Phục
vụ cách không ham lợi.
(Trích trong
‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest).
Một lần nữa, Chúa Giêsu tiên báo
cuộc Khổ nạn và sự Phục sinh của
Người. Về sự Phục sinh, các môn đệ
dường như chẳng có ý niệm gì. Cuộc Khổ nạn là điều xa lạ
nhất đối với cách họ nghĩ về
Đấng Cứu thế. Chúa nhắc
lại lời tiên báo lúc lên đường đi Giêrusalem.
Lộ trình Chúa chọn đi ngang qua xứ
Galilêa. Chúa và các môn đệ dừng chân
ở Capharnaum. Các môn đệ hy
vọng vào một Đấng Cứu thế sẽ
hiển trị ngay đời này. Họ
bám quá chặt vào hy vọng đó, thậm trí dọc
đường tranh luận với nhau về vấn
đề ngôi thứ bậc nhất trong Vương
quốc họ mong đợi. Lời
tiên báo của Chúa không thấm nhập họ
được. Các môn đệ không
hiểu, có vẻ ương gàn không chịu tìm hiểu.
Thế giới tinh thần của họ cho rằng
Đấng Cứu thế sẽ ngự đến
để phục hưng Vương quốc Israen, và
họ tự tìm một địa vị trong triều
đại quang phục đó. Chúa hiểu
biết họ. Người tỏ ra khoan dung vì
biết rằng, sau khi Người sống lại, Chúa
Thánh Thần sẽ đến mở rộng tâm hồn các
môn đệ. Trong khi chờ đợi, Chúa
sẽ ban cho họ một điều giáo huấn quan
trọng bậc nhất. Dùng một bài học cách trí,
Chúa sắp dạy cho các môn đệ phải suy
tưởng thế nào để có thể sẵn sàng nghênh
tiếp Đức Kitô hiện thực.
Giáo
huấn của Chúa dựa trên hai điểm:
a. Muốn được
xứng đáng Nước Trời, phải có tâm hồn
của kẻ phục vụ.
b. Càng khiêm hạ bao nhiêu, càng là
kẻ phục vụ xứng đáng bấy nhiêu.
1)
Phải có tâm hồn của kẻ phục vụ. Trong các xã hội loài
người, những chức vụ được ưa
chuộng nhất là những chức vụ đem lại
trọng vọng, uy thế, vinh dự, quyền lợi.
Cách này hay cách khác, về phương diện vật
chất hay tinh thần, con người có khuynh hướng
tự đề cao bằng hoạt động, bằng
địa vị, bằng sự giúp
đỡ người khác. Tất cả chúng
ta đều có một bản tính ích kỷ sâu kín khiến
chúng ta thích tìm những lời khen ngợi của
người khác. Do đó, xảy ra những xung
đột vì hư danh, tư lợi, ham thích
được trọng nể. Các môn
đệ không tránh được thói thường đó.
Trước khi Chúa tự nguyện làm
gương mẫu cho các môn đệ, Người phán
rằng điều quan trọng cho con người là
phải xem mình là kẻ phục vụ anh em không mang tư
lợi. Đối
với Cha, kẻ trên hết là tìm cách đứng sau chót
bằng đường lối vô tư, trong sạch, bình
thản, sẵn sàng phục vụ anh em.
2) Xuyên qua
một bài học cách trí, Chúa dạy các môn đệ
phải phục vụ như thế nào. Chúa lấy ví dụ
một em nhỏ. Thời đó trong xã hội Do thái,
đứa trẻ đứng sau chót ở bậc thang
địa vị. Theo lời giảng dạy
của Chúa, kẻ nào vì tự nhận là môn đệ
Đức Kitô, cho nên phục vụ người có
địa vị thấp kém nhất, ít được trọng
vọng nhất giống như trẻ nhỏ, kẻ
ấy nghênh đón chính Chúa Giêsu và Cha Người là Thiên
Chúa.
Ngoài tình quyến luyến ra, đứa
trẻ chẳng có gì để đền đáp kẻ
phục vụ nó, đón nhận nó bằng tấm lòng yêu
quý không vụ lợi. Kẻ nào tìm cách phục vụ như vậy,
sẽ được Chúa hiện diện trong tâm hồn.
Một câu hỏi: Giữa những anh em đồng
đạo đang cùng với ta tìm cách theo,
và phục vụ Đức Giêsu Kitô, chúng ta chọn lấy
vị trí nào?
8. Người lớn nhất?
(Trích trong
‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Thế vận hội Olmpic
Sydney 2000 đã long trọng khai mạc vào ngày 15/9. Buổi
lễ khai mạc đã diễn ra tưng
bừng vĩ đại nhất thế kỷ. Vận
động viên các nước về đây tham dự, ai
cũng muốn phá kỷ lục thế giới, để
được đứng hạng nhất, đoạt
được huy chương vàng. “Nhanh
nhất, cao nhất, xa nhất” vẫn luôn là khẩu
hiệu của Olympic.
Thế nhưng ai là người lớn
nhất? Đó là vấn đề tranh
cãi giữa các môn đệ của Chúa Giêsu. Cuộc tranh cãi còn kéo dài mãi đến nỗi trong
bữa Tiệc ly Chúa Giêsu đã phải quỳ xuống
rửa chân cho các ông để dạy một bài học
khiêm tốn phục vụ.
Theo
cái nhìn thông thương, người lớn nhất là
người có địa vị cao, có quyền lực, có
nhiều tiền… Và nếu đã là
người lớn nhất thì chắc chắn phải
được kính nẻ, tôn trọng, phục dịch,
được nhiều quyền lợi hơn.
