Tham vọng.
Không có gì sai trái nếu người ta có
tham vọng. Dĩ nhiên, có tham vọng, có những mục tiêu,
những ước muốn tốt, hành động tốt
để thành công là điều đáng khuyến khích.
Nhưng tham vọng có thể không còn
được kiểm soát. Nó có thể làm cho chúng ta
quên đi mọi việc khác đang lúc theo
đuổi sự thành công trong việc kinh doanh hoặc
nghề nghiệp.
Tuy
nhiên, chúng ta phải cẩn thận với những gì mà
chúng ta hy sinh khi theo đuổi những
mục tiêu của mình. Chúng ta có thể hy sinh
đời sống gia đình, lòng nhân ái và cả chính
đời sống. Xu thế và tham vọng có thể
khiến người ta đối xử với những
người khác một cách hung dữ và bất công. Nếu chúng ta được cả thế
giới mà làm mất chính mình nào có ích lợi gì?
Trong Tin Mừng, chúng ta thấy các tông
đồ cãi nhau xem ai là người đứng nhất
trong vương quốc của Đức Giêsu. Cảnh tượng
ấy không có tính xây dựng. Việc
họ vẫn còn xu thế ích kỷ và tham vọng sai
lầm chứng tỏ họ học tập nơi
Đức Giêsu còn quá ít. Điều
đó cho thấy sự hiểu lầm của họ
về sứ mạng của Người còn nghèo nàn
biết bao. Đức Giêsu kêu gọi
họ hãy cùng nhau ngồi lại và cho họ một cách
hiểu về ý nghĩa thật của sự cao cả.
Đức Giêsu đã không phá bỏ tham
vọng. Đúng
ra, Người định nghĩa nó lại. Người lấy tham vọng phục vụ
người khác thay cho tham vọng thống trị họ.
Người lấy tham vọng làm việc cho
người khác thay cho tham vọng bắt người khác
làm việc cho mình. Vì thế Người không lên án chính tham vọng mà lên án tham vọng sai
lầm.
Tham
vọng sai lầm thì rất tai hại
cho sự đoàn kết của cộng đoàn. Nó bắt nguồn từ tính ganh tỵ và ích
kỷ. Và kết quả của nó là
mọi thứ hành động xấu xa. Cũng
như bạo lực và xấu xa trong xã hội chúng ta là
kết của của tham lam và ích kỷ. Tự
tư, tự lợi gây ra xung đột và thường
dẫn đến những sự chia rẽ đau
đớn.
Có một hình thức tốt đẹp
của tham vọng mà các Kitô hữu không nên tránh xa. Đức Giêsu không nói
với các tông đồ rằng họ không nên tìm kiếm
sự cao trọng trong vương quốc của
Người. Người chỉ cho
họ thấy phải tìm sự cao trọng thật ở
đâu. Người ta không tìm thấy
sự cao trọng thật bằng cách làm ông chủ của
người khác, nhưng đúng hơn làm tôi tớ cho
mọi người, đặc biệt cho những thành
viên yếu ớt hơn trong cộng đoàn.
Phục vụ cho người cao
trọng dễ dàng hơn, vì chúng ta cảm thấy vinh
dự qua việc hợp tác với họ, và có nhiều
cơ hội tốt hơn được tưởng
thưởng. Nhưng thử thách thật sự là phục vụ
người hèn mọn, những người mà chúng ta không
thể chờ đợi bất cứ sự
trưởng thành nào. Đức Giêsu nói “Ai tiếp
đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy là
tiếp đón chính Thầy…” “Tiếp đón”
ở đây có nghĩa là phục vụ với lòng yêu
thương. Và “em nhỏ” này có nghĩa
là những thành viên yếu ớt nhất của cộng
đoàn, những người nghèo túng nhất. Sự
phục vụ đem lại cho người bé mọn
nhất là tốt hơn cả. Chúng ta cũng có những
lời như thế trong cảnh phán xét cuối cùng:
“Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một
trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây là các
ngươi đã làm cho chính Ta vậy”.
Đức Giêsu đã tự mình làm
gương. Dù Người có quyền bính từ Thiên Chúa,
Người không bao giờ sử dụng quyền bính
ấy để thống trị những người khác.
Trái lại, Người đã dùng nó
để phục vụ những người khác. Và
sự phục vụ này được hướng
đến người nghèo, người bệnh hoạn,
người tàn tật, người bị gạt ra bên
lề xã hội…
Người thật sự cao cả,
được người ta nhớ lại một cách
trìu mến, không phải là những người đề
cao chính mình hoặc lợi ích của mình nhiều hơn,
nhưng đúng hơn là những người hiến dâng
chính mình và xúc tiến những lợi ích của cộng
đoàn.
Sự phục vụ này hàm ý rằng
bạn không ở đó vì chính bạn. Bạn ở đó vì
người khác. Để phục
vụ, người ta phải từ bỏ chính mình rất
nhiều. Một người phục
vụ phải coi việc mình phải phục vụ
người khác là một việc đương nhiên không
cần bàn cãi.
|