Dịp
tội.
Bài
Tin Mừng có hai phần và trong mỗi phần Chúa Giêsu
khuyên dạy chúng ta một điều quí giá: Thứ
nhất, đừng làm cớ cho người khác vấp
phạm. Thứ hai, phải loại bỏ
mọi nguyên nhân làm cho chính mình phạm tội.
Trước
khi đưa ra những lời khuyên này, Chúa Giêsu cho
biết: Chúa sẽ ghi công và khen thưởng cho những ai
giúp đỡ bất cứ cái gì cho môn đệ của
Ngài, dù chỉ là một bát nước lã thôi, Ngài cũng
không bao giờ quên lòng tốt của họ. Nhưng ngược
lại, Ngài cũng không thể làm ngơ khi người nào
làm cho một người khác, dù là trẻ nhỏ hay
người hèn kém nhất vấp phạm, nghĩa là làm
gương mù gương xấu lôi kéo người khác
phạm tội, xa Ngài, thì Ngài không bao giờ bỏ qua
đâu.
Rồi
để cho mọi người ý thức về sự
nghiêm trọng của việc ấy, Ngài bảo rằng:
“Khốn cho kẻ làm gương mù gương xấu”. Gương mù gương xấu là gì? Là
lời nói hay việc làm gây nên sự thiệt hại cho
linh hồn người ta. Gương mù
gương xấu ví như hòn đá đặt giữa
lối đi làm cho người ta vấp ngã, nên dịp cho
người ta phạm tội. Rất là tai hại: không những mình đã phạm
tội mà còn làm cho kẻ khác phạm tội nữa.
Trên một chuyến xe
lửa, cha Béc-Na Vô-gan gặp một hành khách ăn nói
rất tự do và thô tục. Ông ta nói những chuyện
đồi bại, lấy làm thích thú và cười khoái trá.
Mọi thái độ khôn ngoan và lịch
sự nhắc ông ta để ông ta im lặng đều
không hiệu quả. Xe đến ga, người hành
khách ấy xuống. Cha Vô-gan thò đầu ra cửa xe gọi theo: “Này ông, ông còn quên cái gì đây
này”. Người đó vội leo lên toa, nhìn quanh và hỏi:
“Quên cái gì đâu?”. Cha Vô-gan nói với
giọng tử tế nhưng cứng rắn: “Ông
để lại một ấn tượng xấu cho hành
khách trong toa”. Người ấy xấu
hổ đi xuống ngay.
Đó, ông ta đã xấu lại còn gieo
rắc điều xấu cho người khác. Tai hại và nguy hiểm như vậy,
nên Chúa Giêsu nói: họ đáng buộc cối đá vào
cổ và quăng xuống biển, nghĩa là tội
của người ấy nặng lắm và rất đáng
trừng phạt. Họ phải chịu trách
nhiệm về những tội họ làm cho người
khác phạm và những tội chính họ phạm nữa.
Sau
khi khuyên dạy không được làm cớ cho
người khác vấp phạm, tức là không
được làm gương mù gương xấu, Chúa
Giêsu lại khuyên phải loại bỏ mọi nguyên nhân làm
cho chính mình phạm tội, vì sẽ mất sự sống
đời đời, mất nước Thiên Chúa. Chúa
đưa ra một thí dụ để giải thích:
mỗi chi thể của con người đều quí giá.
Chẳng hạn: tay, chân, mắt.
Nhưng nếu phải mất một tay, một chân,
một mắt để được sống, thì
vẫn phải đáng đánh đổi, nghĩa là khi
một phần nào của thân thể bị đau bệnh,
không hy vọng chữa khỏi, như bị ung thư
chẳng hạn, gây nguy hiểm cho thân thể và đe
dọa đến sinh mạng, thì người ta phải
giải phẫu, mổ, cắt hoặc cưa phần thân
thể đó đi. Làm như thế sẽ bảo toàn được
sự sống hay bảo toàn được những
phần thân thể khác, đó là chuyện thông thường
trong y khoa.
Nếu
vậy, khi sự sống cần phải lựa chọn
lại chính là sự sống đời đời, thì càng
đáng đánh đổi hơn nữa, nghĩa là nếu
tay, chân, mắt nên cớ cho mình phạm tội, đe
dọa mất sự sống đời đời, thì hãy
đánh đổi nó. Nói rõ hơn, khi Chúa nói chặt tay, chặt chân, móc mắt, không có nghĩa là
chặt tay, chặt chân hay móc mắt thật, nhưng có
nghĩa là phải dứt khoát với dịp tội. Mắt có thể hiểu là cha mẹ, người
trên. Tay có thể hiểu là anh
chị em, bạn hữu, những kẻ ngang hàng. Nếu cha mẹ hay
người trên gây dịp tội cho chúng ta, dẫn chúng ta
vào đàng tội lỗi, thì bằng mọi giá, chúng ta
phải dứt khoát với những người đó, dù
có bị mất lòng. Thà được
lòng Thiên Chúa còn hơn được lòng người
thế gian. Cũng vậy, nếu chúng ta biết
rằng: giao du với những người bạn đó,
lần nào đi chơi với người ấy, chúng ta
cũng mắc thêm tội… thì dứt bỏ với dịp
tội là chúng ta phải cắt đứt đi mối
tình bạn đó, dù có phải xót xa cách mấy. Thà chịu đau khổ trong năm tháng còn hơn
phải chịu cực hình ở chốn đời
đời.
Bài Tin Mừng này thật là một bài
học rất hữu ích.
Chúng ta hãy nhớ rằng: mỗi người đều có
một phần trách nhiệm trong việc kiến tạo
môi trường thần linh ở khu vực mình sống. Bởi đó chúng ta phải tránh tội lỗi và
việc xấu gây gương mù gương xấu cho tha
nhân. Ngay cả những việc không
xấu mà nên cớ cho anh em vấp phạm, chúng ta cũng
phải tránh. Cũng thế, tất cả những gì
chúng ta có: tiền tài, của cải, chức vị,
bạn hữu, thân quyến, nghề nghiệp… đều
chỉ là những phương tiện để xây
dựng hạnh phúc vĩnh cửu. Nhưng nếu
những thứ đó là căn cớ cho tội lỗi, gây
nguy cơ đánh mất nước trời, thì vì Chúa Kitô
và vì nước trời, chúng ta hãy sẵn sàng từ
bỏ, dù phải hy sinh đắt giá, vì được
lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì ích gì? Xin Chúa cho tất cả chúng ta ghi nhớ và
thực hành bài học hôm nay.
|