Chúa
Giêsu đã đảo ngược cách nhìn thường tình
đó để thay thế bằng một thang giá trị
mới của Nước Thiên Chúa: Trong Nước Thiên
Chúa, người trước hết trở nên sau hết,
người sau hết trở nên trước hết. Người cao nhất có thể không bằng
người thấp nhất, và người thấp
nhất lại được kính trọng hơn
người cao nhất. Điều quan
trọng đối với Chúa Giêsu không phải là làm gì,
nhưng là làm như thế nào, với tinh thần nào, vì
mục đích gì? Và cái cao nhất
cũng như cái thấp nhất không nắm trong ngôi
thứ bên ngoài nhưng tuỳ vào tinh thần bên trong.
Sự
đảo lộn các giá trị nói trên cũng làm
đảo lộn theo cách sống và cách
cư xử với tha nhân. Đối với Chúa Giêsu,
người lớn nhất phải là người khiêm
tốn nhất, sẵn lòng phục vụ nhất, sẵn
sàng chịu thiệt thòi nhất. Lòng khiêm
tốn, thái độ vị tha, tinh thần phục vụ
chính là thước đo giá trị của mỗi
người trong Nước Thiên Chúa. Và trong
Nước Thiên Chúa chỉ dùng thước đo duy
nhất đó thôi, không dùng thước đo nào khác. “Ai muốn làm đâu thì phải làm hầu thiên
hạ. Ai muốn làm người lớn
nhất thì phải làm người nhỏ nhất và
phục vụ mọi người”.
“Nghệ
thuật làm lớn” của Chúa Giêsu được đúc
kết trong lời khẳng định: “Con Người
đến không phải để được phục
vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng
sống làm giá chuộc muôn người”. Tất
cả cuộc sống của Ngài mình hoạ rõ nét chân lý
đó. Biểu hiện rõ nhất của
hiến thân và phụ vụ là thập giá và cái chết trên
thập giá của Chúa Giêsu. Chính khi
hiến thân và phục vụ như vậy, Ngài càng trở
nên cao cả và đáng suy tôn là “Đức Chúa”. Đó là gương phục vụ trọn
vẹn. Thiên Chúa phục vụ con người
để con người phục vụ nhau vì Thiên Chúa.
Bài
đọc 1 hôm nay nói đến “Người Tôi Tớ
đau khổ”, một danh xưng đã được Ngôn
Sứ Isaia sử dụng để tiên báo Đấng
Cứu Thế và đã được ứng nghiệm
nơi Chúa Giêsu, Đấng đã trở thành Tôi Tớ
của mọi người bằng cuộc sống
phục vụ đến hiến mạng sống cho
mọi người. Theo nghĩa thích hợp nhất: Chúa
Giêsu là Tôi Tớ của mọi người.
Thưa
anh chị em,
Chúa
Giêsu đã đưa một em bé ra đây để dạy
các môn đệ: “Ai tiếp đón một em bé như em bé
này là tiếp đón Thầy. Và ai tiếp
đón Thầy thì không phải là tiếp đón Thầy, mà
là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”. nhiều lần Chúa Giêsu đồng hoá
với những người nhỏ bé, nghèo hèn. Ở
đây Chúa Giêsu đồng hoá với một em bé, một thành phần không có chỗ
đứng trong xã hội Do Thái. Một người
nhỏ bé, nghèo hèn nhất, không đáng
kể trước mặt người đời, cũng
được Chúa Giêsu coi là hiện thân của Ngài. Đón nhận người ấy là đón
nhận Ngài và là đón nhận Ngài và là đón nhận chính
Thiên Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài. Nếu Thiên Chúa
đã tự liên đới với người nhỏ bé,
nghèo hèn, không đáng kể nhất, thì chúng ta còn sợ gì mà
không dám làm người rốt hết và làm tôi tớ mọi
người. Phục vụ một
người không đáng kể nhất cũng là phục
vụ chính Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao trở nên
người rốt hết và phục vụ mọi
người lại là người lớn nhất. Một
hoàng đế, một Giáo Hoàng, một tổng thống,
một chủ tịch có phải là người lớn
nhất hay không, đó còn tuỳ ở chỗ những
người ấy có thật sự là “đầy tớ
của nhân dân” hay không, có thật sự là “tôi tớ
của các tôi tớ” hay không?
Anh
chị em thân mến,
Con
đường tự hạ, làm người bé nhỏ và
phục vụ anh em là con đường để trở
nên vĩ đại, trở nên
người lớn nhất trước mặt Chúa. Chính Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài đã làm
người rốt hết, làm người tôi tớ
mọi người, đem chính mạng sống của Ngài
mà phục vụ mọi người. “Ngài đã vâng
phục đến nỗi bằng lòng chịu chết và
chết trên thập giá, chính vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh
Ngài đến tột đỉnh vinh quang; “Đức Chúa”
(x.Pl 2,5-11). Ai đi con đường
đó với Ngài sẽ được Ngài đưa
tới vinh quang tột đỉnh với Ngài. Một khi
Chúa Giêsu đã tự hạ làm người rốt hết
và đồng hoá với cả những người mà
thế gian coi như không có, thì mọi thái độ
thống trị đã bị kết án rồi, vì thống
trị, cha đạp bất cứ ai cũng là thống
trị, chà đạp Thiên Chúa vậy.
|