức
như không còn kể đến chi thể của mình;
một sự hy sinh chẳng những không khoan
nhượng nhưng có khi còn thiệt thòi, còn đau xót, còn
cảm thấy mất mát về mặt vật chất và
thân xác. Tất cả những
điều ấy là để chiếm lấy đời
sống vĩnh cửu. Nói như thế
là hiểu nghĩa bóng. Còn hiểu nghĩa đen: giá
trị của sự sống vĩnh cửu quan trọng
cho đến mức, nếu cần phải đánh
đổi, ta sẵn sàng chấp nhận hy sinh chính bản
thân mình để giữ lấy sự sống ấy.
Ngoài
ra, ta còn phải lưu ý: Lời Chúa Giêsu là lối nói
cụ thể, thường gây cho người nghe cảm
giác nghịch lý. Vì thật vô ích, khi phải tìm xem những
tội nào có nguy cơ xuất phát từ bàn tay,
bàn chân hay con mắt… Mặt khác, dù có cắt
bỏ bất cứ một phần chi thể nào, hình
như đều là sự vô ích, vì như thế chưa
hẵn là đã loại trừ được nguy cơ
phạm tội. Vì người ta phạm tội
đâu phải chỉ do bàn tay, bàn chân hay đôi mắt,
nhưng là cả con người của mình từ suy
nghĩ, lời nói đến hành động. Nói cho cùng, sự trừ tuyệt đối
với sự dữ là một đòi hỏi đắt giá.
Qua đó Chúa Giêsu cho thấy giá trị
tuyệt đối của sự sống, của hạnh
phúc Nước Trời. Đó cũng là tiêu chuẩn
vượt trên mọi tiêu chuẩn mà con người
phải chọn lựa.
Bạn thân mến, người ta
kể rằng, trong một khu rừng nọ có một con
thỏ cái sống bên cạnh một đàng thỏ con. Ngày
nọ, khi các con đã lớn, thỏ mẹ dẫn chúng ra
đồng tìm mồi. Bỗng dưng từ đàng xa,
xuất hiện một tiếng rống nghe rất dữ
tợn. Tức khắc, gương mặt
thỏ mẹ hiện rõ nét lo sợ. Nó vội làm
hiệu cho các con về hang ẩn núp. Tuy nhiên, có một chú
thỏ con tò mò và hiếu kỳ, muốn biết tiếng
rống to đó là gì. Nó tách khỏi đàng, trốn mẹ,
trốn anh em nấn ná ở lại để xem cho
bằng được. Tiếng rống
mỗi lúc một gần hơn. Chẳng bao lâu sau,
từ phía tiếng rống ấy, không chỉ có tiếng
rống mà còn xuất hiện một con hổ to. Thỏ
con không biết là hổ nhưng bắt đầu cảm
thấy sợ, khi chứng kiến một bộ mặt
đầy sát khí, mắt và miệng thật to, hàm răng
lởm chởm và những chiếc răng nanh thật dài
trông khủng khiếp. Thỏ con quá sợ
hãi, co chân chạy thật nhanh. Nhưng chính lúc thỏ
con di động, là lúc nó gây sự chú ý cho con hổ.
Chỉ cần một cú nhảy thật nhanh của con
hổ độc ác, thỏ con đã nằm gọn trong
miệng nó.
Hôm
nay Chúa nói với tôi và bạn: Nếu tay, hay chân, hay mắt
ta nên dịp tội thì hãy chặt, hãy móc nó mà quăng
đi, có khác nào Chúa muốn ta hãy tránh xa dịp tội! Vì
thế, bạn và tôi đừng bao giờ liều thân
nhảy vào dịp tội, đừng bao giờ tò mò
đối với những hoàn cảnh nguy hại
đến đức tin, đúng hơn đến sự
sống vĩnh cửu của mình. Chú thỏ con tội
nghiệp kia chỉ vì tò mò muốn
biết tiếng rống khủng khiếp là gì, đã không
tránh xa hoàn cảnh có thể đưa tới cái chết. Không tránh xa sự nguy hiểm, thỏ con đã
tự nộp mình cho sự chết. Bạn và tôi,
nếu không lánh xa dịp tội, nếu không ý thức mình
yếu đuối, mỏng dòn, sự sa
ngã do cố ý là điều khó tránh khỏi. Tội
là sự chết của tâm hồn. Tránh
xa dịp tội là tự cứu mình thoát chết.
Bên
cạnh nỗ lực của bản thân để không
phạm tội, chúng ta không được phép quên một
nguyên tắc khó lòng thay đổi: Đời sống
cầu nguyện. Con người không thể làm gì mà không
cần đến ơn Chúa. Điều
ấy càng đúng đối với đời sống
thiêng liêng của ta. Bởi thế, lãnh
bí tích; đọc kinh cầu nguyện; thánh lễ;
đọc, lắng nghe và suy niệm Lời Chúa… là
những phương tiện giúp ta thêm mạnh mẽ
để chống lại chước cám dỗ, và cũng
để ta luôn tắm mình trong ơn Chúa. Hãy nhớ rằng, khi gần Chúa ta sẽ dễ
xa cách tội. Nhưng nếu để
mình xa Chúa, ta sẽ dễ gần tội.
|